Đối với Motorola:

Một phần của tài liệu Bài tập quản trị kinh doanh quốc tế mục đích và nội dung thâm nhập thị trường quốc tế (Trang 31 - 33)

6. Liên minh chiến lược Apple Inc& Motorola Co 1 Cơ sở hình thành liên minh

6.3.2Đối với Motorola:

Hãng này cũng ngay lập tức tìm kiếm một khoản lợi nhuận khá khẩm nếu thương vụ đi đến thành công và khi đó Motorola tiếp tục củng cố vị trí thứ hai khi mà trước đó họ đã gây ấn tượng với doanh thu quý II năm 2005 tăng tới 17% so với năm 2004, đạt 8,8 tỷ USD, lợi nhuận đạt 933 triệu USD trong khi năm 2004, họ còn lỗ tới 203 triệu USD. Từ đó Motorola sẽ gia tăng cách biệt về thị phần với Samsung cũng như thu hẹp đáng kể khoảng cách tài chính với Nokia. Đồng thời minh chứng cho sự mạo hiểm táo bạo khi đầu tư vào một thị trường khá nhiều rủi ro để cạnh tranh với Sony Ericsson…

Apple và Motorola là hai công ty hoạt động gần như nhau, tuy nhiên mục tiêu và chiến lược của mỗi công ty đưa ra hoàn toàn khác nhau. Apple tìm kiếm lợi nhuận từ phân khúc thị trường cao cấp và sự trung thành của khách hàng là một trong những lợi thế mà hãng đã đạt được. Ở phân khúc thị trường tổng quan hơn, Motorola rải rác tất cả các sản phẩm của mình ở nhiều đối tượng khác nhau, nếu như các dòng điện thoại của Razr phục vụ cho giới sành điệu thì ML2 dành cho giới bình dân… Chính vì thế mà cả hai hãng nhận thấy được thế mạnh của đối tác để đi đến những thỏa thuận và liên kết chung cho liên minh lần này.

Đây là hai liên minh chiến lược không cạnh tranh trực tiếp với nhau, có rất ít thị trường chung, có những mục tiêu khác nhau và có những đối tượng khách hàng khác nhau. Việc liên minh hợp tác nhằm chia sẻ những công nghệ thành công của nhau, cùng hợp tác tạo nên một sức mạnh vượt trội có thể áp đảo các đối thủ khác.

Cùng chia sẻ chi phí cố định và rủi ro, cùng làm R&D, phối hợp để phát triển các thị trường mới, khai thác tối đa quy mô của thị trường. Các thành viên có thể gián tiếp vượt qua các rào cản quốc gia mà những điều này từng thành viên khó có thể thực hiện một cách riêng lẻ.

Với một mạng lưới hoạt động mạnh mẽ, mỗi liên minh có thể kiểm soát thị trường bởi những công nghệ mới mà chỉ có liên minh mới có.

Học hỏi kinh nghiệm từ nhau về những điểm mà công ty còn thiếu sót, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho công ty.

Cả hai công ty tham gia vào liên minh có thể vừa theo đuổi mục đích và thị trường riêng đồng thời cùng đạt mục tiêu của liên minh. Điều này làm cho

Sản phẩm đã thất bại một cách toàn diện với kiểu dáng bình thường, chức năng không tạo được sự riêng biệt, tính năng còn yếu kém về một số mảng… đã ảnh hưởng đến doanh số bán và uy tín thương hiệu của hai công ty.

Cùng khoảng thời gian này, Apple tung ra sản phẩm iPod nano là sản phẩm thay thể iPod mini, sau 17 ngày đã bán được hơn 1 triệu máy. Ipodnano có hai phiên bản dung lượng khác nhau, lưu được 500 đến 1000 bài hát. Điều này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa hai bên và tổng giám đốc Motorola, ông Edwward J. Zander cho rằng Apple đã “chơi không đẹp” và cáo buộc hãng này cắt đứt mối quan hệ với Rokr.

Tháng 1/2006 sau khi liên minh thất bại, Apple ấp ủ một dự định mới trong lĩnh vực truyền thông, họ đã liên tục xin được 4 chứng nhận, trong đó có những nội dung liên quan đến “nhạc số”, “điện thoại di động” và “viễn thông”. Động thái trên cho thấy Apple đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu trong thị trường điện thoại nghe nhạc.Và đúng như dự đoán, với bước thử nghiệm không thành công đó, Apple đã tung ra sản phẩm iPhone năm 2007.

Ngay sau khi thất bại, Motorola đã tung ra sản phẩm Rork E2, dòng sản phẩm thay thế không sử dụng trình iTunes mà kế thừa SLVR L7 có khả năng cài iTunes trong Rork E1 để giảm sự ảnh hưởng của nó.

Một phần của tài liệu Bài tập quản trị kinh doanh quốc tế mục đích và nội dung thâm nhập thị trường quốc tế (Trang 31 - 33)