AFA
2.1. Khái quát vềcông ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.1.1. Quá trình thành lập
Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA (sau đây gọi tắt là “AFA”), tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán AFA, là một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0401632052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/11/2014, thay đổi lần gần nhất vào ngày 01/10/2017.
Tổng số vốn điều lệ của AFA ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 9,99 tỷ đồng.
2.1.2. Phương châm hoạt động
AFA hoạt động theo phương châm “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” vàluôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các dịch vụ mà AFA cung cấp. Mục tiêu hoạt động của AFA là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AFA cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
2.1.3. Ngành nghềvà dịch vụkinh doanh
AFA cung cấp đầy đủ các dịch vụ Giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính và đầu tư, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn xác định giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng... cho các khách hàng trong và
Trường Đại học Kinh tế Huế
ngoài nước nằm trong khuôn khổ các chính sách, chế độ qui định của Nhà nước Việt Nam. Cụ thể:
Kiểm toán và soát xét BCTC
- Kiểm toán BCTC thường niên.
- Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế.
- Kiểm toán tuân thủ.
- Kiểm toán hoạt động.
- Soát xét BCTC.
- Soát xét thông tin tài chính dựa trên các thông tin thoảthuận trước.
- Các dịch vụkhác vềkiểm toán.
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành
- Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng công trình với quy định hiện hành của Nhà nước.
- Kiểm tra nguồn dự án cho toàn bộcông trình, sốvốn đầu tư cấp phát qua các năm, tổng sốvốn đầu tư thực hiện cho các công trình, vốn đầu tư thực hiện qua các năm.
- Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp các hạng mục công trình và toàn bộcông trình.
- Kiểm tra giá trịquyết toán phần vật tư, thiết bị.
- Kiểm tra giá trịquyết toán chi phí khác, việc phân bổcác chi phí này cho các hạng mục công trình.
- Kiểm tra báo cáo quyết toán và hồ sơ quyết toán công trình.
Dịch vụkếtoán
- Ghi sổkếtoán, lập BCTC, báo cáo quản trị.
- Hướng dẫn nghiệp vụkếtoán.
- Cung cấp dịch vụlập sổkếtoán.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS.
- Tư vấn sử dụng phần mềm kếtoán.
- Cung cấp nhân viên kếtoán và Kế toán trưởng.
- Cung cấp các dịch vụkếtoán khác.
Dịch vụ tư vấn thuế
- Tư vấn cho các doanh nghiệp vềcác Luật thuế.
- Tư vấn kê khai và quyết toán thuế.
- Lập hồ sơ xét ưu đãi thuế.
- Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế.
- Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan thuế.
- Cung cấp dịch vụ tưvấn thuếtrọn gói.
- Hỗtrợcập nhật các thay đổi vềchính sách thuế.
- Cung cấp dịch vụsoát xét tờkhai quyết toán thuếTNDN, thuếTNCN.
- Các dịch vụ tư vấn khác vềthuế.
Dịch vụthẩm định giá
- Dịch vụ định giá tài sản: động sản, bất động sản.
- Nghiên cứu thị trường: tư vấn, định giá bán hàng hóa – dịch vụcủa doanh nghiệp chuẩn bịgia nhập thị trường mới, một kênh phân phối mới.
- Xác định giá trị doanh nghiệp: tư vấn, xác định giá trị tổng quát của một doanh nghiệp gồm tài sản cố định, tài sản lưu động.
- Thẩm định các dự án đầu tư.
- Các dịch vụ liên quan khác đến dịch vụthẩm định giá.
Dịch vụchuyên ngành khác
- Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp.
- Tư vấn thủtục mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc và giải thểdoanh nghiệp.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Soát xét BCTC phục vụcho việc mua bán, sáp nhập.
- Thẩm định tình hình tài chính và giá trịtài sản trong tranh chấp, tài phán.
- Đào tạo kiểm toán viên nội bộ, cập nhật kiến thức về kế toán, tài chính, kiểm toán và thuế; đào tạo các kỹ năng về thực hành kếtoán.
- Hỗtrợtuyển dụng kế toán trưởng, kếtoán viên, kiểm toán viên nội bộ.
- Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác.
2.1.4. Văn phòng công ty
Trụ sở chính : Số 142 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
- Điện thoại: (0236)-3633333.
- Fax: (0236)-3633338.
- Email: info@afac.com.vn - Website: afac.com.vn
Chi nhánh tại Hà Nội: 96 Tân Mai, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Điện thoại: (024) 211 80888.
