CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm sinh học và phân loại của họ Ganodermataceae Donk
3.1.1 Đặc điểm sinh học họ Ganodermataceae Donk
3.1.1.1. Đặc điểm về cấu trúc bào tử của họ nấm Ganodermataceae Donk
Họ Ganodermataceae Donk có cấu trúc bào tử khá đặc biệt so vợi nấm khác, sự nhận diện hình thái cấu trúc bào tử rất rõ nét, đa số bào tử có hình trứng nhụt một đầu, bầu dục, hay gần tròn gồm 2 lớp, lớp ngoài nhẵn, lớp trong có gai nhỏ (trụ chống) có nhiều hình dạng khác nhau (hình bán nguyệt, hình trụ, ...). Đặc điểm này chỉ có duy nhất ở họ Ganodermataeae Donk và hoàn toàn không có ở các họ nấm khác. Cấu trúc bề mặt ngoài khá đa dạng như hình lưới, hình gai hay nhẵn. Bên cạnh đó bào tử của một số loài xuất hiện cấu trúc mấu lồi njor như kiểu lỗ nảy mầm ở đáy bào tử đối diện với lỗ nấm thường lệch sang 1 phía trái hay phải tùy loài.
3.1.1.2. Đặc điểm khác biệt của cấu trúc bào tử ở các chi trong họ Ganodermataceae Donk
Đặc điểm cấu trúc bào tử của họ Ganodermataceae Donk có đặc trưng riêng là bào tử có dạng hình trứng, hình tròn hay hình bầu dục, gồm hai lớp màng (lớp màng ngoài thường nhẵn, màng trong có gai nhỏ...)
Đối với chi Ganoderma thuộc họ Ganodermataceae Donk có đặc trưng riêng là dạng hình trứng nhụt một đầu (phần lỗ nảy mầm).
Đối với chi Amauroderma thuộc họ Ganodermataceae có đặc trưng là dạng hình trứng hay gần tròn không nhụt đầu.
3.1.1.3. Đặc điểm về quả thể
Hình thái của quả thể (thể sinh bào tử)
Quả thể hay thể sinh bào tử của họ nấm Ganodermataceae Donk rất đa dạng và thường gặp ở các dạng sau:
Dạng mũ đính bên, mũ hình bán cầu dẹp hay dạng hến sò, dạng quạt, ... đính vào giá thể trên một diện rộng. Quả thể nấm trong trường hợp này thường phẳng, dẹp. Quả thể có thể đính đơn độc hay xếp thành dạng ngói lợp, cái nọ trên cái kia.
Ngoài ra còn xuất hiện một số hình dạng khác như dạng chùy, dạng san hô phân
nhánh, dạng phiến đơn độc hay phân nhánh. Dạng tán, gồm những mũ nấm đính trên cuống nấm với dạng phụ như có cuống ngắn đến gần như không cuống, cuống đính phía bên trên mũ, cuống lệch và cuống đính giữa.
Mũ nấm cũng gồm rất nhiều dạng khác nhau như:
Mũ dạng phẳng, dẹp, lõm dạng rốn Mũ dạng phễu
Mũ dạng bán cầu Mũ dạng chuông Mũ dạng nón
Mặt mũ nấm cũng rất khác nhau tùy vào từng loài. Mũ nhẵn hay có vảy, mụn, u, lồi...; có lông thô hay nhày, dính, màu sắc của mũ nấm hết sức đa dạng và khác nhau, ngoài ra bề mặt mũ nấm tạo nên những đường vân đồng tâm cũng như phóng xạ ở nhiều loại nấm.
Thịt nấm cũng rất khác nhau. Chúng bao gồm chất thịt, chất keo, chất sáp, chất sụn, chất thịt bì, chất bì, chất lie mềm, chất gỗ cứng, chất sừng, ... Chúng có cấu trúc đồng nhất phân tầng gồm 2, 3 lớp có khi có đường đen chạy qua, cấu trúc của thịt nấm và nô của thể sinh sản có thể đồng nhất hay khác nhau. Thịt nấm rất khác nhau về màu sắc, mùi, vị cũng như phản ứng với không khí và các chất hóa học, ví dụ như phản ứng với KOH chuyển sang màu tối hay xanh đen.
