CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đo lường các biến trong mô hình
3.4.1. Đo lường biến phụ thuộc
Chất lượng thông tin trên báo cáo bộ phận (SRQ):
Như đã trình bày ở phần trước, chất lượng báo cáo bộ phận dựa trên bốn nhân tố:
Thông tin kết quả bộ phận (KQB), số lượng các khoản mục (SKM), số lượng bộ phận (SLB), mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận (PTB).
Thông tin kết quả bộ phận (KQB): Kế thừa cách đo của Steman (2016) công ty có trình bày thông tin kết quả bộ phận nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0.
Số lượng các khoản mục (SKM): Theo nghiên cứu của Leung and Verriest (2015) và Steman (2016) thì số lượng các khoản mục được đo bằng cách đếm số lượng các khoản mục công bố trên báo cáo bộ phận (đếm theo các khoản mục bắt buộc công bố, không tính các khoản mục công bố thông tin tự nguyện)
Bảng 3.2: Thuyết minh các khoản mục bắt buộc trình bày trong BCBP theo chuẩn mực VAS 28.
Nội dung các khoản mục chính yếu bắt buộc trình bày Số khoản mục bắt buộc trình bày
Doanh thu cung cấp dịch vụ cho khách hành bên ngoài 1
Doanh thu từ giao dịch với bộ phận khác 1
Kết quả bộ phận 1
Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận 1
Nợ phải trả bộ phận 1
Tổng chi phí phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định 1 Tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài
hạn
1
Tổng giá trị các khoản chi phí lớn không bằng tiền 1
Tổng số lượng các khoản mục chính yếu 8
Nội dung các khoản mục thứ yếu bắt buộc trình bày Số khoản mục bắt buộc trình bày
Doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngoài 1
Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận 1
Tổng chi phí phát sinh để mua TSCĐ 1
Tổng số lượng các khoản mục thứ yếu 3
Tổng số lượng các khoản mục bắt buộc trình bày 11 Nguồn: Luận văn tự tổng hợp Số lượng bộ phận (SLB):
Nghiên cứu của Leung and Verriest (2015), Doupnik and Seese (2001), Steman (2016) số lượng bộ phận được đo lường bằng cách đếm các bộ phận mà công ty công bố loại trừ công ty mẹ và công ty liên kết. (đếm cho cả BCBP theo khu vực địa lý và khu vực kinh doanh)
Mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận (PTB)
Theo Steman (2016) đo lường mức độ cụ thể của việc phân tách báo cáo bộ phận cụ thể như sau:
1: Cho các bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là "nước ngoài" hay "khác"
2: Cho các bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là nhiều châu lục
3: Cho các bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là một lục địa duy nhất 4: Cho các bộ phận theo khu vực địa lý gắn nhãn là một nhóm các quốc gia trong một lục địa
5: Cho các bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là một quốc gia hoặc khu vực trong phạm vi một quốc gia.
Mỗi bộ phận được đưa ra một giá trị và sau đó mức độ trung bình được dùng cho mỗi công ty để đưa ra mức độ hiệu quả trung bình của bộ phận. Bộ phận sẽ được nhận các giá trị sau đây:
Do đó, dựa vào những kết quả của các nghiên cứu trước tác giả đo độ cụ thể của việc phân tách bộ phận (theo khu vực địa lý) để phù hợp với mẫu ở Việt Nam như sau:
1 : Nếu bộ phận phân theo khu vực địa lý được dán nhãn là “trong nước”, “nước ngoài” và “khác”.
2: Nếu bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là “các quốc gia cụ thể” (vd như: Việt Nam, Lào, Thái Lan…)
3: Nếu bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là “gộp các vùng miền trong nước” (vd như: miền bắc và miền trung, miền trung và miền nam)
4: Nếu bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là “vùng miền cụ thể” (vd như:
miền bắc, miền nam…)
5: Nếu bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là “các tỉnh cụ thể trong nước”
(vd như: Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu...)
Mỗi bộ phận được đưa ra một giá trị và sau đó mức độ trung bình được dùng cho mỗi công ty để đưa ra mức độ hiệu quả trung bình của bộ phận.
3.4.2. Đo lường biến độc lập
SIZE: Quy mô công ty, được đo bằng log cơ số tự nhiên của tổng tài sản của các công ty tại thời điểm t.
LEV: Đòn bẩy tài chính, được đo bằng tổng nợ / tổng tài sản.
ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, được đo bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / tổng tài sản
MTB (Growth): Tốc độ phát triển, được đo bằng giá trị thị trường của cổ phiếu / giá trị sổ sách của cổ phiếu.
CTN: Cạnh tranh trong ngành công nghiệp, theo Berger and Hann (2003), CTN = chỉ số Herfindahl dựa trên doanh thu. Nó được tính như sau:
∑𝑛𝑖=1𝑠𝑖2
(∑𝑛𝑖=1𝑠𝑖)2 Trong đó: n: số lượng bộ phận
Si : là doanh thu bán hàng của bộ phận i.
CTN bằng 1 cho các công ty có 1 bộ phận duy nhất. Công ty có chỉ số CTN càng cao thì báo cáo bộ phận của công ty đó càng kém chi tiết và ngược lại, chỉ số này dao động từ 0 đến 1.
Kết luận chương 3
Trong chương này, luận văn đã đưa ra phương pháp nghiên cứu, thiết lập qui trình nghiên cứu cũng như xem xét mẫu nghiên cứu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, dữ liệu nghiên cứu được lấy từ BCTC đã được kiểm toán của các công ty niêm yết trong năm 2015. Điểm mấu chốt của chương này là xây dựng được mô hình nghiên cứu dựa trên sự kế thừa nghiên cứu của Steman (2016). Luận văn cũng đã xác định biến chất lượng BCBP gồm bốn nhân tố là: Thông tin kết quả bộ phận (KQB), số lượng các khoản mục (SKM), số lượng bộ phận (SLB) và mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận (PTB), cũng như xem xét được năm biến độc lập gồm: Quy mô công ty (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEV), tốc độ phát triển (MTB), tỷ suất lợi nhuận (ROA), mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp (CTN).