Kỹ thuật trồng cây

Một phần của tài liệu Dự án trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế biến dược liệu thực nghiệm tỉnh sơn la (Trang 39 - 59)

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ

II.1 Kỹ thuật trồng cây

a. Kỹ thuật trồng hồng giòn:

Hồng giòn có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật Bản, do PGS-TS Đỗ Năng Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp và cộng sự nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm tại Mộc Châu (Sơn La). Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Quả hồng còn dùng để làm thuốc.

Cây hồng (Diospyros kaki T.) là một trong những loại cây ăn quả quan trọng của nước Châu á thuộc miền ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,... và là một trong những cây ăn quả á nhiệt đới chịu rét nhất. Thích hợp trồng ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam như: Sơn La, Lào Cai.

Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây giống hồng giòn là cây ghép được trồng trong bầu PE hoặc ở dạng rễ trần. Tiêu chuẩn cây giống cho trồng mới:

TT Chỉ tiêu Loại I Loại II

1 Chiều cao cây tính từ mặt bầu hoặc mặt

bầu đất (cm) > 60 50 - 60

2 Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu

hoặc mặt bầu đất 10cm (cm) 1 – 1,2 0,8 – 1

3 Đường kính cành ghép đo cách vết

ghép 2cm (cm) 0,8 – 1 0,6 – 0,8

(cm)

Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng tốt nhất là trồng vào tháng 1 - 2 dương lịch (trước và sau tết nguyên đán). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi trời bớt lạnh mầm mới bật ngay. Thiết lập vườn quả trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3- 5m theo đường đồng mức.

+ Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 5 mét đối với đất vườn.

+ Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 4 mét đối với đất đồi. Trong điều kiện thâm canh cao, thiết kế vườn quả kiểu tán hình rẻ quạt hoặc kiểu chữ Y có hệ thống dây thép chống đỡ, có thể áp dụng: Mật độ trồng: 800 - 1000 cây/ha (2,5 - 3 x 5m).

Làm đất và đào hố trồng:

Phát quang: Dọn cỏ và cây bụi để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển. - Thiết kế: Đất có độ dốc < 100 thiết kế như trên đất bằng (bố trí trồng cây theo hình chữ nhật, hình vuông hay hình tam giác). Đất có độ dốc > 100 thì phải

thiết kế và trồng cây theo đường đồng mức (dùng thước chữ A). - Mật độ: Tùy đất trồng mà khoảng cách giữa các cây có thể là: 4m x 4m; 5m x 5m hoặc 8m x 8m. - Đào hố: Đào hố kích thước 80cm x 80cm x 80cm.

Phân Bón Lót:

Dùng 50 đến 100k phân chuồng hoai mục cùng với 1kg lân super, 0,5kg kali clorua và 1kg vôi bột trộn đều với đất phù sa hoặc màu (tầng đất mặt), lấp đất cao hơn mặt hố một chút (chuẩn bị trước khi trồng 1,2 tháng).

Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Giòn:

Dùng cuốc bới tâm hố đã chuẩn bị trước 1,2 tháng, xé bỏ túi bầu PE, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhấn chặt đều, dùng cọc đóng chéo buộc cố định, tưới đẫm nước. Sau đó thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hồng Giòn:

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Việc đốn tỉa giúp cây sự thông thoáng, các cành không bị che khuất lẫn nhau. Do vậy, không những giúp cây quang hợp tốt mà còn dễ phòng trừ sâu bệnh. Trong giai đoạn thiết kế cơ bản: Sau trồng 6 tháng – 1 năm, cây phát triển được 50cm chúng ta tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung cấp. Sau khi cành cấp 1 mọc được 40- 45cm đều ra các hướng chúng ta tiến hành cắt tiếp tạo ra cành cấp 2. Thời gian đốn tỉa thích hợp nhất tỉa vào mùa đông cuối đông và mùa xuân. Trong thời kỳ kinh doanh: đốn vào mùa đông và mùa hè. Hồng có 3 kiểu đốn tỉa chính, kiểu hình phễu, hình chữ Y và tán rẻ quạt. Thông thường đốn tỉa theo kiều hình phễu là dễ đốn tỉa nhất và cho năng suất ổn định hơn kiểu tán kia.

Kiểu tán hình phễu chúng ta tiến hành đốn như sau: Giữ một thân chính cao 0,5m sau đó cắt ngọn. Để 3 - 4 cành cấp 1 phân bố đều ra các phía. Đốn khống chế các cành cấp 1 không dài quá 45 cm, tạo cành cấp 2. Giữ 4 - 6 cành cấp 2 phân bố đều ra 2 phía. Khi đốn dùng kéo cắt nghiêng một góc 45 độ, vết cắt gọn để hạn chế sâu bệnh qua vết cắt khi gặp mưa. Tỉa loại bỏ những cành yếu mọc tập trung, cành đã bị khô chết, cành vượt, duy trì kiểu tán như thời kỳ kiến thiết cơ bản (hình phễu hoặc rẻ quạt). Đốn một phần những cành mọc ngang quá dài, đối với kiểu tán hình phễu để lại dưới 60 cm, hình rẻ quạt dưới 40 cm.Trong quá trình đốn tỉa quả hàng năm lưu ý, đối với hồng, cành cho quả chỉ xuất hiện trên cành mẹ đã mọc từ năm trước, ở vị trí búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn

xuống. Do vậy, khi cắt bỏ một phần cành đã cho quả, cần để lại một đến hai mầm. Những mầm này sẽ phát triển thành cành mẹ để cho hoa và đậu quả ở năm sau. Thời gian đốn: Đốn một lần trong năm vào thời kỳ ngủ nghỉ trong mùa đông.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hồng Giòn:

Trong 3 năm đầu lượng phân bón cho 1 cây là: 100g Urê, 100g supe lân, 100g kali sunphát (hoặc kali clorua) chia 3 lần bón: + Tháng 1, 2: Bón 100% lân + 50% kali + 30% đạm. + Tháng 4, 5: Bón 20% kali + 30% đạm. + Tháng 8:

Bón nốt số phân còn lại. Cách bón: Đào sâu 15-20cm quanh tán, cách gốc 30- 40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ gốc bằng cỏ khô.

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hồng Giòn:

Sâu ăn lá: hại hồng giòn chủ yếu vào cuối mùa xuân và đầu hè (từ tháng 4 - tháng 6), đặc biệt hại nặng thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây phát triển nhiều ngọn chồi. Sâu non màu xanh nhạt, ăn trụi các búp non và các lá xung quanh búp, có thể gây chết cả cây thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc làm cây sinh trưởng chậm lại.

Bọ cánh cứng: xuất hiện vào mùa hè, gây hại chồi và lá, đặc biệt gây hại nặng cho các vườn hồng gần bìa rừng. Sâu có thể ăn trụi chồi và lá cây thời kỳ kiến thiết cơ bản, gây chết hoặc cũng làm chậm sinh trưởng. Để phòng trừ sâu ăn lá và bọ cánh cứng hại cây, sử dụng thuốc Sherpa, Fastax pha theo nồng độ khuyến cáo.

Ruồi đục quả: Chúng ăn phần nhu mô quả, gây rụng quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả. Để phòng ruồi đục quả, tiến hành đốn tỉa cho cây thông thoáng, hạn chế mầm vượt và trồi vượt; thu hoạch quả kịp thời; thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống đất cũng làm giảm ruồi đục quả. Về bệnh, hồng giòn hay mắc bệnh giác ban và bệnh đốm tròn. 2 bệnh này thường xuất hiện vào những tháng có mưa nhiều đó là tháng 7 – 8 - 9.

Cách phòng: chăm sóc cây phát triển tốt, thường xuyên kiểm tra vườn quả loại bỏ toàn bộ cành bị bệnh thu gom về một khu vực để xử lý. Nếu làm tốt các khâu mà cây vẫn có bệnh, có thể dùng thuốc để phun: Kepanlazin, Bavectin, Dithan hoặc Booc-đô. Liều lượng và cách sử dụng thực hiện theo chỉ định của nhà sản xuất.

Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thu hoạch ở miền Bắc, hồng ngâm chín từ cuối tháng 8, 9, 10; hồng giấm chín vào tháng 10, 11, 12. Trên cùng 1 cây có quả chín trước, quả chín sau, khi thu hoạch phải biết phân biệt để hái, quả chín trước hái trước. Quả chín thì màu quả chuyển từ xanh sang vàng hoặc vàng đỏ rồi đỏ dần. Hái đúng độ chín thì chất lượng quả tốt hơn, nên hái vào buổi sáng hoặc chiều mát. Bảo quản Sau khi thu hái, quả hồng đang ở trạng thái cứng, có thể vận chuyển đi xa và bảo quản trong thời gian dài với những phương pháp thích hợp sau khi đã cắt sát cuống quả và loại bỏ hết những quả dập nát, sứt vỏ, mất tai, chín mềm, quả bị sâu bệnh,... Có thể bảo quản bằng cách rải thành lớp mỏng nơi thoáng mát và khô.

