CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.3. Kiểm định giả thuyết
Để kiểm định sự tương quan giữa hai biến trong mỗi giả thuyết, luận văn sử dụng tương quan tuyến tính để kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình tương ứng với giả thuyết được đặt ra trước đó. Kết quả kiểm định tương quan sẽ là cơ sở để xem xét sự phù hợp đối với giả thuyết mà luận văn đưa ra, với mục đích chọn lọc và đưa các biến vào thực hiện hồi quy. Trong phân tích áp dụng cho luận văn, kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc
lập và biến phụ thuộc. Một trong những điều kiện để phân tích hồi quy là biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc, nếu ở bước phân tích tương quan này.
4.3.1. Quy mô công ty
Giả thuyết H1.1: Quy mô công ty lớn thì sẽ công bố thông tin kết quả bộ phận.
Theo kết quả kiểm định tham số hệ số tương quan Pearson được trình bày trên bảng 4.4 cho thấy, giữa quy mô công ty và thông tin kết quả bộ phận không có mối tương quan với nhau với P_value (Sig) là 0,279 lớn hơn 0,05 mức ý nghĩa là 5%, vì vậy luận văn đưa ra kết luận bác bỏ giả thuyết H1.1.
Giả thuyết H1.2: Quy mô công ty càng lớn thì sẽ công bố càng nhiều số lượng các khoản mục.
Theo kết quả từ bảng 4.4 không tìm thấy mối tương quan giữa quy mô công ty và số lượng các khoản mục, với Sig là 0,208 lớn hơn 0,05. Vì vậy, luận văn đưa ra kết luận bác bỏ giả thuyết H1.2.
Giả thuyết H1.3: Quy mô công ty càng lớn thì sẽ công bố càng nhiều số lượng bộ phận.
Dựa vào kết quả bảng 4.4 kết quả tương quan giữa các biến, cho thấy quy mô công ty có mối tương quan thuận chiều với số lượng bộ phận. Mức ý nghĩa (Sig) là 0,000 nhỏ hơn 0,05. Do đó, luận văn chấp nhận giả thuyết H1.3.
Giả thuyết H1.4: Quy mô công ty càng lớn thì mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận càng cao.
Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy mức ý nghĩa (Sig) là 0,711, mức ý nghĩa này lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ biến quy mô công ty không có mối tương quan với mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận. Luận văn đi đến kết luận bác bỏ giả thuyết H1.4.
4.3.2. Đòn bẩy tài chính
Giả thuyết H2.1: Công ty có đòn bẩy tài chính cao thì công ty sẽ công bố thông tin kết quả bộ phận.
Dựa vào bảng 4.4, với mức ý nghĩa (Sig) bằng 0,983 lớn hơn 0,05, luận văn đưa ra kết luận bác bỏ giả thuyết H2.1.
Giả thuyết H2.2: Công ty có đòn bẩy tài chính càng cao thì công ty sẽ trình bày càng nhiều số lượng các khoản mục.
Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy hai biến này không có mối tương quan với nhau. Sig bằng 0,518 lớn hơn mức ý nghĩa 0,05. Vì thế, luận văn bác bỏ giả thuyết H2.2.
Giả thuyết H2.3: Công ty có đòn bẩy tài chính càng cao thì công ty sẽ công bố càng nhiều số lượng bộ phận.
Luận văn bác bỏ giả thuyết H2.3 vì theo kết quả từ bảng 4.4 cho thấy mức ý nghĩa Sig bằng 0,886 lớn hơn 0,05. Vì thế đòn bẩy tài chính không có mối tương quan với số lượng bộ phận.
Giả thuyết H2.4: Công ty có đòn bẩy tài chính càng cao thì mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận càng cao.
Kết quả kiểm định từ bảng 4.4 cho thấy hai biến này cũng không có mối tương quan với nhau, cụ thể Sig bằng 0,622 lớn hơn 0,05. Do đó, luận văn đưa ra kết luận bác bỏ giả thuyết H2.4.
4.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Giả thuyết H3.1: Công ty có tỷ suất lợi nhuận cao thì sẽ trình bày thông tin kết quả bộ phận.
Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản không có mối tương quan với thông tin kết quả bộ phận. Với mức ý nghĩa Sig bằng 0,556, mức này lớn hơn 0,05. Vì thế, luận văn bác bỏ giả thuyết H3.1.
Giả thuyết H3.2: Công ty có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì sẽ trình bày càng ít số lượng các khoản mục.
Dựa vào bảng 4.4 cũng không tìm thấy mối tương quan nào giữa tỷ suất lợi nhuận và số lượng các khoản mục. Mức ý nghĩa là 0,323 lớn hơn 0,05. Luận văn đi đến kết luận bác bỏ giả thuyết H3.2.
Giả thuyết H3.3: Công ty có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì công ty sẽ trình bày càng ít số lượng bộ phận.
