Trong số rất nhiều tên gọi khác nhau như Chi linh, Mộc chi linh, Linh chi… thì tên Linh chi có lẽ là tiêu biểu và mang tính lịch sử cần giữ lại hơn cả, trong sách “ Thần nông bản thảo” cách đây hơn 2000 năm, tên này đã chính thức được sử dụng[19].
Ở nước ta Linh chi ngoài tự nhiên từ hàng ngàn năm nay vẫn còn là hoang dại và đang ngày càng bị xói mòn nguồn gen quý hiếm trong thời mở cửa và tình trạng phá rừng hiện nay.
Trên thực tế nấm Linh chi có khá đa dạng về màu sắc cứ mỗi loại màu phải tương ứng với vài loài. Bên cạnh đó các vùng sinh thái nước ta trải dài từ Bắc xuống Nam và đặc biệt hơn khu vực Tây Nguyên có điều kiện khí hậu khác nhau ở các tiểu vùng từ đó tạo nên nhiều vùng sinh thái khác nhau đã tạo nên tính đa dạng sinh y học ở các loài nấm nói chung và họ Ganoermataceae nói riêng. Trên cơ sở đó nguồn tài nguyên về nấm của nước ta cần phải được phát triển để có thể so sánh với các nước trong khu vực.
Ở khu vực châu Á cũng có một số nhà Nấm học như Patouillard [46,47], Teng, Trịnh Tam Kiệt, Lê Xuân Thám , Lê Bá Dũng và gần đây Lai et al., Silva et al. , Cao Yun et al. … đã khảo cứu về khu hệ nấm trong khu vực châu Á.
Lịch sử hệ thống Họ Ganodermataceae Donk
Họ nấm Ganodermataceae (nấm Linh chi) trước đây được xếp trong nhóm nấm Nhiều lỗ (polypore), cho đến năm 1933 vẫn duy trì trong Họ Polyporaceaese
sensu lato. Cách đây khoảng gần 50 năm họ Linh chi Ganodermataceae Donk (1948) đã được thừa nhận tồn tại tự nhiên theo luật danh pháp.
Lịch sử nghiên cứu hệ thống tự nhiên của Họ Linh chi có thể nói là lịch sử nghiên cứu cấu trúc bào tử đảm của chúng.
Từ 120 năm trở về trước, Kersten (1881) [5, 19]nhà Nấm học Phần Lan đã tách và xây dựng chi nấm Ganoderma Karst từ các Nấm thành một chi độc lập theo kiểu bào tử đảm có lớp vỏ kép hình trứng cụt, bề mặt sần sùi mụn cóc nhỏ. Đây là bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu và phân loại họ nấm Ganodermataceae.
Từ đó những nhà nghiên cứ nấm học sau này đặc biệt là nghiên cứu về họ Ganodermataceae đã dễ dạng lọc ra từ các nhóm Polyporus, Fomes, Boletu. Bên cạnh đó tác giả Patouillard[46]cũng đóng góp vào việc khái quát bào tử đặc trưng của Ganoderma Karst. Tuy rằng bản thân tên chi Ganoderma cũng thể hiện được hình thái quả thể bên ngoài (derma nghĩa là lớp vỏ, bì và gano nghĩa là láng bóng), theo Lê Xuân Thám và cộng sự [19, 20] đã xác nhận sự có mặt của các vách chống mảnh xen kẽ và nối liền với trụ chống (cấu trúc gai) và tìm thấy cấu trúc mấu lồi nhỏ như kiểu lỗ nẩy mầm ở đáy bào tử. Sau này một số tác giả như Pegler và Yuong [48], Trịnh Tam Kiệt[11], Lê Xuân Thám , Lê Bá Dũng [19]đã xác nhận lại điều này.
Phần lớn các loài nấm sống đa niên, không cuống chỉ gặp ở chi này và chúng hầu như chỉ sống trên các gốc cây. Trong khi đó vào năm 1905, Murrill[43,44] lại phát hiện ra một nhóm nấm có cuống đính gần tâm, đính tâm có chu trình sống ngắn (1 – 3 tháng), rất giống các loài Ganoderma và tác giả đề nghị xác lập một chi mới độc lập là chi Amauroderma Murr, với tính đồng nhất cao trong cấu tạo lớp vỏ nâu đen (amauro nghĩa là đen). Đối với chi này cũng có độ đồng nhất cao trong cấu trúc bào tử đảm [50, 52]và một số tư liệu khác gần đây như Trịnh Tam Kiệt[11], Lê Bá Dũng[5], Lê Xuân Thám, Ngô Anh[1]các dẫn liệu này cũng chứng tỏ được các đặc trung của kiểu bào tử đảm cúa chi Amauroderma, chúng khá giống kiểu bào tử cúa chi Ganoderma, song hầu như hình cầu hay gần cầu, bề mặt vỏ bào tử ít khác biệt với chi Ganoderma. Riêng lỗ nảy mầm đã được tiến hóa rõ hơn thành mấu bé khó tìm thấy.
