TÌM HIỂU VỀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO HỌC PHẦN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN, TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

C. TÌM HIỂU VỀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hiện nay khoa công nghệ thông tin trường ĐHSPKTHY đào tạo gồm 3 chuyên ngành chính : Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ máy tính, Mạng máy tính và truyền thông. Mỗi chuyên ngành là một hướng chuyên sâu về lĩnh vực tương ứng. Trong 2 năm học đầu tiên, sinh viên được học các nội dung hoàn toàn giống nhau với mục tiêu trang bị các kiến thức cơ sở về công nghệ thông tin, phần cứng, phần mềm và mạng máy tính. Với khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành chung, sinh viên có khả năng làm việc được trong lĩnh vực phát triển phần mềm, mạng máy tính và đều có khả năng lập trình phần mềm máy tính. Từ năm thứ 3, sinh viên bắt đầu học các học phần theo hướng chuyên sâu của chuyên ngành. Trong thời gian này vẫn có các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở hoặc chuyên ngành chung cho cả 3 chuyên ngành.

1. Chuyên ngành công nghệ phần mềm a.Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin có kiến thức kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực Công nghệ thông tin, có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, có khả năng thích ứng với sự phát triển của công nghệ và môi trường công việc, đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Công nghệ phần mềm là một trong các chuyên ngành chính được giảng dạy trong ngành Công nghệ thông tin của các trường đại học kỹ thuật. Nội dung của chuyên ngành bao gồm những khái niệm cơ bản và các kiến thức nâng cao liên quan đến các phương pháp và công cụ trợ giúp phát triển phần mềm một cách hiệu quả, tin cậy và tiết kiệm.

Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Công nghệ phần mềm, bao gồm các kỹ thuật và công nghệ để:

- Thu thập, phân tích và tổng hợp yêu cầu về phần mềm từ người sử dụng - Thiết kế phần mềm

- Phát triển phần mềm

- Các kỹ thuật về đánh giá chi phí , đảm bảo chất lượng phần mềm - Phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng và phát triển phần mềm máy tính

Ngoài ra, sinh viên ngành CNTT còn được trang bị kỹ năng mềm thông qua việc thực hiện các đồ án môn học, nghiên cứu khoa học sinh viên, thực tập và đồ án tốt nghiệp

- Kỹ năng phân tích tổng hợp và giải quyết vấn đề, kỹ năng tự học thêm kiến thức mới thuộc chuyên ngành

- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm - Kỹ năng đọc hiểu và sử dụng tiếng anh chuyên ngành b. Triển vọng nghề nghiệp

Hiện nay, với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin và truyền thông như Internet, mạng viễn thông di động, thương mại điện tử…, nhu cầu nguồn nhân lực cho việc thiết kế, phát triển, vận hành các ứng dụng dịch vụ CNTT ngày càng gia tăng. Các lĩnh vực đặc biệt cần nhiều nhân lực CNTT gồm: phát triển và gia công phần mềm, giải pháp hệ thống thông tin, viễn thông di động, dịch vụ Internet, truyền hình số, nội dung số và giải trí, tài chính ngân hàng…

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT trường ĐHSPKTHY đảm nhận tốt các vị trí sau :

• Cán bộ kỹ thuật, quản lý điều hành, quản trị dự án trong lĩnh vực CNTT

• Chuyên viên tin học trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức doanh nghiệp

• Kỹ sư phát triển phần mềm, chuyên viên kiểm thử phần mềm tại các công ty giải pháp phần mềm

• Kỹ sư hệ thống thông tin, chuyên viên quản trị hệ thống mạng, chuyên gia an ninh mạng và bảo mật

• Lập trình viên ứng dụng di động, phát triển game

• Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về CNTT tại các Viện, Trường và Trung tâm nghiên cứu...