Cuống nấm cũng có nhiều kiểu khác nhau:
Cuống ngắn hay cuống phôi thai Cuống đính bên
Cuống nấm rất khác nhau về hình dạng:
Hình trụ nếu kích thước ở các phần đều nhau
Phình dạng bụng nếu ở phần giữa cuống phình to hơn Dạng cù nếu phình to ở gốc cuống
Dạng hình thoi nếu thót cả phần trên đỉnh và phần gốc của cuống Dạng rễ nếu gốc của cuống thót dần lại.
Cuống nấm có thể đặc, xốp hay rỗng giữa. Chất thịt của cuống tương tự như mũ hay khác nhau như chất thịt dạng sợi (chất xenluloza), chất thịt, sụn, sừng, gỗ, ...
Trên cuống có thể nhẵn hay có các phần phụ như vảy, lông,...
Lớp mặt của mũ
Trong phân loại nấm hiện đại, cấu trúc hiển vi của lớp mặt của mũ trong nhiều trường hợp có ý nghĩa to lớn. Các tế bào cấu trúc nên lớp vỏ của mũ có hình dạng, kích thước, màu sắc, sự sắp xếp rất khác nhau ở các taxon khác nhau. Với các nấm chất gỗ, đáng để ý nhất là cấu trúc lớp vỏ bóng như được đánh vecni hay được sơn. Chúng được tạo thành từ những tế bào phình hình chùy, xen xít nhau thành dạng hàng rào.
Bụi bào tử: ở họ nấm Ganodermateae Donk khi thành thục chúng đều phóng bào tử một cách chủ động vào không khí, màu sắc của bụi bào tử có màu đất đỏ.
Hệ thống sợi nấm
Bao gồm tập hợp các loại sợi cấu trúc nên mô ở các phần khác nhau của quả thể như mô thịt nấm, mô ống hay phiến cũng như cuống nấm. Chúng được tạo thành từ các loại sợi sau:
Sợi nguyên thủy: là sợi nấm khởi đầu, màng mỏng, có chứa nội chất, có vách ngăn điển hình. Chúng có thể có khóa hay không. Chúng có thể khác nhau về độ dày, chiều dài của các tế bào, cấu trúc của nội chất bên trong, bao giờ cũng còn màng ngăn ngang.
Sợi cứng: gồm sợi nấm có màng dày, ít hay hầu như không phân nhánh.
Chúng không có vách ngăn và dĩ nhiên không bao giờ hình thành khóa; thường không chứa nội chất ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển, vì vậy thường có dạng ống vách dày. Chúng xuất hiện ở phần dính vào giá thể của quả thể nấm và như vậy cùng sự phát triển của quả thể sẽ kéo dài dần ra và hầu như toàn bộ quả thể nấm.
Sợi bện: Sợi nấm mọc trong trường hợp này có màng dày tới màng bình thường, phân nhánh rất nhiều, không có vách ngăn. Chúng xuất hiện từ dạng sợi nguyên thủy, mọc xuyên giữa mô, bện kết các sợi khác lại.
Dựa vào sự có mặt của các sợi trên mô, người ta chia ra các hệ thống sợi nấm sau:
Hệ sợi đơn độc chỉ gồm những sợi nấm nguyên thủy.
Hệ sợi hai loại (dimitric) gồm những sợi nấm nguyên thủy và sợi cứng hay gồm sợi nguyên thủy và sợi bện, cũng dòn được gọi là hệ sợi hai loại với sợi bện.
Hệ sợi ba loại (trimitric) gồm cả 3 loại sợi nguyên thủy, sợi cứng và sợi bện.
Ngoài ba loại sợi trên, trong mô còn có thể gặp sợi nấm dạng lông cứng khổng lồ, liệt bào dạng cầu. Hơn thế nữa giữa 3 dạng chính trên còn có những dạng chuyển tiếp, vì vậy ranh giới giưa chúng không bao giờ rõ rệt. Trong phân loại hiện đại, việc phân tích sợi ngày càng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi xem xét quan hệ họ hàng giữa các nhóm nấm.