ĐỊNH GIÁ AFA
3.1. Nhận xét vềquy trình kiểm toán BCTC của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA
Công ty AFA từ khi thành lập đến nay đã trải qua nhiều sự thay đổi và chuyển biến trong phương pháp thực hiện kiểm toán, bắt đầu là chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành (2014 - 2015) và đến bây giờ là chương trình kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn RSM Việt Nam thiết kế. Việc thay đổi từ chương trình kiểm toán mẫu của VACPA sang chương trình kiểm toán của công ty RSM Việt Nam đãđặt ra nhiều cơ hội và thách thức, lớn nhất trong số đó là việc tiếp thu và vận dụng linh hoạt chuẩn mực kiểm toán quốc tế vào một môi trường mà các chuẩn mực kiểm toán quốc tế chưa được áp dụng một cách rộng rãi – Việt Nam. Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực kiểm toán và đội ngũ giàu năng lực, các kiểm toán viên cũng như các trợlý kiểm toán vẫn đảm bảo thực hiện hiệu quảvà đầy đủ các chương trình, thủ tục cần thiết một cách linh hoạt, nhằm đưa raý kiến vềtính trung thực và hợp lý của các thông tin được trình bày trên BCTC của khách hàng.
Công ty thường tiến hành kiểm toán theo từng khoản mục trên BCTC. Các thủ tục kiểm tra chi tiết khi kiểm toán khoản mục thường được tiến hành với từng tài khoản và vẫn phải hướng tới các mục tiêu kiểm toán. Nhưng do coi việc kiểm toán khoản mục như một phần riêng biệt nên việc thực hiện kiểm tra sẽbịtrùng lắp đòi hỏi kiểm toán viên phải biết kết hợp công việc khi kiểm toán từng khoản mục, như vậy việc kiểm tra mới hiệu quả. Cách tiếp cận theo khoản mục cũng thuận lợi khi các thủtục kiểm tra chi tiết được xác định cụthể, dễ dàng hơn cho kiểm toán viên khi thực hiện.
Sau đây là những nhận xét khái quát vềquy trình kiểm toán chung tại công ty AFA.
3.1.1. Giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ
Đối với việc đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả của HTKSNB, công ty AFA chủ trương đánh giá bằng hệ thống các câu hỏi được lồng ghép qua nhiều bước của quá trình lập kếhoạch kiểm toán. Tuy nhiên, việc Bảng hỏi đánh giá HTKSNB được lập theo mẫu chung dẫn đếnchưa phù hợp với những loại hình doanh nghiệp khác nhau. Còn việc đánh giá KSNB theo từng hoạt động (khi kiểm toán các khoản mục của BCTC) thường được thực hiện dựa trên kinh nghiệm và cách nhìn nhận của kiểm toán viên là chủ yếu. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên mặc định là HTKSNB của khách hàng là không đáng tin cậy và tăng cường các thủtục kiểm toán bỏqua các thủtục kiểm soát.
Nhìn chung, công ty đã chú trọng đến nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp, nhưng trên thực tếcó nhiều công ty có HTKSNB tương đối tốt, nên đánh giá đểtận dụng lợi thế này nhằm giảm số lượng các thử nghiệm cơ bản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho công ty.
Đánh giá rủi ro và xác lập mức trọng yếu
Quy trình đánh giá mức trọng yếu tổng thểcủa AFA được xây dựng dựa vào các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản, vốn chủsởhữu. Còn việc đánh giá mức trọng yếu, phân chia mức độ rủi ro đối với các chỉ tiêu trên BCTC thì chưa có quy định cụthể, chỉ được thực hiện dựa trên kinh nghiệm, xét đoán mang tính chất nghềnghiệp của kiểm toán viên. Việc xác định mức trọng yếu cho từng loại khách hàng cụthể được thực hiện theo quy định chung của công ty, nhưng công ty chưa hoàn thiện quy định cụ thể hướng dẫn nhân viên về đánh giá rủi ro. Trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán cho từng khách hàng, kiểm toán viên chỉthực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà chưa thực hiện ước tính mức rủi ro kiểm toán đểtừ đó tính toán ra mức rủi ro phát hiện.
Vềviệc thực hiện thủtục phân tích trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán
Thủ tục phân tích trong Kiểm toán BCTC được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán để có được sự đánh giá tổng quát nhất vềtính đúng đắn và hợp lý của
Trường Đại học Kinh tế Huế
BCTC. Thủ tục này là một trong những thủ tục kiểm toán quan trọng, ít tốn thời gian nhưng lại tìm ra được bằng chứng kiểm toán tổng quát nhất phục vụ cho việc xác định quy mô, phạm vi công việc và thời gian thực hiện. Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, việc thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ BCTC là để xác định vùng trọng yếu qua đó việc thực hiện kiểm toán tập trung vào vùng trọng yếu nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán.
