CHƯƠNG 2. CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BẮT ĐẦU LẠI THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TẠI TÒA ÁN NHÂN KHỞI KIỆN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TẠI TÒA ÁN NHÂN
2.3. Thực tiễn áp dụng các căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện tại Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân
“Đương sự khi viện dẫn căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo quy định của Pháp luật dân sự được chứng minh bằng nhiều nguồn chứng cứ khác nhau được ghi nhận trong Pháp luật TTDS”.
Việc hướng dẫn thống nhất về hình thức của căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là điều kiện để xem xét áp dụng căn cứ này là sự bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh.
2.3. Thực tiễn áp dụng các căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện tại Tòa án nhân dân
2.3.1. Thực tiễn áp dụng căn cứ bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện
Thừa nhận nghĩa vụ không phải là một căn cứ khó hình dung hay quá khó chứng minh, nếu bên có nghĩa vụ xác nhận nghĩa vụ vẫn còn. Tuy nhiên, thừa nhận nghĩa vụ trên lý thuyết và thực tiễn có những khoảng cách nhất định ở thời điểm hiện tại.
Do căn cứ thừa nhận nghĩa vụ thường được sử dụng vào mục đích chứng minh nội dung yêu cầu, hơn là vào mục đích hình thức tố tụng đối với cả người tham gia tố tụng, lẫn cơ quan, người tiến hành tố tụng. Khi tiến hành khởi kiện, không ít chủ thể không quan tâm đến căn cứ này, với họ Tòa án nhận thụ lý hồ sơ là đã đủ, nội dung yêu cầu mới quan trọng, thời hiệu là thứ yếu. Cơ quan, người tiến hành tố tụng lâu nay thường chú trọng đến thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi và thời điểm kết thúc thời hiệu khởi kiện khi xem xét điều kiện thụ lý hơn là bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện với căn cứ thừa nhận nghĩa vụ.
Ví dụ 1: Tại Bản án số 70/2014/DSST ngày 30/9/2014 về việc tranh chấp
“Hợp đồng vay tài sản” của Tòa án nhân dân huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre thể
hiện: “ Tại Biên bản lấy lời khai ngày 23/7/2014 chị Trần Thu Trãi khai: Thừa nhận vào năm 2005 có vay của chị Mai mười lăm triệu đồng, trong đó anh Tươi nhận 10 triệu đồng, chị nhận 5 triệu đồng, lãi suất 6%/tháng. Đã trả cho chị Mai nhiều lần là 10 triệu đồng, từ năm 2010 đến nay không trả vốn lãi.
Chị Tuyết Mai xác định từ lúc vay cho đến ngày nay, chị Trãi, anh Tươi có gởi xe đò lên trả cho chị được 2.800.000 đồng và số tiền này chị Mai xác định là trả vốn vay, sau đó thì chị Trãi, anh Tươi, không trả vốn cũng không trả lãi mặc dù chị đã đòi nhiều lần. Tại phiên Tòa, chị Mai chỉ yêu cầu vợ chồng anh Tươi, chị Trãi phải trả cho chị số tiền 57.200.000 đồng, không yêu cầu tính lãi”.
Trong hồ sơ vụ án cho thấy từ khi nộp đơn khởi kiện cho đến khi xét xử nguyên đơn khẳng định và bị đơn thừa nhận việc vay mượn có lãi suất. Đồng thời nguyên đơn không có ý định từ bỏ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, tại phiên tòa nguyên đơn lại không yêu cầu tính lãi, phải chăng vì yếu tố thời hiệu khởi kiện.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp ở Tòa án hai cấp không có sự thống nhất áp dụng căn cứ thừa nhận nghĩa vụ trong việc xét thời hiệu khởi kiện, bộc lộ khi Tòa án cấp sơ thẩm nhận định thời hiệu khởi kiện còn, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định hết thời hiệu khởi kiện và hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án. Tình tiết thừa nhận nghĩa vụ thể hiện trong hồ sơ tại các lời khai, chứng cứ thu thập đã đủ để thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng thời hiệu khởi kiện đã hết.
Ví dụ 2: Quyết định số 584/2012/DS-‐GĐT ngày 22/11/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: “Việc vay nợ không có biên nhận nhưng bà Hạnh thừa nhận còn nợ bà Hoa số tiền 3.200.000 đồng và đồng ý trả khoản nợ này, sự thừa nhận còn nợ của bà Hạnh là cơ sở để xác định nghĩa vụ của bà Hạnh và được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 162 BLDS 2005 bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện kể từ khi bà Hạnh thừa nhận nghĩa vụ với bà Hoa. Lẽ ra, phải căn cứ sự thừa nhận nợ của bà Hạnh thừa nhận nghĩa vụ với bà Hoa để buộc trả nợ, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định đã hết thời hiệu khởi kiện và hủy án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng”84.
84 Đỗ Văn Đại (2014): Luật Hợp đồng Việt Nam, Bản án và Bình luận Bản án, Nxb Chính trị quốc gia –Sự thật, tập 2, tr. 844-845.
Thật khó lý giải cho nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm trong trường hợp này. Có thể người tiến hành tố tụng đã không chú ý đến căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, khi chỉ tập trung vào thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc còn trong hạn theo luật định hay không.
Trong một số bản án khác nhận thức về thời hiệu khởi kiện của người tiến hành tố tụng cũng đáng lưu ý, chẳng hạn:
Ví dụ 3: Quyết định giám đốc thẩm số 06/2012/DS-‐GĐT ngày 15/02/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tại phần xét thấy: “… Việc Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng giữa hai bên chưa thống nhất về số nợ theo Biên bản làm việc ngày 16/01/2002 và Biên bản làm việc ngày 06/5/2004 nên đã hết thời hiệu khởi kiện vụ án đối với Hợp đồng đại lý ngày 14/10/1997 và Quyết định hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng; Bởi vì:
ngày 22/8/1999 ông Dũng đã có văn bản tuyên bố hủy hợp đồng đại lý và được Công ty Cô ca – Cô la Việt Nam chấp nhận. Sau đó, ông Dũng đã nhiều lần xác nhận nợ và trả được một phần nợ, trong đó lần xác nhận nợ cuối cùng là ngày 06/5/2004…Vì vậy, ngày 08/6/2004, Công ty Cô ca – Cô la Việt Nam khởi kiện với yêu cầu ông Dũng phải trả nợ gốc và lãi phát sinh là còn trong thời hiệu khởi kiện”85.
- Vướng mắc:
+ Về phía chủ thể tham gia tố tụng: Trong quá trình giải quyết vụ việc, tuy có căn cứ xác định có sự thừa nhận nghĩa vụ của bên bị kiện, nhưng bên khởi kiện do không biết, không hiểu hay không hiểu hết giá trị của căn cứ này đã không viện dẫn, để thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại khiến cho quyền, lợi ích phát sinh từ thời hiệu của họ “vô tình bị bỏ qua”. Tại một số bản án giải quyết về tranh chấp vay tài sản có căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện đã bắt đầu lại, nhưng nguyên đơn không yêu cầu Tòa án xem xét thời hiệu khởi kiện và cho rằng thời hiệu khởi kiện đã hết họ chỉ được đòi lại tài sản86, không đề cập đến
85 Bản án số 72/2014/DSST ngày 15/10/2014 của Tòa án nhân dân huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
86 Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012: Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Ví dụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đến ngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện.
lãi suất do vi phạm nghĩa vụ thanh toán87. Do đó, trong nhiều trường hợp họ đã không yêu cầu Tòa án giải quyết phần lãi suất vì lý do thời hiệu, bên cạnh lý do thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bị đơn.
+ Về phía chủ thế tiến hành tố tụng: Bản thân người tham gia tố tụng không phải lúc nào có điều kiện để tiếp cận pháp luật, am hiểu pháp luật tường tận là điều dễ hiểu. Nhưng người tiến hành tố tụng nhận thức có phần chưa đầy đủ, có nhầm lẫn về bắt đầu thời hiệu khởi kiện và bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, dẫn đến không thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết xem xét đánh giá thời hiệu khởi kiện chưa chính xác, không áp dụng quy định về bắt đầu lại thời hiệu là điều khó hiểu. Do đó, không xem xét kỹ vấn đề thời hiệu khởi kiện khi thấy hết thời hiệu khởi kiện là đình chỉ, nên mặc dù thời hiệu khởi kiện đã hết vẫn xem xét, giải quyết quan hệ tranh chấp hoặc thời hiệu khởi kiện đã bắt đầu lại nhưng không xem xét, tính thời hiệu khởi kiện không đúng ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. Tính không thống nhất còn thể hiện trong nhận thức giữa Tòa án hai cấp xét xử với nhìn nhận khác nhau về thời hiệu, vì không xem xét vấn đề bắt đầu lại thời hiệu trong quá trình giải quyết vụ án.
