2.4.5.1 Hiện tượng phong hóa
Hiên tượng phong hóa xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng của tác nhân khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu.
‒ Phong hóa ferallite phát triển rộng rãi và đều khắp trên trầm tích Pleistocene. Đây là giai đoạn đầu của quá trình phong hóa laterite. Phong hóa ferallite là hiện tượng đất đá bị phong hóa thành đất đá có màu đỏ gạch, vàng nâu sặc sỡ, có hàm lượng khoáng hóa thứ sinh chiếm ưu thế, tỷ lệ SiO2/Fe2O3 và SiO2/Al2O3 thường nhỏ hơn 2, hàm lượng sét cao, pH thấp (trong đó lượng kaolinit chiếm hàm lượng quan trọng).
‒ Phong hóa laterite là hiện tượng đất được làm giàu tại chỗ oxit sắt – nhôm theo dòng nước ngầm mang từ nơi khác đến gặp điều kiện thuận lợi do kết quả của hiện tượng mao dẫn, các oxit sắt, nhôm được đưa lên tầng đất đá chứa nước, nước bốc hơi để lại các oxit bền vững trong tự nhiên. Trong khu vực xuất hiện lớp laterite tại độ sâu khoảng 15 m.
Tuy nhiên xét về mặt địa chất công trình thì cả 2 hiện tượng này đều làm gia tăng cường độ của đất nền.
2.4.5.2 Hiên tượng xói mòn
Điều kiện địa hình dốc thoải, độ dốc từ 3.2 o – 7.5o. Thảm thực vật thưa thớt, nước mưa chảy tràn trên mặt sẽ tạo nên các dòng chảy tạm thời. Những dòn chảy này mang theo các vật liệu đất đá gây nên hiện tượng xói mòn bề mặt. Đất mặt trở nên nghèo dinh dưỡng, cằn cõi tạo điều kiện cho hiện tượng xói mòn phát triển. Trong khu vực phần lớn chỉ có thể trồng các loại cây công nghiệp, cây xanh.
2.4.5.3 Hiện tượng lún ướt
Đất mặt trong khu vực có hệ số rỗng lớn, độ chứa bụi cao và chứa nhiều muối cacbonat sunfat nên dễ bị xói mòn, tan rã khi gặp nước nhiều nơi có khuynh hướng sụt lún. Đây là hiện tượng bất lợi về mặt công trình.