- Email: kiemtoanafa.hn@gmail.com
Văn phòng đại diện Quảng Ngãi: 101 Nguyễn Trãi, Thành phốQuảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Văn phòng đại diện Tây Nguyên: 41A Trần Quang Khải, Thành phố Pleiku, Gia Lai
Văn phòng đại diện Quảng Nam: 14 Lý Thường Kiệt, Thành phốTam Kỳ, Quảng Nam
2.1.5. Cơ cấu tổchức
Trường Đại học Kinh tế Huế
Sơ đồ2.1 – Cơ cấu tổchức Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.1.6. Phương pháp thực hiện kiểm toán
2.1.6.1. Lập kếhoạch kiểm toán
Trong bước lập kếhoạch kiểm toán công ty sẽthực hiện các thủ tục để đạt được sự hiểu biết sâu sắc vềhoạt động kinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệthống kế toán của khách hàng. Trên cơ sở của sự hiểu biết này để đánh giá các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát gắn liền với hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của khách hàng. Cũng trong giai đoạn này công ty sẽ thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộvềtình hình tài chính, kết quảkinh doanh của khách hàng trong năm và làm cơ sở để xác định các rủi ro có thể có đối với báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Trên cơ sở những hiểu biết và đánh giá trên công ty sẽ tập trung vào việc đánh giá rủi ro chi tiết cho từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng, từ đó lập kếhoạch kiểm toán chi tiết.
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TGĐ-GĐ KHỐI KIỂM TOÁN XDCB
KHỐI KIỂM TOÁN XDCB
BAN KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG
PHÒNG KIỂM TOÁN
XDCB 1
PHÒNG KIỂM TOÁN
XDCB 2 PHÒNG TƯ VẤN- ĐÀO TẠO
PHÒNG KẾ TOÁN - HÀNH CHÍNH
PHÓ TGĐ-GĐ KHỐI KIỂM TOÁN BCTC
KHỐI KIỂM TOÁN BCTC
BAN KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG
PHÒNG KIỂM TOÁN
BCTC 1
PHÒNG KIỂM TOÁN
BCTC 2 GĐ KHỐI THẨM ĐỊNH
GIÁ
KHỐI THẨM ĐỊNH GIÁ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kế hoạch kiểm toán sẽ được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán và được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán phụ trách khách hàng, thành viên Ban Tổng Giám đốc phục vụ khách hàng, thành viên Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng kiểm toán.
Các bước thực hiện chi tiết như sau:
- Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết để có thể hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng bao gồm việc tìm hiểu vềcác yếu tố bên trong doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức quản lý, mục tiêu kinh doanh, các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, các nguồn tài chính và chính sách kếtoán của các đơn vị; các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh doanh, tình hình cạnh tranh trên thị trường, các vấn đề đặc thù của ngành, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và quá trình kiểm soát rủi ro như môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, kiểm soát hoạt động và thông tin của Ban lãnhđạo Công ty khách hàng.
- Thu thập tài liệu, thực hiện phỏng vấn và quan sát các nhân viên của Công ty khách hàngđể có thểhiểu và đánh giá về hệthống kiểm soát nội bộvà hệthống kế toán của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc tìm hiểu và đánh giá các chu trình kinh doanh sau:
Chu trình lập báo cáo tài chính theo qui định hiện hành;
Qui trình quản lý tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và các giao dịch bằng tiền trong doanh nghiệp;
Chu trình quản lý doanh thu, thu nhập khác và các khoản phải thu;
Chu trình quản lý và theo dõi việc sửdụng tài sản cố định và các khoản đầu tư;
Chu trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho; chi phí mua sắm;
Chu trình trình quản lý và theo dõi tiền lương và các khoản thanh toán cho
Trường Đại học Kinh tế Huế
người lao động;
Chu trình theo dõi thuếvà các khoản phải nộp ngân sách nhà nước;
Chu trình theo dõi và quản lý các khoản vay, nợ.
Trong việc soát xét các qui trình này, các kiểm toán viên của chúng tôi phải hiểu được về các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong mỗi chu trình, việc ứng dụng tin học trong quản lý mỗi chu trình để có thể rút ra các kết luận sơ bộ về mức độ tin cậy của quy trình xửlý các thông tin tài chính.
- Phân tích sơ bộtình hình tài chính, kết quảhoạt động kinh doanh của đơn vị. Công việc này bao gồm việc thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị;
Thực hiện tính toán và so sánh các chỉ số và thông tin; phân tích kết quả dựa trên các tính toán ban đầu và phân tích sâu hơn trên cơ sởkết hợp các thông tin với kết quả đạt được trong các tính toán ban đầu.
- Đánh giá rủi ro cho các khoản mục chủ yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng.
Công việc này bao gồm việc xem xét các rủi ro phát hiện trong quá trình tìm hiểu vềhoạt động kinh doanh của đơn vị, tìm hiểu vềhệthống kếtoán và hệthống kiểm soát nội bộ của đơn vị, phân tích sơ bộ tình hình tài chính và kết quảkinh doanh trong các bước trên và xác định thêm các rủi ro chi tiết liên quan đến từng tài khoản và số dư cụthể.
- Lập kếhoach kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.
2.1.6.2. Thực hiện kiểm toán
Việc thực hiện kiểm toán bao gồm việc kiểm tra đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng và kiểm tra chi tiết cho từng chỉ tiêu trình bày trên báo cáo tài chính, tổng hợp và đánh giá kết quảkiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính. Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán sẽ được thực hiện tại các đơn vị bởi các nhóm kiểm toán. Mỗi nhóm kiểm toán sẽ bao gồm có trưởng nhóm và các
Trường Đại học Kinh tế Huế
nhân viên kiểm toán. Toàn bộcông việc kiểm toán đều được soát xét bởi chủnhiệm kiểm toán, thành viên Ban Tổng Giám đốc phụtrách khách hàng và thành viên Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng cuộc kiểm toán.