Như vậy, xác định thời hiện khởi kiện bắt đầu hay bắt đầu lại là một việc khó khăn, khi thừa nhận nghĩa vụ dường như được quan tâm ở khía cạnh nội dung quyền hơn ở khía cạnh tố tụng. Xác định chính xác thời hiệu khởi kiện đã bắt đầu hay chưa để làm cơ sở áp dụng căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện khá phức tạp. Vì ngoài mốc thời điểm xuất hiện tình tiết nghĩa vụ được thừa nhận khi còn hay hết thời hiệu, về phương diện lý luận còn đưa ra quan điểm về thời điểm của việc thừa nhận nghĩa vụ căn cứ vào mốc thời điểm khởi kiện.
Có ý kiến cho rằng, bên có nghĩa vụ phải thừa nhận một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình trước khi khởi kiện mới được tính là căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Vì việc thừa nhận đó sẽ là cơ sở để người khởi kiện tiến hành khởi kiện khi vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện, bởi nếu bên có nghĩa vụ không thừa nhận nghĩa vụ của mình, tranh chấp đó vẫn đang trong tình trạng hết thời hiệu khởi kiện và đương sự không còn quyền khởi kiện. Bên cạnh những bản án,
Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.
87 Khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự 2005: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
quyết định xác định đúng đắn căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, thực tiễn vẫn còn không ít bản án, quyết định của Tòa án không đề cập đến thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại, căn cứ vào tình tiết nghĩa vụ được bên bị kiện thừa nhận.
Dẫn đến nhận định về hình thức tố tụng trong bản án, quyết định chưa chính xác về nội dung, xem xét thiếu toàn diện, không suy xét đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp đáng có của đương sự phát sinh do thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại.
-‐ Kiến nghị:
Cần bổ sung quy định trong Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vềnghĩa vụ của người tiến hành tố tụng:
1. Người tiến hành tố tụng phải phổ biến thời hiệu khởi kiện cho đương sự khi Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp của họ.
2. Trường hợp có căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, người tiến hành tố tụng phải thông báo cho đương sự biết về ý nghĩa của căn cứ đối với thời hiệu khởi kiện và quyền của họ.
2.3.2 Thực tiễn áp dụng căn cứ bên có nghĩa vụ thưc hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện
Điều trước tiên khi nhắc đến thực hiện hay không thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để tính thời hiệu khởi kiện, là cơ sở để bên có quyền khởi kiện tại Tòa án88, thời hiệu khởi kiện bắt đầu. Thế nhưng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 162 BLDS 2005 khi bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình với bên khởi kiện, phần nghĩa vụ còn lại chưa thực hiện (vi phạm nghĩa vụ, xâm phạm quyền lợi bên khởi kiện) là căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện không phải là căn cứ bắt đầu thời hiệu khởi kiện phần nào làm cho thực tiễn áp dụng không thống nhất.
Ví dụ 1: Tại Bản án số 11/2015/KDTM-‐ST ngày 09/3/2015 của Tòa án nhân dân Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh: “…Căn cứ vào Công văn ngày 06/10/2011 của Công ty Đức Long Gia Lai và Công văn số 216/Cty.KHDA ngày 18/10/2011 của Công ty Hồng Quang thì Công ty Hồng Quang có trách nhiệm thanh toán số tiền 15.000.000.000 đồng đã nhận cho Công ty Đức Long Gia Lai
88 Điều 427 Bộ luật dân sự 2005: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 05/10/2011. Tuy nhiên phía Công ty Hồng Quang đã không thực hiện đúng thỏa thuận nêu trên. Sau đó, Công ty Hồng Quang đã nhiều lần cam kết thanh toán số tiền đặt cọc còn thiếu nhưng cũng không thực hiện đúng cam kết. Căn cứ vào “Bảng kê theo dõi tiến độ thanh toán ngày 26/5/2014 và sự xác nhận của các bên đương sự thì tính đến ngày 12/3/2014, Công ty Hồng Quang đã thanh toán cho Công ty Đức Long Gia Lai tổng cộng 8.900.000.000 đồng. Từ đó đến nay, Công ty Hồng Quang vẫn chưa thanh toán thêm khoản tiền nào. Vì vậy, Công ty Đức Long Gia Lai yêu cầu Công ty Hồng Quang phải thanh toán số tiền nợ gốc còn thiếu 6.100.000.000 đồng là có căn cứ nên Hội đồng xét xử chấp nhận.
