Nấm đảm và hệ thống phân loại của nó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm linh chi (ganodermataceae donk) ở vườn quốc gia chư yang sin (Trang 22 - 25)

Nấm đảm là những nấm bậc cao, cơ thể của nấm đảm dạng sợi phân nhánh.

Giai đoạn song hạch chiếm phần lớn chu trình sống. Thể dinh dưỡng của nấm đảm là dạng sợi đa bào nguyên thủy, có vách ngăn ngang với lỗ thông phức tạp dạng dolyporus, phân nhánh mạnh, màng được cấu tạo chủ yếu từ Kitin [5].Sinh sản vô tính bằng nhiều kiểu khác nhau còn sinh sản hữu tính bằng bào từ đảm (Basidiospore) được hình thành trên thể sinh sản.

Cá thể phát sinh của nấm đảm (Basidiomycetes)

Theo một số tác giả như Trịnh tam Kiệt[11], Lê Bá Dũng[5], Leif Ryvarden[50] thì cá thể phát sinh của nấm đảm trong trường hợp điển hình diễn ra như sau: Bào tử đảm khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm, hình thành sợi sơ cấp với các tế bào đơn nhân, đơn bội (1n). Sợi sơ cấp tồn tại rất ngắn trong chu trình sống. Sau đó chúng mau chóng tiếp hợp với sợi khác tính, giao phối sinh chất, song

hạch hóa để tạo ra sợi song nhân đơn bội (n + n) - sợi thứ cấp. Sợi thứ cấp phát triển rất mạnh và tồn tại lâu dài trong chu trình sống. Ở phần lớn các loài, tế bào đinh sợi hình thành một mẩu nhỏ thường gọi là khóa hay cầu nối giữa hai nhân khác tính. Sau đó cả hai nhân đều phân chia cho bốn nhân con, một nhân đi vào nhánh còn một nhân ở lại gốc, còn hai nhân khác tính ở phần đầu của sợi. Sau đó khuỷu cong xuống, hòa tan màng nhân đồ nội thất và nhân vào tế bào gốc đồng thời xuất hiện vách ngăn với tế bào đinh. Kết quả là hình thành nên một tế bào song hạch mới. Như vậy tế bào dưới tế bào đinh lại trở nên song hạch và vết tích còn lại như chiếc cầu của ổ khóa nên được gọi là cầu nối, móc nối hay khóa. Sợi song hạch được tạo thành có khả năng sinh trưởng vô hạn và hầu như chiếm toàn bộ đời sống của nấm. Trong những điều kiện xác định thì các sợi song hạch này sẽ bện kết lại để tạo nên quả thể nấm với những hình dạng, kích thước và cấu trúc rất đa dạng. Sau đó trên quả thể hình thành nên lớp sinh sản, lớp này phần lớn bao gồm các tế bào song hạch hữu thụ (là tế bào mẹ của đảm về sau). Các đảm có thể dược sắp xếp thành dạng bờ dậu trên mặt giá thể (trường hợp các nấm đảm không hình thành thể sinh sản trong chu trình sống) hay tập trung thành lớp sinh sản – quả thể[5,11,50].

Tế bào mẹ của đảm (hymenia) tăng kích thước chứa đầy chất nguyên sinh, thường có dạng chùy chuyển thành đảm non và diễn ra sự giao phối giữa hai nhân khác tính. Sau khi phân chia hai lần, trong đó có một lần phân chia giảm nhiễm để cho bốn nhân con. Lúc này ở phần đinh của đảm mọc ra bốn mấu lồi, nội chất cũng như nhân từng chiếc một đi qua mấu lồi, hình thành nên bốn bào tử đảm ngoại sinh bằng cách này chồi phình lên và thắt dần lại. Phần kết nối giữa các đảm và bào tử đảm gọi là tiểu bính (sterigma) hay gọi là cuống bào tử. Khi bào tử chín sẽ được phát tán chủ động vào không gian và lặp lại chu trình sống.

1.2.2. Đảm và bào t đảm

Đảm là tế bào đinh phình to lên của một số sợi nấm song nhân mọc ở phiến nấm trong quả thể. Tế bào này gọi là nguyên đảm[5]. Đảm là nơi diễn ra quá trình giảm phân để hình thành nên các bào tử của nấm đảm và bào tử của đảm sẽ phát triển tại đó. Cấu trúc của đảm (khi đã trưởng thành) dường như là được bảo tồn qua

quá trình tiến hóa. Chính vì thế sự tương đồng về hình thái học của đảm trong các Taxon chính được xem như những chỉ định cho các mức độ quan hệ giữa những Taxon đó [5,11]. Các dẫn liệu về hóa thạch của nấm đảm hầu như là không có hoặc rất khó diễn giải, vì vậy những nghiên cứu về hình thái được đưa ra chỉ dựa trên những hiểu biết về tiến hóa trong nấm đảm[11,50,58].