Từ bảng 4.4 cho thấy Sig bằng 0,056 lớn hơn 0,05. Tuy nhiên con số này sấp xỉ bằng với 0,05 nên luận văn cần chạy hồi quy để xem tỷ suất lợi nhuận (ROA) có mối tương quan với số lượng bộ phận (SLB) hay không. Nhưng luận văn tạm kết luận bác bỏ giả thuyết H3.3.
Giả thuyết H3.4: Công ty có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phân càng giảm.
Kết quả kiểm định từ bảng 4.4 cho thấy tỷ suất lợi nhuận không có mối tương quan với mức độ cụ thể của việc phân tách, với mức ý nghĩa (Sig) bằng 0,831 lớn hơn mức ý nghĩa 0,05. Từ kết quả này, luận văn đưa ra kết luận bác bỏ giả thuyết H3.4.
4.3.4. Tốc độ phát triển
Giả thuyết H4.1: Công ty có tốc độ phát triển càng cao thì công ty sẽ không công bố thông tin kết quả bộ phận.
Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy, không có mối tương quan giữa tốc độ phát triển và thông tin kết quả bộ phận, với mức ý nghĩa là 0,658 lớn hơn 0,05. Luận văn bác bỏ giả thuyết H4.1.
Giả thuyết H4.2: Công ty có tốc độ phát triển càng cao thì công ty đó sẽ trình bày càng ít số lượng các khoản mục.
Kết quả kiểm định của biến tốc độ phát triển với số lượng các khoản mục ở bảng 4.4 cho thấy: Giữa hai biến này có mối quan hệ với nhau, với mức ý nghĩa là 0,016 nhỏ hơn 0,05. Do vậy, luận văn đưa ra kết luận chấp nhận giả thuyết H4.2.
Giả thuyết H4.3: Công ty có tốc độ phát triển càng cao thì công ty đó sẽ trình bày càng ít số lượng bộ phận.
Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy không có mối tương quan giữa tốc độ phát triển và số lượng báo cáo bộ phận, với mức ý nghĩa là 0,331 lớn hơn 0,05. Vì thế, luận văn đưa ra kết luận bác bỏ giả thuyết H4.3.
Bảng 4.4 Ma trận hệ số tương quan của các biến về chất lượng báo cáo bộ phận trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Tương quan
KQB SKM SLB PTB SIZE MTB CTN Lev ROA
KQB
Tương quan (Pearson) 1 .343** .172** -.028 .060 -.025 -.037 -.001 .033
Mức ý nghĩa (Sig.) .000 .002 .609 .279 .658 .509 .983 .556
N 326 326 326 326 326 326 326 326 326
SKM
Tương quan (Pearson) .343** 1 .304** .266** .070 -.133* -.110* -.036 -.055
Mức ý nghĩa (Sig.) .000 .000 .000 .208 .016 .046 .518 .323
N 326 326 326 326 326 326 326 326 326
SLB
Tương quan (Pearson) .172** .304** 1 .366** .248** -.054 -.350 .008 -.106
Mức ý nghĩa (Sig.) .002 .000 .000 .000 .331 .068 .886 .056
N 326 326 326 326 326 326 326 326 326
PTB
Tương quan (Pearson) -.028 .266** .366** 1 .021 -.004 -.093 .027 -.012
Mức ý nghĩa (Sig.) .609 .000 .000 .711 .942 .095 .622 .831
N 326 326 326 326 326 326 326 326 326
SIZE
Tương quan (Pearson) .060 .070 .248** .021 1 .067 -.077 .292** .085
Mức ý nghĩa (Sig.) .279 .208 .000 .711 .229 .164 .000 .128
N 326 326 326 326 326 326 326 326 326
MTB
Tương quan (Pearson) -.025 -.133* -.054 -.004 .067 1 -.021 -.051 -.027
Mức ý nghĩa (Sig.) .658 .016 .331 .942 .229 .705 .356 .626
N 326 326 326 326 326 326 326 326 326
CTN
Tương quan (Pearson) -.037 -.110* -.350 -.093 -.077 -.021 1 .011 .102
Mức ý nghĩa (Sig.) .509 .046 .068 .095 .164 .705 .846 .065
N 326 326 326 326 326 326 326 326 326
Lev
Tương quan (Pearson) -.001 -.036 .008 .027 .292** -.051 .011 1 -.057
Mức ý nghĩa (Sig.) .983 .518 .886 .622 .000 .356 .846 .304
N 326 326 326 326 326 326 326 326 326
ROA
Tương quan (Pearson) .033 -.055 -.106 -.012 .085 -.027 .102 -.057 1 Mức ý nghĩa (Sig.) .556 .323 .056 .831 .128 .626 .065 .304
N 326 326 326 326 326 326 326 326 326
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Giả thuyết H4.4: Công ty có tốc độ phát triển càng cao thì mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận sẽ càng thấp.
