Môi trường nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc trưng cơ lý và xây dựng mô hình cấu trúc các lớp đất đá khu quy hoạch đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 69)

Để phục vụ cho quá trình sinh hoạt và xây dựng, tiềm năng tài nguyên nước ngày càng được quan tâm. Nguồn nước trong các hồ chứa đã được khoanh vùng bảo vệ. Hiện tại nó chỉ phục vụ công tác tưới tiêu là chủ yếu. Nhưng với tổng diện tích các hồ chứa đến 88.9 ha chiếm 13,8% (số liệu được tính toán từ bản đồ cơ cấu quy hoạch

phân khu chức năng) nước trong hồ chủ yếu tiếp nhận trực tiếp từ nước mưa, chất lượng nước có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau [2].

Bảng 4-1: Kết quả phân tích mẫu nước tại hồ Trung tâm [2]

STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích

Giá trị tới hạn (theo QCVN 08:2008/BTNMT) A B A1 A2 B1 B2 1 pH mg/l 8,3 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 DO mg/l 7,205 ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 TSS mg/l 16,5 20 30 50 100 4 COD mg/l 20,37 10 15 30 50 5 BOD5 mg/l 6,6 4 6 15 25 6 NH4+ mg/l KPH 0,1 0,2 0.5 1 7 Cl- mg/l KPH 250 400 600 - 8 NO3- mg/l 1,215 2 5 10 15 9 PO43- mg/l KPH 0,1 0,2 0,3 0,5 10 Fe mg/l KPH 0,5 1 1,5 2 11 Colifom MPN/100 ml 1320 2500 5000 7500 10000 Ghi chú:

A1: sử dụng cho mục đích sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2,

B1 và B2.

A2: dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công

nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh hoặc các mục đích khác như B1, B2.

B1: dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng có

yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích như loại B2.

Kết quả phân tích nước tại hồ trung tâm đạt chất lượng loại A2. Ngoài việc dùng nước tưới tiêu còn có thể sử dụng cho sinh hoạt. Do đó, để sử dụng nguồn nước này hợp lý cần có đề án quy hoạch tổng thể về nguồn nước và giải pháp xử lý phù hợp.

Mặt khác, các tầng chứa nước dưới đất trong vùng chủ yếu được tìm thấy trong các trầm tích Pleistocenee – Sét pha, cát bụi hạt mịn và trầm tích Miocenee – Cát hạt trung. Công tác quy hoạch càng được hoàn thiện, dân cư tập trung càng gia tăng nên nhu cầu khai thác nước dưới đất càng lớn. Từ những năm 1998 đến nay, độ sâu mực nước ngầm có khuynh hướng giảm dần. Mực nước trong mùa khô năm 1998 là 5 m, đến nay là 15 m so với mặt đất. Lượng nước bổ cập ngày càng ít do bề mặt ngày càng bị bê tông hóa được 21.67%(số liệu được tính toán từ bản đồ cơ cấu quy hoạch phân

khu chức năng phụ lục số 1). Thảm thực vật bị thu nhỏ nên khả năng lưu giữ nước mặt

cũng rất ít, phát triển quá trình chảy tràn. Nếu không có hệ thống thu nước mưa thì đây cũng là nguyên nhân làm phát triển quá trình xói mòn. Mặt khác, diện tích quy hoạch nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa địa hình cao thuộc địa hình địa mạo trầm tích Pleistocenee (cao độ trung bình từ 10 m - 30 m) và địa hình thấp thuộc địa hình địa mạo của trầm tích Holocencee (cao độ từ 0 m – 5 m), cụ thể là quận 9. Địa hình dốc thoải về phía Tây Nam như từ khoa Kinh tế Luật đến kí túc xá khu B, và hướng Đông Bắc cụ thể từ trung tâm Thể dục Thể thao I. Nước mặt có khuynh hướng thoát nhanh xuống vùng trũng. Do đó, việc quy hoạch khu ĐHQG nói riêng khu vực chuyển tiếp này nói chung, cần phải chú ý đến vấn đề này trong quá trình quy hoạch vĩ mô của toàn vùng. Nếu không sẽ làm gia tăng quá trình ngập cục bộ, đặc biệt ngập úng sẽ xảy ra trong vùng trầm tích Holoecene và các vùng bên dưới do mưa và triều cường.

Căn cứ vào bản đồ địa hình địa mạo vùng Đông TP. HCM tỷ lệ, tác giả thành lập sơ đồ cao độ địa hình vùng qua khu quy hoạch và vùng lân cận để đánh giá được sự chuyển tiếp địa hình.

Hình 4-1 Sơ đồ cao độ và các đư

Hình

Hình 4

Khu vực Tây Bắc như các huy Dương. Đây là những khu v

Sơ đồ cao độ và các đường mặt cắt địa hình qua khu quy hoạch ĐHQG TP.HCM tỷ lệ 1/150 000

Hình 4-2: Mặt cắt địa hình theo đường AB

4-3: Mặt cắt địa hình theo đường CD

c như các huyện Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầ ng khu vực đang phát triển nhanh nền kinh tế, đặc bi

Đ Tỷ lệ 1:150 000

a hình qua khu quy hoạch ĐHQG

ầu Một tỉnh Bình c biệt là khu công

thị xã Dĩ An, khu công nghiệp Sóng Thần 3 thuộc thị xã Thủ Dầu Một. Mật độ dân số ngày càng gia tăng. Khu vực này lại nằm ở vùng cao phía trên thuộc địa hình địa mạo Pleistocenee (từ 10 – 30 m). Tất cả những điều này là nguyên nhân gây ô nhiễm và giảm chất lượng nước ngầm, nước sông nước mặt trong khu vực nghiên cứu và khu vực thuộc địa hình địa mạo Holocencee bên dưới. Cụ thể là tầng nước nông cát bụi ở độ sâu từ 6.5 – 20 m cách mặt đất tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc trưng cơ lý và xây dựng mô hình cấu trúc các lớp đất đá khu quy hoạch đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 69)