Trong quá trình kiểm toán, thủtục phân tích BCTC theo chiều ngang được sử dụng phổ biến hơn cả. Từ kết quả phân tích, kiểm toán viên dùng kinh nghiệm của mình đề nhận ra những bất thường, từ đó giải thích được nguyên nhân chênh lệch, biến động bất thường. Với những chỉ tiêu phức tạp, do mất thời gian nên AFA thường bỏ qua để tập trung vào công tác kiểm tra, xác minh tài liệu. Cho nên, nhiều chỉ tiêu hữu ích không được sử dụng đến và kỹ thuật phân tích chưa phát huy được hiệu quả tối đa trong các cuộc kiểm toán.
3.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, chủ nhiệm kiểm toán phân công công việc cho các kiểm toán viên và trợlý kiểm toán theo các khoản mục trên Bảng cân đối kếtoán và Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh. Việc thực hiện kiểm toán được tiến hành kiểm tra chi tiết một cách toàn diện. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên phụ trách các khoản mục có liên quan vẫn thảo luận, đối chiếu và sử dụng kết quả kiểm tra của nhau nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
Vềchọn mẫu trong quá trình kiểm tra chi tiết
Trong hầu hết các cuộc kiểm toán thì kiểm toán viên đều phải chọn mẫu kiểm toán sao cho phù hợp với bản chất của cuộc kiểm toán và phí kiểm toán thu được. Tại AFA, phương pháp chọn mẫu được sử dụng chủ yếu là dựa vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên và chọn mẫu theo quy mô nghiệp vụ, cụthểlà chọn mẫu theophương pháp tiền tệ, thuộc loại chọn mẫu phi xác suất. Với phương pháp chọn mẫu này, có thể đảm bảo là
Trường Đại học Kinh tế Huế
không còn sai phạm trọng yếu trên BCTC. Tuy nhiên các sai phạm quy mô nhỏ, không trọng yếu cũng không bịbỏqua nhờ vào phương pháp chọn mẫu xác suất được thực hiện bằng phần mềm chọn mẫu CMA.
Vềthực hiện thủtục phân tích trong quá trình thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, việc thực hiện các thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan ở mức độ cơ sở dẫn liệu trên BCTC, đồng thời giúp kiểm toán viên thu hẹp phạm vi kiểm tra chi tiết. Thủ tục phân tích được các kiểm toán viên thực hiện đối với tất cảcác cuộc kiểm toán, tuy nhiên trong một số trường hợp lại không được thểhiện trên giấy tờlàm việc.
3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Giai đoạn kết thúc kiểm toán bao gồm thực hiện các công việc như: Lấy giải trình của Ban giám đốc, xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ,đánh giá tính hoạt động liên tục,… các thủ tục này chỉ được kiểm toán viên thực hiện đầy đủ đối với các cuộc kiểm toán mà theo đánh giá ban đầu là rủi ro cao. Các công việc khác trong giai đoạn này như: trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tổng hợp, soát xét công việc của các kiểm toán viên và trợlý kiểm toán, đánh giá tính hợp lý của các bằng chứng, từ đó đưa ra ý kiến vềBCTC và phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý.
3.2. Một số nhận xét vềquá trình kiểm toán thuế GTGT và thuếTNDN do công ty thực hiện
3.2.1. Ưu điểm
3.2.1.1. Phân công công việc
Khi tiến hành kiểm toán, luôn có sự phân công công việc rõ ràng, hợp lý và khoa học giữa các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán. Các khoản mục được đánh giá là trọng yếu và chứa nhiều rủi ro luôn được thực hiện bởi kiểm toán viên chính, hoặc các kiểm
Trường Đại học Kinh tế Huế
toán viên giàu kinh nghiệm. Các khoản mục có liên quan với nhau thường được kết hợp đểkiểm toán nhằm tiết kiệm thời gian và công sức.
Sự phân công, phân nhiệm trong một nhóm kiểm toán cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quảcủa cuộc kiểm toán. Nhóm trưởng sẽlà người nắm rõ nhân sự của nhóm mình để đưa ra những sự phân công hợp lý, phù hợp với năng lực của mỗi thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng cũng có nhiệm vụtheo dõi, quan sát trong quá trình thực hiện kiểm toán của các thành viên cấp dưới, để có thể điều chỉnh nếu có sai phạm, kiểm tra quá trình thực hiện của kiểm toán viên cấp dưới và các trợlý kiểm toán viên thông qua việc soát xét giấy làm việc của họ.