Các bước công việc chi tiết như sau:
- Soát xét các thủtục kiểm soát đối với quy trình ký hợp đồng với khách hàng, theo dõi doanh thu, chi phí và các nghĩa vụtài chính liên quan;
- Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, và theo dõi công nợphải trả;
- Soát xét việc tuân thủcác quy chếquản lý và sử dụng tài sản cố định;
- Soát xét các thủtục kiểm soát đối với quy trình quản lý theo dõi tiền lương và các khoản thanh toán, tạmứng cho cán bộcông nhân viên;
- Soát xét việc quản lý theo dõi vềthuếvà các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
- Soát xét các thủtục kiểm soát đối với quy trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho;
- Gửi thư xác nhận và đối chiếu với số liệu kế toán của các khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư, các phải thu và phải trảtại thời điểm cuối năm;
- Đối chiếu các khoản phải thu - phải trả;
- Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủyếu của đơn vị, kiểm tra việc phản ánh giá trịtài sản cố định chủyếu tại ngày kết thúc năm tài chính;
- Tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho và tiền mặt trên cơ sở chọn mẫu (nếu có);
- Thực hiện kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu đối với các số dư và nghiệp vụ kinh tế trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị;
- Phân tích và đánh giá một sốtỷsuất tài chính chủyếu;
- Thực hiện các thủtục kiểm toán khác hoặc các thủtục thay thếcần thiết trong các
Trường Đại học Kinh tế Huế
trường hợp cần thiết;
- Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính của khách hàng.
2.1.6.3. Kết thúc kiểm toán
- Phân tích tổng thểbáo cáo tài chính lần cuối đểkhẳng định rằng các thông tin trên báo cáo tài chính là phù hợp với thực tế sự hiểu biết của chúng tôi về hoạt động kinh doanh của đơn vị. Việc phân tích này bao gồm tính toán các chỉ số, so sánh các chỉ số và thông tin, phân tích kết quả. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính lần cuối này chúng tôi có thểnhìn nhận đánh giá lại vềbáo cáo tài chính một cách tổng thể làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán đồng thời có thể cung cấp cho các đơn vị được kiểm toán các vấn đề tư vấn liên quan đến công tác tài chính. Việc phân tích tổng thểbáo cáo tài chính lần cuối cũng xem xét đến việc trình bày các thông tin và chính sách kếtoán trong báo cáo tài chính.
- Phân tích soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán. Công việc này được thực hiện chủyếu bằng cách soát xét các thông tin tài liệu và phỏng vấn.
- Lập báo cáo tổng hợp các vấn đềphát sinh trong quá trình kiểm toán làm cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm toán và thưquản lý.
Lập dự thảo báo cáo kiểm toán và thư quản lý;
Gửi dự thảo báo cáo kiểm toán và Thư quản lý đến Ban lãnhđạo Công ty khách hàng;
Thảo luận với Ban lãnhđạo vềkết quảkiểm toán và các khuyến nghịchúng tôi đưa ra trong Thư quản lý;
Hoàn chỉnh báo cáo kiểm toán, Thư quản lý và phát hành bản chính thức của báo cáo tài chính đãđược kiểm toán.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.2. Thực tế kiểm toán thuế GTGT và thuế TNDN trong báo cáo tài chính tại Công ty AFA
2.2.1. Lập kếhoạch kiểm toán
Việc lập kếhoạch kiểm toán thường do các kiểm toán viên thực hiện hoặc có thểdo các trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm lập sau đó được các kiểm toán viên kiểm tra và bổ sung nếu cần thiết. Kế hoạch kiểm toán được lập gồm: tiền kế hoạch và kế hoạch kiểm toán.
Tiền kếhoạch
- Mô tả đặc điểm và tình hình kinh doanh của khách hàng như: lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, công nghệsản xuất sản phẩm, tổchức bộmáy quản lý, các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh mà khách hàng phải tuân thủ.
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soátảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.
- Mục tiêu kiểm toán trọng tâm và xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán. - Đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ.
- Tìm hiểu chế độ kế toán đang được khách hàng áp dụng trong đó có các Chuẩn mực kế toán áp dụng, chính sách tài chính áp dụng trong việc lập Báo cáo tài chính…
- Xác định nhu cầu hợp tác với các chuyên gia khác để thực hiện kiểm toán.
- Dự kiến nhân lực cho cuộc kiểm toán: chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm và các thành viên tham gia.
Lập kếhoạch kiểm toán
(1) Thông tin vềhoạt động của khách hàng
- Khách hàng năm đầu, thường xuyên hay năm thứmấy
- Tên công ty khách hàng, trụsởchính, các chi nhánh (nếu có), điện thoại, fax.
Trường Đại học Kinh tế Huế