Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ CỔ PHIẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.2. Ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/6/2010:

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã.”

“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”

Trong khuôn khổ nghiên cứu của khóa luận này, khái niệm về NHTM được xây dựng theo cách tiếp cận truyền thống qua chức năng và các hoạt động cơ bản của nó.

NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế.

1.2.2. Hoạt động chủ đạo của ngân hàng thương mại

Hoạt động chủ đạo của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

1.3.2.1. Huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn ngân hàng thương mại tăng trưởng ổn định, bền vững, làm cơ sở đáp ứng yêu cầu vốn cho khách hàng nhanh chóng, đầy đủ thời gian, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của ngân hàng thương mại và nâng cao khả năng kinh doanh.

18

Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:

Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. Đây là nguồn các ngân hàng thương mại vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ chi trả cấp bách.

Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 24 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng trung ương có thể cho các tổ chức tín dụng vay vốn ngắn hạn khi cần thiết dưới hình thức tái cấp vốn như: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu, thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay bổ sung có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay bổ sung vốn trong thanh toán bù trừ; cho vay đặc biệt khi tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán có nguy cơ mất an toàn cho hệ thống.

Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

1.3.2.2. Hoạt động cấp tín dụng

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi, Ngân hàng kiểm soát được người đi vay kiểm soát được quá trình sử dụng vốn.

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các

19

khoản phải trả phát sinh từ việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.

Một hình thức tín dụng trung và dài hạn khác là cho thuê tài chính. Trong hình thức này, ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê cộng lại (thời hạn khoảng 80 – 90 % đời sống kinh tế của tài sản). Hết hạn khách hàng có thể mua lại tài sản đó.

Thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng góp phần tài trợ nhu cầu vốn của khách hàng. Các nghiệp vụ tín dụng đa dạng nhằm phù hợp với quá trình luân chuyển vốn và chu kỳ thu nhập của khách hàng.

1.3.2.3. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoán

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệch chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

1.3.2.4. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Đối tượng kinh doanh của NHTM là tiền tệ-là một hàng hóa đặc biệt. Đặc điểm của tiền tệ là rất nhạy cảm và dễ bị tác động ảnh hưởng bởi những biến động, những thay đổi của các yếu tố môi trường bên trong.

Cường độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cao: cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước, với các ngân hàng nước ngoài, với các tổ chức tài chính phi ngân hàng…

20

Khách hàng của các ngân hàng cũng có nhiều điểm khác biệt so với các hàng nước ngoài, khách hàng của các xí nghiệp công nghiệp, thương mại và dịch vụ khác đó là: họ có quan hệ tiếp tục, thường xuyên, gắn bó mật thiết và lâu dài với ngân hàng.

Sản phẩm ngân hàng là những dịch vụ tài chính với những đặc điểm vô hình, không tách rời, không ổn định và không dự trữ được.

Mức độ rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất cao. Vì vậy các NHTM luôn phải đối đầu rủi ro phải có những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản,…)

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)