CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.5. Bàn luận về kết quả nghiên cứu
Dựa vào kết quả nghiên cứu, biến số lượng các khoản mục (SKM) có một biến độc lập tác động là tốc độ phát triển (MTB). Biến số lượng bộ phận (SLB) có 2 biến độc lập tác động là quy mô công ty (SIZE) và biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Kết quả này được bàn luận như sau:
12. Đối với mô hình 1.2 về số lượng các khoản mục (SKM) - Biến tốc độ phát triển (MTB)
Tốc độ phát triển tác động ngược chiều với số lượng các khoản mục, kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Steman (2016). Theo nhận định của Prencipe (2004) cho rằng, chi phí cạnh tranh tiềm tàng phát sinh từ việc công bố các thông tin bộ phận
của các doanh nghiệp đang tăng trưởng do đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng thông tin này gây bất lợi cho họ. Vì vậy, dường như các công ty có xu hướng che dấu các thông tin nhạy cảm khi mà các công ty đang trên đà phát triển, quan điểm này cũng giống với quan điểm của Chavent et al (2005) và cũng đúng với lập luận đưa ra lúc đầu của luận văn là công ty có tốc độ phát triển cao thì lại muốn trình bày ít các khoản mục lại, với mục đích có thể là để che dấu thông tin với đối thủ cạnh tranh.
13. Đối với mô hình 1.3 về số lượng bộ phận (SLB) - Biến quy mô công ty (SIZE)
Theo kết quả nghiên cứu thì biến này có xu hướng tác động cùng chiều với số lượng bộ phận (SLB). Kết quả khảo sát này của luận văn tương tự với kết quả của Steman (2016), Leung and Verriest (2015). Như vậy kết quả nghiên cứu này cũng phản ánh đúng ý nghĩa kinh tế và phù hợp với thực trạng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi quy mô công ty càng cao thì công ty sẽ trình bày nhiều hơn số lượng bộ phận hơn.
- Biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với số lượng bộ phận. Mặc dù Steman (2016) và Leung and Verriest (2015) chưa tìm thấy mối quan hệ này. Tuy vậy, kết quả này lại phù hợp với lập luận ban đầu của luận văn là mặc dù tỷ suất lợi nhuận được xem là một chỉ tiêu biểu thị cho chất lượng của khoản đầu tư, nhưng việc cung cấp nhiều thông tin của nhiều bộ phận riêng biệt cũng sẽ đẩy công ty vào tình thế bất lợi đối với đối thủ cạnh tranh. Vì thế, khi tỷ suất lợi nhuận tăng thì các công ty lại có xu hướng giảm việc lập báo cáo bộ phận.
Bảng 4.10 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Biến giải thích
Mô hình 1.2 - Số lượng các khoản mục
Mô hình 1.3 - Số lượng bộ phận
Kết quả Dấu Kết quả Dấu
Quy mô công ty (SIZE) Không có ý
nghĩa Có ý nghĩa +
Tốc độ phát triển (MTB) Có ý nghĩa - Không có ý nghĩa Đòn bẩy tài chính (LEV) Không có ý
nghĩa Không có ý nghĩa
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Không có ý
nghĩa Có ý nghĩa -
Mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp (CTN)
Không có ý
nghĩa Không có ý nghĩa
Nguồn: luận văn tự tổng hợp Kết luận chương 4
Trong chương này, luận văn trình bày các kết quả kiểm định và phân tích được thực hiên trong nghiên cứu bằng phương pháp kiểm định Pearson, phân tích phương sai ANOVA để tìm ra độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Qua kết quả hồi quy chỉ có 2 nhân tố của biến phụ thuộc là có biến độc lập tác động, đó là biến số lượng các khoản mục (SKM) và số lượng bộ phận (SLB). Trong 5 biến độc lập quy mô công ty (SIZE), tốc độ phát triển (MTB), mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp (CTN), đòn bẩy tài chính (LEV), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), kết quả cho thấy chỉ có 3 biến là có tác động. Trong đó, tốc độ phát triển (MTB) có tác động ngược chiều với số lượng các khoản mục (SKM). Quy mô công ty (SIZE) có tác động cùng chiều với số lượng bộ phận (SLB) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có tác động ngược chiều với số lượng bộ phận (SLB).