3.2.1.2. Quy trình kiểm toán
Công ty đã vận dụng quy trình kiểm toán và các chương trình kiểm toán được thiết kế bởi Công ty kiểm toán và tư vấn RSM –một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, với các mục tiêu kiểm toán cụthể hướng dẫn các thủ tục kiểm toán cụthể, đảm bảo các nhân viên đều hiểu rõ, vận dụng quy trình vào thực hiện kiểm toán, nâng cao chất lượng kiểm toán. Nhờ đó, toàn thể đội ngũ AFA có cơ hội được tiếp thu và vận dụng thêm các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, nâng cao kiến thức, mở rộng quan hệvới các đơn vị khách hàng lớn (các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh nghiệpFDI,…) 3.2.1.3. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
AFA đã kết hợp một cách hiệu quả việc kiểm toán giữa các phần hành liên quan trong quá trình kiểm toán thuếGTGT và thuếTNDN làm giảm bớt khối lượng công việc, tránh trùng lặp các thủ tục kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên phụ trách phần hành này vừa đảm bảo được sự phân tích độc lập của khoản mục thuế, vừa kết hợp với các kiểm toán viên khác trong nhóm trong việc phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa thuế GTGT, thuế TNDN và các khoản mục liên quan như chi phí, doanh thu, tài sản để kiểm tra được xu hướng và tính toán sự biến động của các loại thuếnày.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Việc soát xét chất lượng cuộc kiểm toán nói chung và khoản mục thuế GTGT, thuế TNDNnói riêng được thực hiện nghiêm túc bởi các kiểm toán viên có trình độ cao. Chất lượng kiểm toán luôn là mục tiêu hàng đầu của AFA, do vậy công việc kiểm soát chất lượng được tiến hành rất cẩn thận và được thực hiện bởi nhóm trưởng nhóm kiểm toán.
3.2.2. Nhược điểm
3.2.2.1. Việc tìm hiểu hệthống kiểm soát nội bộcủa khách hàng
Bảng đánh giá sự hiệu quả và hữu hiệu của HTKSNB được thểhiện dưới bảng các câu hỏi được thiết kếchung cho hầu hết khách hàng và các cuộc kiểm toán. Điều này làm cho kiểm toán viên khó có thể đánh giá một cách tổng quan đối với HTKSNB của khách hàng, giảm đi tính sáng tạo và linh hoạt khi thực hiện kiểm toán.
Về tìm hiểu HTKSNB của khách hàng đối với khoản mục thuế thì công ty đưa ra một quy chếcụthể nhưng lại ít được thực hiện một cách đầy đủ. Trong quá trình tìm hiểu hệthống kiểm soát nội bộtại công ty khách hàng, kĩ thuật tìm hiểu chủyếu của kiểm toán là phỏng vấn tại chỗkế toán trưởng hoặc kếtoán tổng hợp được thực hiện trong quá trình kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm chi tiết, điều này có thểgây ra sự không hợp lý đối với một sốthủtục kiểm toán nhất định vì việc chỉ tiến hành phỏng vấn có thể đem lại bằng chứng không chắc chắn đối với thủtục kiểm toán.
3.2.2.2. Xây dựng mức trọng yếu và rủi ro
Cũng như các khoản mục khác trên BCTC, việc xác định mức trọng yếu đối với khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chưa có quy định cụ thể, mà chỉ dựa vào kinh nghiệm và xét đoán cá nhân của kiểm toán viên chính để đánh giá khoản mục này có trọng yếu hay không. Trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán cho từng khách hàng, kiểm toán viên chỉ thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà chưa thực hiện ước tính mức rủi ro kiểm toán đểtừ đó tính toán ra mức rủi ro phát hiện.
3.3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuếTNDN trong BCTC tại công ty AFA.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Thứnhất, vềviệc thực hiện các thủtục phân tích.
Mặc dù trong khi kiểm toán, thủtục phân tích đãđược sử dụng đểso sánh số dư của năm nay so với năm trước, song việc so sánh giữa các công ty cùng hoạt động trong một lĩnh vực, cũng như xu hướng chung của ngành ít khi được sử dụng. Vì vậy, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên nên thực hiện nhiều hơn những thủtục phân tích nói trên để có được cái nhìn toàn diện hơn về đơn vị được kiểm toán.
Thứhai, hoàn thiện giấy tờlàm việc và cách thức lưu trữhồ sơ kiểm toán.
