Nuôi cá tra trong bè

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá tra (Trang 99 - 146)

ở Việt Nam cá tra nuôi trong lồng bè ỏ' trê n sông Hậu và sông Tiền có từ trước những năm 1960.

Đây là hình thức nuôi tiế t kiệm diện tích m ặt nước hiệu quả kinh tế cao nhưng vôn đầu tư cao so với nuôi cá trong ao đất, đăng quần.

Nhờ nước lưu thông thường xuyên cung cấp đầy đủ oxy, môi trường sạch không bị ô nhiễm bởi các chất th ải của cá, các yếu tố thủy lý hóa của nước sông tương đối Ổn định thuận lợi cho sự sinh trưởng của cá, cá p h át triển và tăng trưởng nhanh hơn.

Bè được đặt ở những vùng nước sạch sẽ, thông thoáng có ánh nắng, mực nước sâu ổn định trên 5 m, tốc độ nước chảy trên 0,3-0,5 m/giây, không ảnh hưởng giao thông trên sông, không bị bồi lắng, không có dòng nước xoáy ngầm, không chọn ở khúc sông và khúc quanh cửa sông cạn nước không chảy, không có gió hoặc những nơi nước xoáy nước chảy quá m ạnh và không chọn nơi có nhiều mùn bã hữu cơ tích tụ, có quá nhiều rong cỏ.

Nguồn nước tốt không bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hay ô nhiễm do các chất thải công nghiệp.

Trước khi th ả cá nuôi, bè phải được dọn vệ sinh kỹ, tẩy trùng bằng formol với nồng độ 30-50 ppm,

phải kiểm tra tu sửa hoàn chỉnh các chị tiết bè, thay ván, lưới chắn và các phần khác bị hư mục.

Cá tra cỡ 12-15 con/kg, chiều dài thân 16-20 cm, mật độ th ả nuôi 80-120 con/m3.

Thức ăn nuôi cá tra bè dã trình bày trong phần nuôi cá trong ao và nên cho cá ăn vào lúc thủy triều lên hoặc xuống để khi cá no là lúc nước chảy mạnh giúp cá không bị mệt. Ngày nay, do cá tra nuôi trong ao hầm có hiệu quả lợi nhuận cao, chi phí đầu tư thấp nên nghề nuôi cá tra bè không còn hấp dẫn với người nuôi do chi phí làm bè cao và cá dễ bị dịch bệnh nên nhiều làng bè đã chuyển sang nuôi các loại cá khác hay ngưng hoạt động.

Các thông số kỹ thuật đạt được trong nuôi cá thương phẩm:

Chỉ tiê u Thời gian n u ôi (tháng)

N ăng su ất

Cỡ cá thu h oạch/con Trong ao hồ nhỏ 7-8 50-60 tấn/ha 1-1,5kg Trong ao hồ lớn 6-7 300-400 tấn/ha 1-1,5 kg Trong đăng quần 6-7 200-400 tấn/ha 1-1,5kg

Trong bè 6-7 100-120kg/m3 1-1,5kg

Phần 4

GÂY NUÔI, TẠO THỨC ĂN Tự NHIÊN ĐỂ ƯƠNG NUÔI CÁ TRA GIỐNG

Cá tra bột sau khi tiêu hết noãn hoàng là có tín h háu ăn, ăn mồi động vật, nếu không đủ mồi ăn cá sẽ ăn lẫn nhau và chết, con nọ cắn con kia tạo th àn h từng chuỗi cát chết. Cá tra bột có kích thước 1,4-1,6 mm, hoàn toan ăn được luân trùng, daphnia, moina, cylops, copepoda và các cá bột của cá chép, cá mùi, cá sặc có trong nước.

Trong 3-5 ngày đầu cá bột có th ể chết hơn 20- 30% nếu không có nguồn thức ăn có kích cỡ phù hợp.