• Kỹ sư nghiên cứu và phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Chuyên ngành kỹ thuật máy tính a.Mục tiêu đào tạo

Đào tạo ra những kỹ sư có chất lượng cao, có khả năng thiết kế, xây dựng và triển khai những hệ thống phần mềm và phần cứng cho máy tính và các thiết bị điều khiển nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Máy tính cũng được trang bị những kiến thức cần thiết để có thể học tiếp cao học và tiến sỹ trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin.

Chương trình sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin, kiến thức cốt lõi ngành Kỹ thuật Máy tính, và kiến thức, công nghệ chuyên sâu của ngành như vi xử lý, vi điều khiển, thiết kế vi mạch, phần mềm nhúng, phần mềm cho các thiết bị điều khiển tự động, robot công nghiệp.

b.Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình ngành Kỹ thuật Máy tính của Trường ĐHSPKTHY, các kỹ sư có thể đảm nhiệm nhiều công việc trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin như:

- Thiết kế và xây dựng các phầm mềm, phần cứng cho các thiết bị điều khiển tự động như các thiết bị điều khiển trong ô tô, thiết bị điện tử, thiết bị đọc mã vạch, robot công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp.

- Quản trị và xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hệ thống máy tính và mạng máy tính.

- Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu.

- Tư vấn, thẩm định và phát triển các dự án, giải pháp công nghệ thông tin.

Hiện nay, những kỹ sư tốt nghiệp lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã được tuyển dụng và làm việc tại hầu hết các công ty lớn trong lĩnh vực này tại Việt Nam và một số công ty lớn trên thế giới như công ty IBM (Mỹ), Intel (Mỹ), NEC (Nhật), Renesas (Nhật), NTT Data (Nhật), ELCA (Thụy Sĩ), Tập đoàn Viettel, Tập đoàn FPT, Mobifone, KMS Technology Vietnam, TMA Solutions, CSC Vietnam, Global CyberSoft, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Công thương, v.v.

Nhiều cựu sinh viên của Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính hiện phụ trách các vị trí lãnh đạo, kỹ thuật quan trọng tại các tập đoàn, công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam.

3. Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông a. Mục tiêu đào tạo

Phân tích thiết kế, triển khai, quản trị vận hành các hệ thống mạng, dự đoán trước được các tình huống phát sinh và chuẩn bị phương án dự phòng đảm bảo mạng luôn được hoạt động thông suốt.

- Hoạch định, thiết kế tổng thể, xây dựng, cài đặt, hỗ trợ vận hành và hiệu chỉnh các hệ thống thông tin, đảm bảo được các yêu cầu về tính mở rộng, mức độ sẵn sàng cao, hiệu suất ổn định.

- Tư vấn, thiết kế và xây dựng các hệ thống an ninh đảm bảo an toàn cho các hệ thống mạng và ứng dụng. Ngăn chặn tấn công, phát hiện lỗ hổng, bảo vệ hệ thống mạng.

- Triển khai, xây dựng các hệ thống điện thoại Internet, viễn thông.

- Lập trình các phần mềm ứng dụng, các hệ thống điều khiển tự động và thiết bị phần cứng.

b.Triển vọng nghề nghiệp:

Sinh viên học ngành Truyền thông và mạng máy tính khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Truyền thông và mạng máy tính và có thể làm các công việc như:

- Kỹ sư phân tích, thiết kế, xây dựng các hệ thống mạng; cán bộ quản lý dự án công nghệ thông tin.

- Chuyên gia vận hành, quản trị và bảo mật các hệ thống mạng và truyền thông.

- Chuyên viên thiết kế và đảm bảo hoạt động các hệ thống mạng trong các doanh nghiệp, cơ quan, trường học…

- Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các Viện nghiên cứu, Bộ, Ban, Ngành và các cơ sở đào tạo.

- Giảng viên về lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông ở các trường đại học và cao đẳng.

- Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có thể tiếp tục học tập,nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Truyền thông và mạng máy tính.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO HỌC PHẦN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w