Quả hồng hái xuống dù đã chín ăn vẫn chát (trừ một vài giống) vì trong dịch quả có chất tanin dưới dạng hòa tan, sau khi khử chát, tanin vẫn ở trong quả nhưng chuyển sang dạng không hòa tan nên không cảm thấy chát nữa. Có nhiều cách khử chát như: - Ngâm hồng: thường dùng đối với hồng Hạc Trì, Vĩnh Lạc, Lạng Sơn,..Dùng chum hoặc vại sành xếp quả hồng vào rồi đổ nước sạch ngập sâu 20cm, ngâm trong 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Sau khi ngâm, vớt hồng ra rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt xung quanh quả, để ráo nước một ngày là ăn được.

b. Kỹ thuật trồng bơ

Mật độ, cách trồng

Điều kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m,trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m, vườn trồng mới cà phê nên hạn chế xen bơ ở khoảng trống nơi ngã tư.

Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình, rải 0,3 -0,5kg vôi.

Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng giú và lấp đất ẵ bầu cõy, rỳt tỳi ny lon từ từ kết hợp lấp và nộn đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần che nắng, cắm cọc.

Phân bón.

Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan.

Cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, phun bổ sung phân qua lá như phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic, Thần Dược giai đoạn KTCB hoặc sau bón lần 1 và lần 3; Dùng Grow More trước và sau bón lần 4.

Tỉa cành tạo tán.

Tiến hành 2 -3 lần/năm giai đoạn KTCB hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Ơ cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý đôi khi cây ra lệch mùa so với đặc tính giống

Tưới và tủ gốc.

Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể tưới 10- 15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô. Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết.

Phòng trừ sâu, bệnh.

Ở cây bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ.

Thu hoạch.

Cây bơ ra nhiều đợt hoa, để đảm bảo chất lượng, vụ bơ nên thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả, xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài và bên trong

 Bắt đầu có một vài quả già rụng

 Vỏ quả chuyển màu tím hay xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều u cám hay sần hơn

 Âm thanh phát ra khi lắc quả (hạt lỏng)

 Vỏ lụa, vỏ hạt khô, dai và chuyển sang màu cánh dán

 Màu thịt quả vàng hơn.

 Xác định qua hàm lượng % chất khô.

c. Kỹ thuật trồng lê:

Kỹ thuật nhân giống

Lê nên trồng bằng cây nhân giống bằng ghép mắt hay ghép cành. Gốc ghép thíchhợp cho cây lê ăn quả là cây lê dại (Mắc coọt). Thời vụ ghép lê có thể quanh năm, trừ những tháng mưa nhiều. Tháng 4 - 5 cây gốc ghép nhỏ có thể

ghép cành bên, tháng 8 – 9cây gốc ghép lớn có thể ghép mắt và tháng 12 - 1 có thể ghép nêm.

Đất trồng, đào hố, bón lót

- Lê có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất và cho năng suất cao ở đấtmâù mỡ có độ ẩm ở ven đồi, khe núi.

- Đào hố sâu 70 cm, rộng 70 cm, để đất mặt riêng lót xuống đáy hố.

- Bón lót cho mỗi hố 20 - 30 kg phân hữu cơ + 0,2 - 0,5 kg super lân + 0,5 -1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố trước khi trồng 15 - 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. Nếu đất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt mối trước khi trồng.

Mật độ, khoảng cách

Lê trồng với khoảng cách: cây cách cây 5 m. Mật độ 400 cây/ha.

Nên trồng xen 5 – 10% các giống lê khác giống để tăng cường thụ phấn tự nhiên cho lê.

Thời vụ

Ở miền núi nên trồng cây vào vụ Xuân tháng 2, tháng 3 khi đã có mưa ẩm và cây chưa lên lá, lộc non để có tỷ lệ sống cao.

Cách trồng và chăm sóc

- Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất. (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10 - 15 lít nước cho mỗi gốc.

- Sau trồng khoảng 1 - 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải, nước phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50 – 60 cm.

- Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây lê dại, quả nhỏ.

Kỹ thuật chăm sóc

* Lượng phân bón

Sau trồng 2 - 3 năm cây đã có thể cho thu hoạch quả, tùy theo sinh trưởng và thu hoạch quả mà hàng năm có thể bón lượng phân cho một cây lượng phân như sau:

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (3 năm đầu): Mỗi năm bón cho 1 cây: 20- 30 kg phân hữu cơ + 0,5 kg đạm urê + 1,0 kg phân super lân + 0,5 kg phân ka ly và 1,0 kgvôi bột.

- Thời kỳ kinh doanh: mỗi năm bón cho 1 cây: 30 - 40 kg phân hữu cơ + 0,7-1,0 kg đạm urê + 1,5 - 2,0 kg phân supe lân + 0,7 – 1,0 kg phân ka ly và 1,0 kg vôi bột.