Để tăng hiệu quả sản xuất cá giông là phải tổ chức gây nuôi tạo thức ăn tự nhiên làm mồi ăn cho cá tra bột trong 10-12 ngày dầu.

Việc gây nuôi luân trùng và moina tạo thức ăn sống cho cá bột đã có nhiều trạ i thực hiện có kết quả.

Kỹ thuật gây nuôi sinh khối luân trùng và moina được thực hiện dễ dàng và với những tiến bộ kỹ thuật hiện nay làm giàu tăng chất dinh dưỡng cho luân trùng, moina đã giúp nuôi cá tra bột khỏe m ạnh thành con giống tôt, nhà sản xuất giống cá tra tăng được hiệu quả ương dưỡng con giống, tỷ lệ cá sống cao 60-70%.

1. N uôi s in h k h ô i tảo

Tảo nuôi chủ yếu Jà tảo Chlorella, nuôi trong bể ciment hay bể bạt nhựa ngoài trời có dung tích 2-5 m3 sâu 1,2 m, có cung cấp khí C 02 và nhiệt độ 20-30°C, có hệ thông khuấy để các chất dinh dưỡng phân bô"

đều và tảo không tập trung giữa bể nuôi.

Tảo nuôi m ật độ 10 triệu tế bào/ml chứa trong một bình 10 lít và được mua ở trường đại học, viện nghiên cứu cho vào trong bể nuôi theo tỷ lệ 1:3, nước lợ 3-6%0.

Thành phần dinh dưỡng cho 1 tấn Chlorella nuôi (g/tấn):

Tảo phát triển tốt ỏ' 24-25°C và chết khi nhiệt độ trên 30°c.

Khi tảo phát triển m ật độ tảo tăng cần nâng nước lên từ từ và thém chất dinh dưỡng nuôi tảo theo tỷ lệ nước. Sau khi nuôi dưỡng được 5 ngày, số lượng tảo phát triển có thế khác nhau do yếu tố môi trường nhưng khoảng 2-4 triệu tế bào/ml và có thể thu hoạch một phần, tiếp tục cho thêm nước và chất dinh dưỡng vào bể để nuôi tảo còn lại. Có thể thu hoạch tảo kéo dồi nếu nước nuôi tốt và có ít chất bẩn, tảo thu hoạch chuyển qua bể nuôi luân trùng hay cho cá bột ăn.

Amoni sulphat Canxi photphat Urê

50-200 10-50 5-25

Thời gian nuôi tảo tùy theo m ật độ tảo nuôi và giai đoạn nuôi.

2. N u ô i l u â n t r ù n g

Luân trùng là thủy động vật phù du phân bố khắp nơi trê n trá i đất. Ớ Việt Nam có hai loài thường gặp là Brachiunus plitalis, dòng lớn cỡ 130-340 p, trung bình 239 p và loài B. rotundiformis, dòng nhỏ cỡ 100- 210 Ị1, trung bình 160 ụ.

Giá trị dinh dưỡng của luân trùng cao vì ngoài đạm còn giàu acid béo Omega-3 nên là thức ăn của ấu trùng và hậu ấu trùng của hơn 60 loài cá và 18 loài giáp xác.

Luân trùng dễ nuôi vì dễ thích nghi với môi trường nuôi, và không làm ô nhiễm môi trường nuôi ấu trùng cá vì chúng sống trong nước. Luân trùng ăn lọc các tảo Tetraselmis, Isochrysis, Monochrysis, Chlorella, vi khuẩn và động vật nguyên sinh, những tảo và sinh vật này có lượng axit béo đã được đồng hóa.

Đời sống của luân trùng ngắn 4-5 ngày, ấu trùng lớn th àn h con trưởng thành chỉ sau nửa ngày và một ngày rưỡi là sinh sản, có thể đẻ 10 đợt và cuộc sống của chúng là sự luân phiên giữa sinh sản vô tín h và hữu tính, ở nhiệt độ 25-30°C nhịp độ sinh đẻ một lần là 4,5 - 8 giờ.

Luân trùng nuôi trong bể ciment, bể vải nhựa, bể nhựa và bể composit. Dùng lưới có mắc 50- 60 pm thu

luân trùng ngoài tự nhiên làm giông, nuôi trong nước lợ 3-6%0, Oxy= 2 mg/lít, với “dòng lớn BP” nhiệt độ là 18-25°c, với “dòng nhỏ BR” là 28-35°C, độ pH ổn định trên 7,5 là nuôi luân trùng đạt kết quả và sẽ thất bại nêu pH trên 8,5 hay thấp dưới 6.

Nhân giống luân trùng trong ống nghiệm 2-5 tb/ml nước rồi chuyển sang bình thể tích lớn hơn 250 ml, tiếp tục nhân chuyển sang các bình lớn hơn 10 lít, 200 lít và 1.000 lít, cung cấp đủ oxy và khuấy lắc liên tục.

Có thể nuôi luân trùng từng đợt trong bể có dung tích 1 m3, bơm dung dịch tảo vào một nửa dung tích bể với mật độ 14 triệu tb/lml, cho luân trùng vào với mật độ 100 con/lml hay 150-250 tb/ml. Ngày đầu cứ 1 triệu luân trùng cho 0,25 gr men bánh mì, ngày thứ hai 0,38 gr men bánh mì và ngày thứ ba đạt 1.000-1.500 con/ml sẽ thu toàn bộ bằng cách bơm lọc giữ luân trùng qua tấm lọc hoặc mỗi ngày thu một nửa dung tích bể, bơm nước vào và cung cấp thêm dung dịch tảo và men bánh mì cho ăn và ngày thứ 5 thu hết.

Hoặc nuôi bằng tảo Chlorella đến khi mật độ đạt 0,5-1 tr tế bào/ml vào ngày thứ 4, cho luân trùng vào với m ật độ 10-20 tb/ml. Luân trùng sẽ tăng mật độ lên 100-150 tb/ml sau 10 ngày và vào ngày thứ 12 đạt 1.000-1.500 tb/ml. Tảo Chlorella được cho thêm vào từ ngày thứ 10 để luân trùng đạt đến mật độ cao nhất.

Luân trùng được thu hoạch dần vào ngày thứ 10, bơm

lọc qua một tấm lưới 60 Ị i m và để lại 1/3 dung dịch nuôi để nuôi tiếp luân trùng.

Luân trùng được nuôi bằng tảo hay men bánh mì, cả hai loại thức ăn này đều có ưu điểm và nhược điểm của nó.

N u ô i b ằ n g tảo N u ô i b ằ n g m e n b á n h m ì N ăng suất thu hoach cao N ăng suâ't th u hoạch th ấ p Tốn th êm diện tích nuôi tảo Không tôn th êm bể nuôi tảo Công lao động cao do

nuôi tảo

í t tốn công lao động

Dễ quản lý môi trường nuôi Khó quản lý môi trường nuôi Có th ể thiếu tảo do thời tiế t Chủ động được nguồn thức ăn í t bị nhiễm sin h v ậ t cạnh

tr a n h (trùng tiêm mao, Copepoda và virus...)

Dễ bị nhiễm hơn

Sản xuất luân trùng qui mô lớn có thể dùng bột tảo nhão có m ật độ cực cao 20 lít tương đương với 55.000 lít tảo, chất lượng bột tảo được làm giàu thêm bằng vitamin B, axit béo không no, EPA và DHA dể có lợi cho sinh sản phát triển của luân trùng và giúp ấu th ể cá bột khi sử dụng luân trùng phát triển tăng trưởng tốt.

Duy trì m ật độ luân trùng ít hơn 100 con/ml, khi có nhu cầu là tăng lượng bột tảo cho luân trùng ăn, quần đàn luân trùng hình thành ngay và m ật độ tăng từ 100 con/ml lên 1.500 con/ml trong 4-5 ngày, có thể thu

hoạch 40-60% tổng số luân trùng mỗi ngày cho ấu thể cá bột sử dụng và vẫn duy trì được quần đàn luân trùng.