Tài liệu làm việc của kiểm toán viên cung cấp các bằng chứng kiểm toán quan trọng trong quá trình kiểm toán, làm cơ sởhình thành các ý kiến của kiểm toán viên và là minh chứng cho việc tiến hành theo đúngchuẩn mực của cuộc kiểm toán.
Ý thức được tầm quan trọng đó, AFA đã quy định cách thức tổ chức và lưu trữ tài liệu làm việc, xây dựng hồ sơ kiểm toán hợp lý, thống nhất và khoa học. Hệthống hồ sơ này không những giúp cho kiểm toán viên ghi chép các công việc thực hiện một cách nhanh chóng, đơn giản mà còn giúp cho trưởng nhóm kiểm toán và Ban giám đốc dễdàng hơn trong việc soát xét toàn bộcuộc kiểm toán.
Tuy nhiên, còn tồn tại một thực tếlà kiểm toán viên chưa hoàn thành đầy đủnhững mục cần thiết trên giấy tờ làm việc. Nhiều giấy tờ làm việc không đánh ký hiệu tham chiếu gây khó khăn cho việc tra cứu, những giấy làm việc có ghi tham chiếu thì trong hồ sơ kiểm toán lại không có tài liệu tham chiếu đó. Ngoài ra các giấy tờ làm việc chưa có chữký của người soát xét.
Thứba, cần chú trọng tìm hiểu xem xét, đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB và công việc này cần được ghi chép trên giấy tờ làm việc.
Về mặt lý luận, công việc đánh giá HTKSNB cần được thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tếviệc đánh giá HTKSNB chưa được thực hiện và chưa được mô tả đầy đủtrên giấy tờ làm việc. Công ty cần chú trọng công việc đánh giá HTKSNB để tận dụng những lợi ích mà nó mang lại.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kiểm toán viên có thểcân nhắc sử dụng kết hợp và linh hoạt các phương pháp đánh giá HTKSNB khác nhau để tăng tính hiệu quảcủa cuộc kiểm toán, đảm bảo không bỏsót bất kỳlỗ hổng nào trong hệ thống nội bộ đơn vị. Đối với những khách hàng có quy mô lớn,đòi hỏi nhiều thời gian, việc sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật sẽ giúp kiểm toán viên có một cái nhìn tổng quan và đầy đủ về HTKSNB của đơn vị. Đối với những khác hàng có quy mô nhỏ hơn và chỉ kiểm toán trong thời gian ngắn, kiểm toán viên không nên bỏ qua bước đánh giá HTKSNB mà nên sửdụngphương pháp lưu đồ. Phương pháp này giúp cho nhận định chính xác hơn vềcác thủtục kiểm soát áp dụng đối với hoạt động, dễdàng nhận ra điểm mạnh, cũng như hạn chế trong HTKSNB của khách hàng có quy mô vừa và nhỏvới chỉít thời gian và công sức.
Thứ tư, cần phối hợp với cơ quan thuế.
Mục đích của cơ quan thuếlà thuếvà các khoản phải nộp nhà nước phải được doanh nghiệp tính toán và kê khai một cách chính xác, bất cứ một sự chênh lệch nào cũng bị xem là vi phạm về việc tính thuế và tùy theo mức độ của vi phạm mà có biện pháp xử phạt thích hợp. Để đạt được mục đích đó, cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra 100%
chứng từ. Chính phương pháp này giúp cho cơ quan thuế có thểphát hiện những sai phạm dù là nhỏnhất của doanh nghiệp.
Mục đích của công ty kiểm toán là khẳng định tính trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu trên BCTC, trong đó có thuế và các khoản phải nộp Nhà nước nói chung, thuếGTGT và thuếTNDN nói riêng. Điều này có nghĩa là công ty kiểm toán chỉ có trách nhiệm phát hiện ra các sai phạm được đánh giá là trọng yếu dựa trên mức độ BCTC và cơ sởdẫn liệu bằng các thủtục kiểm toán đãđược tiến hành theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, chứ không có trách nhiệm phát hiện ra tất cả những sai phạm trong hạch toán thuế của doanh nghiệp. Với mục đích đó, công ty kiểm toán thực hiện công việc của mình dựa trên cơ sởchọn mẫu các chứng từ chứ không thểxoát xét 100% do giới hạn vềthời gian cũng như chi phí cuộc kiểm toán. Phương pháp này chỉ đảm bảo phát hiện những sai phạm trọng yếu mà không đảm bảo phát hiện toàn bộcác sai phạm.
Trường Đại học Kinh tế Huế