Đối với nấm Linh chi, kết hợp với các đặc trưng về hình thái thể quả, sinh lý sinh trưởng và phân hóa lối sống, chúng ta có thể kết luận, chi Amauroderma là nhánh phân hóa chủ đạo từ các loài của chi Ganoderma trên thân cây xuống đất. Lê Xuân Thám[19] cũng bày tỏ mối quan hệ gần gũi của 2 chi này. Vì vậy mà các nấm Linh chi đen mọc tự do trên nền đất ẩm, nơi có tầng cơ chất thích hợp.
Nhà nấm học Hà Lan Donk (1948) [5, 19] đã xây dựng nên Họ Linh chi Ganodermataceae Donk được tách ra từ họ Polytaraceae và cho đến nay đã được thừa nhận rộng rãi. Thực ra trước đố năm 1933 chính tác giả Donk cũng đã đề xuất phân họ Ganodermataceae và cho rằng chúng có thể đưa lên thành một họ độc lập và sau đó một tác giả khác sử dụng công nghệ cao hơn đã khảo sát tinh vi trên kính hiển vi khảo sát điện tử quét (SEM) đã xác lập nên 2 chi nữa thuộc họ Ganodermataceae đó là Humphreya Stey, với 4 loài và Haddowia Stey với vẻn vẹn 2 loài. Tuy nhiên, đây cũng là bước ngoặt cho lịch sử hệ thống họ Ganodermataceae Donk. Công trình của Steyaert năm (1972) [58]sau thời gian dài (8 năm) nhà nấm học Ryvarden và Johansen (1980)[56, 57]cũng đã nghiên cứu và tán đồng với Steyaert về 2 chi mới này.
Từ trước đến nay hầu như chưa có tác giả nào đưa ra các quan hệ chủng loại phát sinh và tiến hóa của Họ Ganodermataceae Donk, đặc biệt là quá trình tiến hóa bào tử đảm. tuy vậy những dẫn liệu của các tác giả hầu như đã thể hiện đầy đủ chẳng hạn Steyaert (1972, 1977) [56, 57]đã xác lập 04 kiểu bào tử đặc trưng cho bốn chi của Họ Ganodermataceae Donk.
Năm 1996 Lê Xuân Thám và cộng sự [19]đã nghiên cứu cấu trúc bào tử của Ganoderma pseudoferreum, có cấu trúc màng mỏng ngăn ngang rãnh khía giống hệt với kiểu cấu trúc khe dọc ở Haddowia longipes. Điều đó có thể thấy dduwwocj mối liên hệ về cấu trúc bào tử đảm, của Ganoderma Karst và Haddowia Stey đã tiến hóa từ một nhóm Ganoderma nào đó có kiểu tế bào tử đảm kiểu như Ganoderma pseudoferreum nghĩa là vừa mang đặc trưng của kiểu Ganoderma lại vừa mang các đặc điểm của kiểu dẫn xuất Haddowia hay nói một cách khác Ganoderma pseudoferreum được xem là giai đoạn trung gian của sự phát sinh của 2 chi
Ganoderma Karst và Haddowia Stey tiếp đến theo tác giả Lê Bá Dũng (2003) [5]
nghiên cứu về thành phần loài của họ nấm Ganodermataceae cho rằng thành phần loài của họ nấm này khá đa dạng về cấu trúc bào tử, bào tầng và hình dạng quả thể tuy vậy cấu trúc bào tử được ổn định nhất ít biến đổi so với các đặc điểm khác khi điều kiện môi trường thay đổi đây là đặc điểm quan trọng để phân loại. Đây cũng là thành tựu nghiên cứu quan trọng của các tác giả có thể giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu sau này kế thừa trong quá tŕnh nghiên cứu về họ Ganodermataceae.
Qua đó các cách thức sống của các nhóm Ganoderma được thay đổi từ trên cây xuống đất và quá trình tiến hóa cấu trúc bào tử đảm đảm dẫn đến kết quả là hình thành nên 4 chi: Ganoderma, Amauroderma, Humphreya và Haddowia thuộc họ Ganodermataceae. Ngày nay với công nghệ hiện đại sử dụng sinh học phân tử có thể giúp cho chúng ta nghiên cứu, xác định sự tiến hóa và định dạng loài dễ dàng hơn.