3. N uôi m o in a

Moina sông ỏ' nước ngọt nên dùng làm mồi nuôi cá bột cá tra tiện lợi. Moina dễ gây nuôi được số lượng lớn và có giá thành thấp. Moina nuôi sinh khôi trong bể ngoài trời 1-5 tấn, cac 0,8-1,2 m.

Vệ sinh sạch bể nuôi, cho vào 0,5 kg phân gà khô , 0,20 kg cám gạo/1 m3 với 25 cm nước và khuấy đều. Đến ngày thứ 4, nước trong bể nuôi đã có màu xanh đọt chuối là tảo đã phát triển, cứ 1 m3 nước nuôi cho 2-3 lon moina vào và cho sục khí nhẹ, thường xuyên vớt trứng muỗi để hạn chế cạnh tranh thức ăn giữa ấu trùng muỗi và moina, tăng mực nước của bồn chứa mỗi ngày lên 10 cm tùy thuộc độ tăng trưởng và phát triển của moina.

Moina giống có thể thu bằng vợt lưới lọc 150 ụm ở các ao vũng nước ngọt vào buổi sáng hoặc mua ở các cửa hàng cá cảnh.

Số lượng moina nuôi sẽ đạt nhiều vào ngày thứ 7 là ngày thứ ba sau khi cho moina giông vào, thu hoạch kéo dài trong 3 ngày và đến ngày thứ 10 thì moina sẽ giảm xuống và bắt đầu thoái hóa.

Có thể nuôi moina ngay tại ao đất có diện tích lớn 200-500 m2 dự định thả ương cá bột, ngay khi cấp nước vào ao cho phân gà khô + cám gạo hoặc bột đậu nành, cám gạo + bột huyết heo với lượng 0,5 kg/100m2

để gây nuôi tảo tạo thức ăn tự nhiên cho moina hoặc có thể dùng bột huyết, cám gạo hòa vào nước rồi tạ t đều khắp ao mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và chiều.

Năm ngày trước khi thả cá bột vào ao ương, th ả moina vào ao cứ 2-3 lon/m3 nước, moina ăn tảo phát triển, cá bột ăn moina.

Để duy trì m ật độ phát triển và không bị thoái hóa của moina trong bể hay ao nuôi lâu dài dùng làm mồi ăn thường xuyên cho cá bột, cá con tra, mỗi ngày nên hòa bột đậu nành trong nước và rải đều khắp bể ao nuôi và cho vào nuôi vài giọt sinh tố A, D, E vào bể nuôi.

Phần 5

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ

•BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Trong thời gian nuôi, cá tra bị bệnh sẽ ảnh hưởng đêh chất lượng th ịt cá, th ịt cá dễ bị chuyển sang màu vàng và tỷ lệ cá thịt trắng sẽ thấp 40-50%.

Cá tra hoạt động rất rộng hết cả không gian trong ao và ỏ' cả tầng đáy, nuôi cá với mật độ dày và quá dày như hiện nay lúc nào cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro dịch bệnh dễ xảy ra. Thức ăn cho ăn nhiều thải ra nhiều chất thải, dễ làm chất lượng nước bị biến đổi xấu đi. Mỗi ngày các chất thải phân hủy sản sinh ra nhiều khí độc C 0 2, c o , H2S, NH3 cùng vởi việc thay đổi nước liên tục và nguồn nước cấp không được xử lý sẽ tác động làm cá dễ bị sốc yếu đi, các ký sinh trùng ký sinh xâm nhập, cá chậm lớn m ất sức đề kháng và nhiễm bệnh chết.

Những năm 1999-2000, 2002-2003 cá tra bị bệnh, chết nhiều với các biểu hiện: xuất huyết ỏ' miệng và hầu, nổ mắt, thận sưng và có những đốm trắng.