Bảng 4.4 cho thấy kết quả như sau: Sig bằng 0,92 lớn hơn mức ý nghĩa 0,05. Tức là không có mối tương quan giữa hai biến này. Luận văn đưa ra kết luận bác bỏ giả thuyết H4.4.
4.3.5. Mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp
Giả thuyết H5.1: Công ty có mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp càng cao thì công ty sẽ không cung cấp thông tin kết quả bộ phận
Từ kết quả tương quan ở bảng 4.4 cho thấy không có mối tương quan giữa biến cạnh tranh trong ngành công nghiệp và thông tin kết quả bộ phận. Với Sig bằng 0,509 lớn hơn 0,05. Do đó, luận văn đưa ra kết luận bác bỏ giả thuyết H5.1.
Giả thuyết H5.2: Công ty có mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp càng cao sẽ công bố ít số lượng các khoản mục hơn.
Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy có mối tương quan giữa chỉ số cạnh tranh trong ngành công nghiệp và số lượng các khoản mục. Với mức ý nghĩa (Sig) bằng 0,046 nhỏ hơn 0,05. Vì thế, luận văn đưa ra kết luận chấp nhận giả thuyết H5.2.
Giả thuyết H5.3: Công ty có mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp càng cao thì sẽ công bố ít số lượng bộ phận hơn.
Từ bảng 4.4 kết quả kiểm định tương quan cho thấy không có mối quan hệ giữa cạnh tranh trong ngành công nghiệp với số lượng bộ phận. Mức ý nghĩa (Sig) bằng 0,068 lớn hơn mức ý nghĩa 0,05. Do đó, luận văn đưa ra kết luận bác bỏ giả thuyết H5.3.
Giả thuyết H5.4: Công ty có mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp càng cao thì mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận càng thấp.
Kết quả kiểm định tương quan từ bảng 4.4 cho thấy không có mối quan hệ nào giữa cạnh tranh trong ngành công nghiệp và mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận.
Với mức ý nghĩa (Sig) là 0,95 lớn hơn 0,05. Vì vậy, luận văn đưa ra kết quả bác bỏ giả thuyết H5.4.
Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả Thuyết Kết quả kiểm định
H1.1: Quy mô công ty lớn thì sẽ công bố thông tin kết quả bộ
phận Bác bỏ H1.1
H1.2: Quy mô công ty càng lớn thì sẽ công bố càng nhiều số
lượng các khoản mục Bác bỏ H1.2
H1.3: Quy mô công ty càng lớn thì sẽ công bố càng nhiều số
lượng bộ phận Chấp nhận H1.3
H1.4: Quy mô công ty càng lớn thì mức độ cụ thể của việc phân
tách bộ phận càng cao. Bác bỏ H1.4
H2.1: Công ty có đòn bẩy tài chính cao thì công ty sẽ công bố
thông tin kết quả bộ phận. Bác bỏ H2.1
H2.2: Công ty có đòn bẩy tài chính càng cao thì công ty sẽ trình
bày càng nhiều số lượng các khoản mục. Bác bỏ H2.2
H2.3: Công ty có đòn bẩy tài chính càng cao thì công ty sẽ công
bố càng nhiều số lượng bộ phận. Bác bỏ H2.3
H2.4: Công ty có đòn bẩy tài chính càng cao thì mức độ cụ thể
của việc phân tách bộ phận càng cao Bác bỏ H2.4
H3.1: Công ty có tỷ suất lợi nhuận cao thì sẽ trình bày thông tin
kết quả bộ phận Bác bỏ H3.1
H3.2: Công ty có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì sẽ trình bày càng
ít số lượng các khoản mục Bác bỏ H3.2
H3.3: Công ty có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì công ty sẽ trình
bày càng ít số lượng bộ phận. Bác bỏ H3.3
H3.4. Công ty có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì mức độ cụ thể
của việc phân tách bộ phân càng giảm Bác bỏ H3.4
H4.1: Công ty có tốc độ phát triển càng cao thì công ty sẽ không
công bố thông tin kết quả bộ phận Bác bỏ H4.1
H4.2: Công ty có tốc độ phát triển càng cao thì công ty đó sẽ
trình bày càng ít số lượng các khoản mục Chấp nhận H4.2 H4.3: Công ty có tốc độ phát triển càng cao thì công ty đó sẽ
trình bày càng ít số lượng bộ phận Bác bỏ H4.3
H4.4: Công ty có tốc độ phát triển càng cao thì mức độ cụ thể
của việc phân tách bộ phận sẽ càng thấp Bác bỏ H4.4
H5.1: Công ty có mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp
càng cao thì công ty sẽ không cung cấp thông tin kết quả bộ phận Bác bỏ H5.1 H5.2: Công ty có mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp
càng cao sẽ công bố ít số lượng các khoản mục hơn Chấp nhận H5.2 H5.3: Công ty có mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp
càng cao thì sẽ công bố ít số lượng bộ phận hơn Bác bỏ H5.3 H5.4: Công ty có mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp