KIỂM TRA HỌC KỲ I

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN HỌC HÓA HỌC LỚP 8 NĂM 2017, Trường THCS Thượng Lâm (Trang 82 - 86)

Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KỲ I

1. Kiến thức

Chủ đề 1: Đơn chât- hợp chất phân tử

+ Nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất.

+ Lập công thức hoá học của hợp chất.

Chủ đề 2: Phản ứng hóa học

+ Lập được phương trình hóa học khi biết chất tham gia Chủ đề 3: Mol và tính toán hóa học

+ Tính được m, n, V theo phương trình hóa học của chất tham gia hoặc sản phẩm dựa theo dữ kiện bài cho.

+ Tìm công thức hoá học của hợp chất khi biết khối lượng các nguyên tố 2. Kĩ năng

- Rèn luyện khả năng làm bài cẩn thận, khoa học.

- Củng cố lại các kiến thức ở chương I,II và III.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tính tự giác khi làm bài.

- Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.

B. Chuẩn bị

a. Học sinh : Ôn lại kiến thức các chương.

b. Giáo viên : Đề kiểm tra phô tô cho từng HS C . Tiến trình của giờ học

I. Ổn định: kiểm tra sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.

III. Bài mới:

MA TRẬN

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở Cộng mức cao hơn Chương 1

Đơn chât- hợp chất

phân tử

- Khái niệm đơn chất, hợp chất:

lấy ví dụ - Nêu khái niệm của hóa trị và tính hóa trị

Lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hóa

trị

Số câu Câu 1 Câu 2 2 câu

Tỉ lệ:% (30%) (10%) (40%) Chương 2

Phản ứng hóa học

Lập pthh khi biết chất tham gia và sản phẩm Số câu

Số điểm Tỉ lệ:%

Câu 3 2 điểm

(20%)

1 câu 2 điểm

(20%)

Chương 3 Mol và tính toán hóa học

- Tính được m, n, V theo phương trình hóa học của chất tham gia hoặc sản phẩm dựa theo dữ kiện bài cho

- Tìm công thức hoá học của hợp chất khi biết khối lượng của các chất Số câu

Số điểm Tỉ lệ:%

Câu 4 3 điểm

(30%)

Câu 5 1 điểm

(10%)

2 câu 4 điểm

(40%) Tổng số câu

Tổng số điểm Tổng (%)

1 câu 3 điểm

(30%)

2 câu 3 điểm

(30%)

1 câu 3 điểm

(30%)

1 câu 1 điểm

(10%)

5 câu 10 điểm

(100%) ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1 (3 điểm) :

a. Thế nào là đơn chất, hợp chất? Lấy ví dụ: 3 đơn chất, 3 hợp chất?

b. Hóa trị là gì? Xác định hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất sau:

SO3 và H2S

Câu 2 (1 điểm): Hãy lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi : a. Al ( III) và Cl (I) .

b. Zn(II) và NO3 (I)

Câu 3 (2 điểm) : Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a .CaCO3 - - - > CaO + CO2

b.Al + O2 - - - > Al2O3

c. Fe + Cl2 - - - > FeCl3

d. Mg + Fe2 (SO4 )3 - - - > MgSO4 + Fe

Câu 4 (3 điểm) : Cho 11,2g kim loại sắt (Fe) tác dụng với axít sunfuríc loãng (H2SO4) dư tạo ra Sắt (II) sunfat (FeSO4) và khí hiđro (H2). Em hãy:

a. Viết phương trình phản ứng?

b. Tính khối lượng axít sunfuric tham gia phản ứng?

c. Tính thể tích khí hiđro tạo thành (ở đktc) ?

Câu 5 (1 điểm ): Đốt cháy hoàn toàn 2,24g sắt (Fe), thu được 3,2g oxit sắt. Xác định công thức phân tử của oxit sắt? (biết oxit sắt được tạo bởi sắt và oxi)

( Cho: O = 16 ; Fe = 56 ; S = 32 , H = 1) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu Đáp án Biểu điểm

1

a. Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học

ví dụ: Ca; K; O2

- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên:

ví dụ: H2O; HCl; SO2 b.

- Hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác.

- Hóa trị của lưu huỳnh là:

SO3 S (VI) H2S S (II)

0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 1 điểm

0.5 điểm 0.5 điểm

2

+ Công thức chung AlxCly

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III=y.I Ta có tỉ lệ

x/y=I/III=1/3 vậy x= 1, y=3 công thức là: AlCl3

+ Công thức chung Znx (NO3)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II=y.I Ta có tỉ lệ

x/y=I/II= 1/2 vậy x= 1, y=2

công thức là: Zn(NO3)2

0,25 điểm

0,25 điểm 0,25 điểm

0,25 điểm

3

a. CaCO3 CaO + CO2

b. 4Al + 3O2 2Al2O3

c. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3

d. 3Mg + Fe2 (SO4 )3 3MgSO4 + 2Fe

0,5 điểm 0,5điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 4 a. Fe + H2SO4 FeSO4 + H 2

b. Số mol Fe = 11, 2 : 56 = 0.2 (mol)

Fe + H2SO4 FeSO4 + H 2 1mol 1mol 1mol 1mol 0.2mol 0.2mol 0.2mol 0.2mol

0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm

c. Thể tích khí H2 = 0,2 . 22,4 = 44,8 (lít) 0,5 điểm

5

Phương trình hóa học dạng tổng quát:

2xFe + yO2 2FexOy

x.112g 2(56x + 16y) g 2,24g 3,2g

Theo phương trình hóa học trên ta có:

2,24 . 2(56x + 16y) = 3,2 . 112x Giải ra ta có: 3x = 2y x/y =2/3

Do đó công thức phân tử của oxit sắt là: Fe2O3

0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm IV. Củng cố

GVThu bài. Và kiểm tra số bài V. Dặn dò

Đọc trước bài tính chất của oxi

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN HỌC HÓA HỌC LỚP 8 NĂM 2017, Trường THCS Thượng Lâm (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w