Đảm ở Basidimycota có 2 dạng cơ bản: Đảm đơn bào (holabasidie) gặp ở các đại diện thuộc Hymenomycetes và Gasteromycetes. Chúng có hình dạng kích thước khác nhau như: hình trứng, hình chùy, hình thoi… Trên mỗi đảm có 4 cuống bào tử (sterigma), trên mỗi cuống bào tử mang một bào tử đảm. Đảm đa bào (phragmobasidie) thường được tạo thành từ phần dưới đảm (hypobasidium) và phần trên đảm (epibasidium) với những vách ngăn. Tùy theo từng loại vách ngăn người ta chia thành hai loại đảm đa bào. Loại có 3 vách ngăn ngang tạo nên bốn tế bào nối tiếp nhau, ở mỗi tế bào hình thành một tiểu bính (sterigma), trên đó mang một bào tử. Loại thứ hai có 3 vách ngăn dọc, hình thành nên bốn tế bào, ở mỗi tế bào có một cuống sinh bào tử[5, 32, 50].

Bào tử đảm thường chỉ cấu tạo từ một tế bào (hoàn toàn không có vách ngăn ngang hay ngăn dọc) và chỉ có một nhân. Bào tử đảm rất khác nhau về hình dạng và kích thước. Chúng có thể hình cầu, hình trứng, hình elip, hình bầu dục hay hình thoi. Kích thước bào tử đảm của đa số các loại nấm thường gặp thay đổi từ 3 đến 29 micromet. Màng bào tử của tuyệt đại đa số các loài là 1 lớp, chỉ có bào tử đảm của các loài thuộc họ Ganodermataceae có màng 2 lớp[5, 22, 32]. Màng của chúng có thể không màu, màu xám, màu vàng – nâu, màu nâu, màu hồng hay màu đen. Màng của chúng có thể phẳng nhẵn hay có gai, có u lồi, đôi khi dạng mạng lưới [22].

Vách bào tử đảm cũng như bào tử túi có thành phần cấu tạo từ kitin ngoài ra trong cấu tạo vách bào tử còn có callosa, hemicellulose, các hợp chất pectin, amyloid, protein và các sắc tố. Người ta có thể phân biệt 5 lớp khác nhau của vách bào tử đảm là: lớp vách trong, lớp vách giữa, lớp vách trung gian, lớp vách ngoài, lớp vách bao. Thông thường thì các sắc tố nằm ở lớp vách trung gian, nhưng ngoài lớp vách đó thì các sắc tố còn có thể nằm trên các lớp khác nữa[5, 20].

Bào tử đảm là cấu trúc sinh sản hữu tính duy nhất của nấm đảm. Trong các điều kiện môi trường có biến đổi lớn thì các cấu trúc đặc thù của chúng luôn được bảo tồn một cách ổn định hơn cả so với các cấu tạo hình thái khác, chính vì thế bào tử đảm được dùng như là một trong những yếu tố cơ bản khi bàn về chủng loại phát sinh của các nhóm nấm đảm.

Quá trình hình thành đảm và bào tử đảm xảy ra như sau: Khi tế bào đầu sợi nấm bắt đầu xảy ra quá trình phân chia, thì phần gốc tế bào này hình thành một ống nhỏ và hai nhân khác tính phân chia độc lập với nhau để tạo thành bốn nhân con.

Một nhân con sẽ chuyển vào ống, một nhân khác chuyển về gốc tế bào và hai nhân khác tính sẽ chuyển lên đỉnh tế bào. Tiếp đó hình thành nên hai vách ngăn ngang tạo ra 3 tế bào: tế bào đinh có hai nhân khác tính, tế bào gốc 1 nhân và tế bào ống 1 nhân. Sau đó tế bào gốc và tế bào ống hòa tan màng vào nhau để tạo thành tế bào có hai nhân khác tính. Tế bào đinh tiếp tục phát triển thành đảm. Nghĩa là hai nhân khác tính kết hợp với nhau để tạo thành nhân lưỡng hội, sau đó nhân lưỡng hội này phân chia tiếp hai lần, lần đầu giảm nhiễm, lần sau nguyên nhiễm để tạo thành bốn nhân đơn bội. Song song với quá trình trên tế bào mẹ lớn lên và hình thành nên bốn mấu lồi nhỏ, sau đó các nhân này chuyển vào các mấu lồi đó và tạo thành bào tử đảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm linh chi (ganodermataceae donk) ở vườn quốc gia chư yang sin (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)