* Thời gian bón

- Lần 1: Bón nuôi lộc Xuân, nuôi hoa vào tháng 2 - 3: phân đạm 50% và phân kaly 30%.

- Lần 2: Bón nuôi quả và lộc Thu từ tháng 4 đầu tháng 6 (chia phân làm 2 -3 lần): phân đạm 50% và phân kaly 40%.

- Lần 3: Bón phục hồi sau khi thu hoạch quả vào tháng 10, tháng 11: Bón toàn bộphân hữu cơ + vôi + phân lân và phân ka ly 30%

* Cách bón

Phân hữu cơ, vôi, phân lân đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20 cm, rộng 15- 20cm, bón phân lấp đất. Phân đạm và ka ly nếu đất khô thì hoà nước tưới, nếu đất ẩm thì rắc phân xuống đất xung quanh tán xới nhẹ lấp đất kín phân để tránh bốc hơi và rửa trôi phân bón.

* Tưới nước, giữ ẩm, làm cỏ

Cây lê rất cần đến nước nhất là giai đoạn cây mới trồng cây và thời gian khô hạn kéo dài. Sau trồng, tuỳ tình hình thời tiết 2 tháng đầu tiến hành tưới nước cho đủ ẩm đất.Thời kỳ mang quả, cây cần nước để nuôi quả, cần tủ gốc giữ ẩm và tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tưới. Cần tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây lê, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ.

* Làm khung giàn cố định tán

Đây là khâu kỹ thuật quan trọng để quyết định đến năng suất quả.

Nếu có điều kiện thì đầu tư hệ thống khung giàn làm bằng cột bê tông, cốt thép

cóɸ = 15 – 20 cm, cột cao 2,0 m, đáy có đổ đế bằng bê tông sâu 40 cm. Các cột được chon sâu 40 cm giữa các hàng cây với khoảng cách 3 – 4 m. (hoặc ống kẽm ɸ = 32 mm). Phía trên giàn hàn toàn bộ khung bằng đường ống kẽm ɸ = 20 mm, căng toàn bộ giàn bằng thép 6 mm, khoảng cách 50 - 60 cm một dây. Nếu không có điều kiện thì vin uốn cành bằng cách dùng dây ni lông buộc cố định một đầu vào cành, uốn cành theo vị trí mong muốn và đầu dây còn lại buộc vào gốc hoặc ghim xuống đất.

Kỹ thuật vin cành

Vào năm thứ 2 sau trồng chọn 3 - 4 cành cấp 1 để tạo bộ khung tán, mỗi cành cấp1 để lại 2 - 3 cành cấp 2, vin cành tạo tán theo khung giàn đã được định hình, hoặc vin cành bằng dây néo 75 độ vào gốc. Vin cành vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 khi cây vừa rụng lá. Khi vin cành, vặn cành hơi xoay nhẹ không để bị gãy hoặc dập cành. Hàng năm cần cắt tỉa các cành mọc không đúng chỗ, tỉa các cành la, cành tăm để tập trung dinh dưỡng

Kỹ thuật bọc quả

Để quả lê có mẫu mã đẹp, hạn chế sâu bệnh đặc biệt là ruồi đục quả nên sử dụngtúi bọc quả chuyên dụng để bọc quả. Bọc khi quả có đường kính 3 – 5 cm (tức là sau khi đậu quả 40 - 50 ngày). Dùng túi bọc quả chuyên dùng, lồng vào quả sau đó dùng ghim dập định vị túi bọc vào quả ở trên cành

Kỹ thuật ghép chồi hoa

Lê là cây ăn quả ôn đới điển hình, phải trồng ở những nơi có đủ độ lạnh cây mới phân hóa mầm hoa và ra quả. Để sản xuất lê ở các vùng thấp, nơi có điều kiện nhiệt độ cao có thể áp dụng kỹ thuật sử dụng các chồi hoa lê đã được phân hóa mầm hoa ở vùng có khí hậu lạnh và ghép vào gốc ghép cây lê để cây có thể ra hoa, kết quả và cho thu hoạch. Công nghệ mới này đã được áp dụng đối với sản xuất lê công nghệ cao ở ĐàiLoan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Chọn chồi hoa lê

Chồi hoa là chồi lê đã được phân hóa mầm hoa trong điều kiện có độ lạnh, thường là ở các cây lê đã cho thu hoạch quả ở các vùng núi cao. Đây là cành mẹ được sinh ra từ cành vụ Hè hoặc vụ Thu năm trước, trải qua mùa Đông (tháng 11 - 12) các cành này hìnhthành lên các mầm hoa và sẽ nở thành hoa và hình

Một phần của tài liệu Dự án trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế biến dược liệu thực nghiệm tỉnh sơn la (Trang 39 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)