Đánh giá nhu cầu thị trường

Một phần của tài liệu Dự án trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế biến dược liệu thực nghiệm tỉnh sơn la (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

II. Quy mô sản xuất của dự án

II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường

1. Đánh giá nhu cầu thị trường cây ăn quả:

Sản xuất rau, cây ăn trái hướng đến thị trường: Thị trường quốc tế và trong nước ngày càng lớn, khả năng phát triển nhiều, vấn đề đặt ra là sản xuất ra các loại rau quả có sức cạnh tranh bảo đảm áp dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và bảo đảm VSATTP, mặt khác phải tổ chức lại sản xuất hình thành chuỗi sản xuất hợp lý phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay mới có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất, tăng được thu nhập cho người trồng rau quả. Cả 2 vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, việc áp dụng GAP với các loại cây ăn quả mới chỉ dừng lại ở mức hướng đến qui trình GAP, chưa áp dụng đầy đủ các qui trình GAP, nhà nhập khẩu nước ngoài chưa tin nên họ thường trực tiếp kiểm tra và cấp số mã xuất khẩu ví dụ tháng 7/2008 Mỹ công bố chấp nhận 117,7 ha thanh long ở Bình Thuận đạt tiêu chuẩn Euro GAP được xuất khẩu vào Mỹ.

Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng trái cây rất lớn nhưng hầu như chưa có công ty thu mua ở địa phương, hầu hết việc xuất khẩu đều do các Nhà vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường do đó các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn, chỉ giải quyết được các đơn hàng nhỏ bé. Vì vậy các nhà nhập khẩu nước ngoài phải trực tiếp đến nhà vườn thu mua rồi đóng gói, bảo quản và vận chuyển về nước. Đây là hạn chế chính đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam.

Việc chế biến bảo quản rau quả sau thu hoạch cũng còn rất hạn chế. Cả nước hiện có 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với công suất 300.000 tấn/năm trong đó 50% là cơ sở chế biến đóng hộp. Hiên nay mới chỉ có khoảng 30% sản lượng đáp ứng được tiêu chuẩn GP và VSATTP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Có thể nâng lên 70 – 80% nếu có đầu tư vốn cho việc chế biến bảo quản trái cây sau thu hoạch. Công nghệ đóng gói bảo quản còn sơ sài lạc hậu so với các nước trong vùng. Mặt khác sự liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên mất thế cạnh tranh. Ngoài ra, nông dân sản xuất CĂQ còn phải đối mặt với cạnh tranh ngay tại sân nhà. Một số người dân có thu nhập cao lại có tâm lý ưa chuộng dùng trái cây ngoại của Thái, của Úc, Newzealand do chất lượng VSATTP của họ bảo đảm hơn. Thêm vào đó giá thành hợp lý hợp nhất lại là trái cây Trung Quốc.

Để rau quả Việt Nam có thể phát triển ra thị trường thế giới Nhà nước phải có những sự trợ giúp tích cực để hình thành nên các HTX tổ chức sản xuất chuyên canh và áp dụng kỹ thuật sản uất hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, làm đầu mối giao nhận sản phẩm rau quả của nông dân.

Từ năm 2014 rau quả Việt Nam đã xuất khẩu vào 60 quốc gia, vùng lãnh thổ Bộ Nông nghiệp & PTNT đã lập Ban chỉ đạo thị trường do 1 Thứ trưởng phụ trách, Cục BVTV là cơ quan thường trực. Ban đã rốt ráo cử nhiều đoàn ra nước ngoài đàm phán, trao đổi, thương lượng với các cơ quan kiểm dịch thực vật quốc tế kết quả nhiều thị trường khó tính cũng đã chấp nhận mở cửa cho rau quả Việt Nam. Ngay cả thị trường khó tính nhất là Newzealand cũng đã chấp nhận nhập thanh long, xoài của Việt Nam.

Mở được thị trường tuy khó nhưng giữ được thị trường còn khó hơn ngoài việc phải áp dụng đúng quy trình sản xuất theo GAP còn phải khống chế được một số sâu bệnh nhiệt đới. Với sản xuất Thanh Long xuất khẩu là phải kiểm soát được bệnh đốm nâu với nhãn phải kiểm soát được bệnh chổi rồng và kiểm soát nhiễm dòi phương đông đối với các loại quả.

Mặt khác các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiểu thị hiếu thị trường nước nào thích loại quả gì và biết hàng rào kỹ thuật của họ để xử lý thích ứng.

Việc này các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu qua cơ quan thương vụ của các sứ quán sở tại.

2. Đánh giá nhu cầu thị trường rau:

Theo thống kê của FAO (2015): Năm 1980, toàn thế giới sản xuất được 375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn.

Bảng Sản lượng rau của một số nước sản xuất chính (triệu tấn)

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Trung Quốc 92 94 96 102 122 129 136 138 140 142

Italy 3 2 2 2 2 2 2 2 2 3

Mexico 181 197 250 300 400 450 500 560 560 560 Thái Lan 925 930 980 950 970 970 977 998 998 1015

Việt Nam 4 5 5 5 6 6 6 6 6 7

Nguồn : FAO

Mặt khác, theo FAO nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng khoảng 3,6%/năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%/năm có nghĩa là cung chưa đủ cầu.