Ngoài số tiền nợ gốc, Công ty Đức Long Gia Lai còn yêu cầu Công ty Hồng Quang phải thanh toán số tiền lãi phát sinh do chậm thanh toán số tiền gốc kể trên tính từ ngày 15/8/2012 đến ngày xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử nhận thấy: tại “Biên bản làm việc” ngày 07/8/2012, Công ty Hồng Quang xác nhận còn nợ Công ty Đức Long Gia Lai số tiền nợ gốc là 10.200.000.000 đồng, đồng thời cam kết chậm nhất là ngày 15/8/2012 trả 200.000.000 đồng. Số tiền nợ gốc còn lại Công ty Hồng Quang sẽ trả trong vòng 10 tháng kể từ ngày 15/8/2012, mỗi tháng trả ít nhất 1.000.000.000 đồng và trả lãi suất 2,5%/tháng/số tiền chậm trả. Căn cứ vào Điều 306 Luật Thương mại 2005, Công ty Đức Long Gia Lai yêu cầu Công ty Hồng Quang phải thanh toán số tiền lãi phát sinh do chậm thanh toán trên số nợ gốc còn thiếu (tính trên số nợ gốc giảm dần) tính từ ngày 15/8/2012 đến ngày xét xử sơ thẩm theo mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường hiện nay là có căn cứ nên Hội đồng xét xử chấp nhận”.
Phân tích vụ án có thể thấy tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đã chấm dứt giữa các bên, về nguyên tắc thời hiệu khởi kiện là 02 năm89. Thời gian khởi kiện trong vụ án này bắt đầu từ ngày 05/11/2011 là ngày cuối cùng của thời hạn thanh toán theo thỏa thuận kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ của hai bên đương sự90, nhưng ngày 09/10/2014 Công ty Đức Long Gia Lai mới nộp đơn
89 Điều 427 Bộ luật dân sự 2005.
90 Điểm c Khoản 5 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012: “Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thoả thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều này”.
khởi kiện phải chăng đã hết thời hiệu khởi kiện. Xét chi tiết hơn ở vụ việc này, nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả khoản tiền cọc đã nhận sau khi hai bên thỏa thuận thanh lý hợp đồng, nên đây thực chấp là tranh chấp đòi lại tài sản phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không tính thời hiệu khởi kiện91. Không có nhiều điều phải bàn, nếu nguyên đơn chỉ yêu cầu bị đơn trả tiền cọc, không yêu cầu tiền lãi. Việc Tòa án nhân dân Quận 4 chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn phải trả lại khoản tiền cọc và phải thanh toán số tiền lãi phát sinh do chậm thanh toán trên số nợ gốc còn thiếu (tính trên số nợ gốc giảm dần) tính từ ngày 15/8/2012 đến ngày xét xử sơ thẩm, theo mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường hiện nay là không phù hợp với nhận định thời hiệu khởi kiện trong vụ án. Vì đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung92. Còn yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi, Tòa án không có căn cứ giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Cho nên Hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu tính lãi khi thời hiệu khởi kiện đã hết (nguyên đơn kiện đòi lại tài sản) căn cứ vào Điều 306 Luật Thương mại 200593 có phần không hợp lý, vì Điều 306 áp dụng khi thời hiệu khởi kiện còn.
Theo tác giả sở dĩ Hội đồng xét xử nhận định như vậy có thể Hội đồng xét xử cho rằng thời hiệu khởi kiện chưa hết, có căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, nhưng Hội đồng xét xử không phân tích đánh giá trong bản án mà “ngầm”
thừa nhận dựa vào Bảng kê theo dõi tiến độ thanh toán ngày 26/5/2014 và sự xác nhận của các bên đương sự thì tính đến ngày 12/3/2014, Công ty Hồng Quang đã thanh toán cho Công ty Đức Long Gia Lai tổng cộng 8.900.000.000 đồng. Từ đó đến nay, Công ty Hồng Quang vẫn chưa thanh toán thêm khoản tiền nào. Bảng kê thể hiện bị đơn đã thực hiện một phần nghĩa vụ, thừa nhận
91 Điểm b Khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012: Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Ví dụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đến ngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện.
Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.
92 Điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012.
93 Điều 306 Luật thương mại 2005: “Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, hoặc pháp luật có quy định khác”.