Nuôi cá tra công nghiệp thâm canh, khi phát hiện cá bị bệnh là bệnh dã lây lan và lây rất nhanh, phải xử lý nhanh, chậm xử lý cá sẽ chết nhiều nhưng

hiệu quả xử lý thì không cao và rấ t tốn kém vì cá đã m ất khả năng đề kháng bệnh.

Nuôi cá tra th àn h công là phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc phòng bệnh:

- Giữ môi trường nước trong ao bè sạch sẽ, thay nước và điều chỉnh lượng nước ra vô ao bè một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng nước tốt, không gây xáo trộn sốc đột ngột, không cho cá ăn thức ăn hư thối, hàng tuần trộn thêm vitamin, thuốc kháng sinh vào thức ăn cho cá ăn nhằm tăng thêm sức đề kháng của cá.

- Khi mua cá giống, nếu phát hiện trong đàn cá có 10% sô" con có dấu hiệu bệnh lý như lở loét, tuột nhớt, vây tua bị đứt gãy, thân có chấm dỏ là phải loại bỏ không mua đàn cá này.

- Tắm cá mỗi th án g 1 lần, mỗi lần cho khoảng 40 kg muối vào trong bè, dóng cửa bè lại, để cho cá quẫy trong 5-10 phút sau đó xả nước rồi cho nước mới vào, làm 3 lần trong 3 ngày hoặc dùng lá xoan bó lại treo đầu cống nước vào hay treo ở th àn h bè. Có thể dùng formol 10-15 ppm hoặc Bestaquam s 0,3-0,4 ppm định kỳ 2 tuần lần khử trùng nước ao dể ngừa bệnh ký sinh trùng.

Hiện nay, ngành thủy sản VN đã có chương trìn h NORAD phòng trị bệnh cá nước ngọt đạt hiệu quả rấ t tốt, trộn thêm vào thức ăn thuốc thảo dược BECANOR-TD1 và BECANOR-TD2 với 3-5 g/kg thức

ăn/ ngày, liên tục trong 3 ngày trong tháng sẽ giảm tỷ lệ cá bị nhiễm bệnh trong ao nuôi xuống còn 0-20% . 1. M ột s ố b ệ n h do k ý sin h tr ù n g gây r a

1.1. Bệnh trù ng bánh xe còn gọi là trùng m ặt trời Các loài trùng bánh xe thuộc giông Trichodina, Tripartiella, Trichodinella ký sinh chủ yếu da, mang cá và các gốc vây.

Khi cá mới mắc bệnh, mình cá có lớp nhớt trắng hơi đục, mang cá đầy nhớt, cá bệnh thường nổi đầu và tập trung nơi có nước chảy, cá thích cọ mình vào thành bè vào những cột gỗ cắm dưới ao, cảm giác ngứa ngáy, đôi khi nhô đầu lên mặt nước và lắc mạnh đầu. Cá có biểu hiện như “lắc đầu”, “núp dạ cầu”, “lội đĩa”, một số con bơi lờ đờ quanh ao.

Cá bệnh nặng bơi lờ đờ, mang cá bị phá hủy, cá bị ngạt thở đảo lộn vài vòng, chìm xuống đáy rồi chết.

Bệnh thường xuất hiện những ao ương nuôi cá tra với mật độ dày, môi trường nuôi quá bẩn và thường xuất hiện khi trời u ám ít có ánh nắng, nhiệt độ xuống thấp, nhiều nhất vào mùa mưa.

Phòng bệnh hữu hiệu là cải tạo ao thật kỹ, rải vôi diệt hết các mầm bệnh lưu trú ở đáy ao, giữ cho môi trường luôn sạch, mật độ cá ương nuôi không quá dày, dùng Virkon A xử lý nước trước khi thả cá 2 ngày với liều 0,7 kg/1000 m3, mỗi tuần trộn thêm Grow Fish, Supastock Power Fish Pack, Aquazyme vào thức ăn để

tăng sức đề kháng cho cá và định kỳ trộn Hadaclean A vào thức ăn theo liều lương hướng dẫn sản phẩm.