Theo Bộ Nông nghiệp Bang New South Wales, Australia cho biết, rau, hoa, quả là mặt hàng nông sản lớn nhất hàng năm nhập vào các quốc gia trong WTO, với thị trường trị giá gần 103 tỷ USD, gấp 10 lần so với lúa gạo (khoảng 9,2 tỷ USD).

Thế nhưng, cơ cấu lại rất bất hợp lý, lúa chiếm 74% diện tích canh tác; trái cây, rau quả và hoa chỉ chiếm 15% diện tích. Mặt khác, mức độ đầu tư về nhân lực, nghiên cứu, đất đai và lao động của ngành rau quả, hoa, trái cây cũng kém xa so với lúa gạo.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị trường thương mại thế giới WTO với số dân gần 5 tỷ người trị giá khoảng 635 tỷ USD/năm trong đó rau quả là mặt hàng lớn nhất, chiếm thị phần 105 tỷ USD. Trong khi lúa gạo, cà phê, cao su mỗi loại chỉ đạt 10 tỷ USD, mỗi năm thị trường EU nhập 80 triệu tấn trái cây tươi và 60 triệu tấn rau tươi, trong đó nhập từ các nước đang phát triển như Việt Nam khoảng 40%.

3. Thị trường đối với thị trường cây dược liệu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.

Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.

Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới.

Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.

Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

Nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,... và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga.

4. Nhu cầu tiêu thụ nấm

Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Hiện nay, người ta đã biết có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Ở Việt Nam, tổng sản lượng các loài nấm ăn và dược liệu năm 2016 đạt trên 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD chủ yếu là mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ. Ngược lại, chúng ta nhập khẩu khá nhiều loại nấm như: nấm đùi gà, nấm kim châm, trân châu, ngọc châm, linh chi, nấm hương, đông trùng hạ thảo… từ Trung Quốc, Đài Loan.

Nhu cầu tiêu dùng nấm của các nước trên thế giới cần hơn 20 triệu tấn nấm một năm, tốc độ tăng 3,5%. Thị trường tiêu thụ cao nhất là Mỹ, Nhật, Đài Loan và các nước Châu Âu.

Theo tài liệu nghiên cứu, nguồn nấm ngoài tự nhiên ở nước ta rất phong phú, ước tính số loài nấm có trên lãnh thổ Việt Nam có thể lên tới 72.000 loài, gấp 6 lần số loài thực vật bậc cao.

Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú (ước tính mỗi năm nước ta có 40 triệu tấn phế phẩm nông nghiệp và chỉ cần sử dụng 15% lượng phế thải đó sẽ có thể tạo ra 1000 Đôla Mỹ/năm), nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm. Chính phủ đã đưa nấm vào Danh mục sản phẩm Quốc gia.

Theo Cục Trồng trọt, mỗi năm ngành nông nghiệp thải ra khoảng 40 triệu tấn phế thải như rơm rạ, cùi bắp, mùn cưa... Chỉ cần 15% phế thải dùng để trồng nấm thì Việt Nam có thể thu về khoảng 1 tỷ đô la Mỹ một năm. Mỗi năm chúng ta đã sản xuất được hơn 250.000 tấn nấm các loại nhưng lại không đủ nấm để xuất khẩu dù thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn.

5. Xu hướng của du lịch trải nghiệm

Trên thế giới hình thức "du lịch trải nghiệm" này được được khai thác và phát triển khá lâu. Trong nhiều năm trở lại đây hình thức du lịch hấp dẫn này cũng đang trở thành xu thế không chỉ của các bạn trẻ mà còn dành cho các gia đình ở mọi lứa tuổi. Theo chia sẻ của các hướng dẫn viên du lịch thì du khách đi du lịch theo hình thức du lịch trải nghiệm thích thú và lựa chọn nhiều hơn cả. Vì du khách không chỉ được đến những địa điểm mới với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà du khách còn được quan sát ở cự ly gần, được trực tiếp hòa mình vào đời sống của người dân địa phương thông qua các hoạt động lao động như: bắt cá, làm bánh, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch hoa màu và thậm chí là nấu ăn..., ngủ nghỉ tại nơi khám phá.

Những chuyến đi như vậy thực sự mang lại những trải nghiệm vô cùng khó quên đối với tất cả mọi người. Loại hình du lịch trải nghiệm này được nhiều người yêu thích cũng bởi vì đi du lịch mà không bị gò bó theo một chương trình khép kín hay đơn thuần là nghỉ dưỡng, ngủ và nghỉ như đi Tour du lịch truyền thống. Không điều gì có thể tuyệt vời hơn khi bản thân chúng ta được nhìn, được ngắm, được cầm, nắm, được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm mọi thứ.

Và đặc biệt du lịch trải nghiệm còn mang đến cho du khách, đặc biệt là các lứa tuổi học trò những bài học bổ ích mang lại, từ những hoạt động dân dã, mang

đến sự gần gũi với cuộc sống bình yên trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay.

Một phần của tài liệu Dự án trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế biến dược liệu thực nghiệm tỉnh sơn la (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)