Khi cá bị bệnh dùng Hadaclean A với liều 1 kg/3 tấn cá nuôi hoặc 1 kg/200 kg trộn vào thức ăn và cho ăn trong 1-3 ngày, có bổ sung thêm A ntistress Fish, có th ể dùng CuS04 nồng độ 0,5-0,7 g/m3 nước ngâm cá hoặc tắm cá bệnh với nồng độ 2-5 gr/m3 nước trong thời gian 5-15 phút hay dùng muối 2-3% tắm cá trong 5-15 phút.

1.2. B ệnh tr ù n g q u ả d ư a

Trùng quả dưa loài ỉchthyophthyrius m ultifiliis ký sinh. Trùng có nhiều lông tơ, giữa th ân có một nhân lớn hìn h móng ngựa, trùng mềm mại có thể biến hình khi vận động, ấu trùng bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành.

Trùng ký sinh trên da, mang, vây và cơ th ể cá th àn h nhiều h ạ t nhỏ lấm tấm, đường kính lớn n h ấ t là 0,5-1 mm, màu trắng đục, trùng bám nhiều ở m ang phá hủy biểu mô mang làm cá chết ngạt. Bệnh ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hóa của cá; hoạt dộng của gan, th ận bị rổì loạn làm cá tiế t nhiều nhớt, màu sắt nhợt nhạt.

Cá bị bệnh bơi lội lờ đờ không bình thường, đầu ngoi lên m ặt nước, nổi đầu thành từng đàn trên m ặt nước, đuôi cá không hoạt động. Cá bị nhiễm ký sinh trùng có th ể thấy bằng mắt, bắt cá kiểm tra nhớt, vây, mang cá.

Phòng bệnh hữu hiệu là cải tạo ao thật kỹ, rải vôi diệt hêt các mầm bệnh lưu trú ỏ' đáy ao, không thả cá m ật độ quá dày, không nên thả cá có mang trùng bệnh với cá khỏe, dùng Virkon A xử lý nước trước khi thả cá 2 ngày với liều 0,7 kg/1000 m3, mỗi tuần trộn thêm Grow Fish, Supastock Power Fish Pack, Aquazyme vào thức ăn đế tăng sức đề kháng cho cá và định kỳ trộn Hadaclean A vào thức ăn theo liều lượng hướng dẫn sản phẩm.

Khi phát hiện bệnh là trị ngay, dùng Hadaclean A với liều 1 kg/3 tấn cá nuôi hoăc 1 kg/200 kg trộn vào thức ăn trong 2-3 ngày và phối hợp cùng Virkon A xử lý nước, 2-3 ngày sau thay 50% nước trong ao, lặp lại xử lý Virkon A và thay 50% nước ao 1-2 lần nữa hoặc dùng hỗn hợp 7 kg muối + 4 g thuốc tím /m3 xử lý nước.

Ĩ.3. B ệnh sán lá gan hay bệnh gạo cá

Sán lá gan ký sinh trên cá có 3 giai đoạn: ấu trùng, hậu ấu trùng và trưởng thành.

Hậu ấu trùng của sán lá gan ký sinh trên mang và các biểu bì trên da cá, khi nhiễm nặng mang cá bị mở phồng ra làm cá ngứa ngáy, cơ thể cá có màu sắc nhợt nhạt, có nhiều hạt nhỏ lấm tấm, màu trắng đục và nhiều nhớt. Cá bơi lờ đờ và chết do bị ngạt thở.

Sán lá gan trưởng thành ký sinh trong cơ thể cá gây bệnh gạo cá, trong cơ cá có những nang trứng từ màu trắng đến màu vàng hoặc từ màu nâu đến màu đen. Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hóa của cá.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá tra (Trang 99 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)