Quy trình nghiên cứu phân tích định lượng được sử dụng trong khóa luận được thiết kế như sau:
Sơ đồ 3.1. Thiết kế nghiên cứu
Bước 1: Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của NHTM
Tìm và nghiên cứu tài liệu tham khảo của các nghiên cứu đi trước về các đề tài tương tự. Đồng thời dựa vào cơ sửa lý luận chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu trước đó để từ đó làm cơ sở đưa ra mô hình phù hợp.
Thông qua những nghiên cứu trước đây tác giả đã đưa vào mô hình 5 nhân có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: Lãi suất cho vay (IR), Tỷ giá hối đoái (EX), Quy mô ngân hàng (SIZE), Lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS), Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bước 2: Khung lý thuyết
Khung lý thuyểt chỉ rõ 5 nhân tố và các tác động của nó đến giá cổ phiếu của các NHTM được niêm yết trên TTCK Việt Nam
Bước 3: Thu thập dữ liệu và sử lý số liệu
Dữ liệu về giá và dữ liệu của các biến trong mô hình được thu nhập từ các nguồn tin cậy: TVSI, Cafef, Fiintrade. Biến Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) được tính bằng công thức (Lợi nhuận sau thuế) / (Vốn chủ sở hữu). Biến EPS được tính theo công thức (Lợi nhuận sau thuế - cổ tức ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành). Biến tổng tài sản được tính theo Logarit tự nhiên của tổng tài sản của NHTM. Các dữ liệu về biến kinh tế vĩ mô như phần trăm tăng trưởng GDP, lãi suất
35
cho vay, tỷ giá hối đoái qua từng năm được thu thập từ trang web: World Bank, Vietstock.
Bước 4: Áp dụng mô hình, điều chỉnh mô hình và đưa ra kết quả nghiên cứu Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết, tác giả tiến hành chạy mô hình trên phần mềm Stata 14. Những phương pháp được sử dụng để ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính phổ biến nhất là phương pháp bình phương nhỏ nhất “OLS – Ordinary Least Square” , “Tác động cố định FEM”, và “Tác động ngẫu nhiên REM” để có thể xác định được các hệ số hồi quy trong mô hình. Sau đó, tác giả sử dụng “Kiểm định Hausman” để tìm ra mô hình phù hợp với bài nghiên cứu nhất.
Tiếp đó, tác gỉa sẽ tiến hành kiểm định khuyết tật mô hình như là kiểm đinh TTQ và PSSS thay đổi từ đó, đưa ra cách khắc phục.
3.1.1. Xây dựng các biến và giả thuyết nghiên cứu Biến phụ thuộc
Trong bài nghiên cứu thì biến phụ thuộc duy nhât là giá cổ phiếu của NHTM được niêm yết trên TTCK Việt Nam. Biến này được xây dựng bằng cách lấy giá đóng cửa vào ngày cuối cùng của năm tài chính đó. Trong bài nghiên cứu tác giả lấy giá đóng cửa tại trang web: fiintrade với đơn vị là nghìn đồng/cổ phiếu.
Biến độc lập
Với biến vĩ mô là lãi suất, tác giả lấy lãi suất cho vay được tác giả lấy trung bình trong năm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại web sbv.gov.vn và đơn vị được lấy là phần trăm (%).
Biến tỷ giá hối đoái được tác giả lấy trung bình tỷ giá (USD/VNĐ) trong năm được tổng hợp ở trang web: vietstock.vn
Biến quy mô ngân hàng có liên quan đến tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán của Ngân hàng do đó tác giả đã logarit tự nhiên của tổng tài sản, viết tắt là SIZE.
Biến khả năng sinh lời trên VCSH hay còn được gọi là tỷ suất sinh lời trên VCSH- ROE được để dưới dạng phần trăm.
Biến lợi nhuận trên một cổ phiếu được viết tắt là EPS được tính bằng Lợi nhuận sau thuế trừ đi cổ phiếu ưu đãi nếu có chia cho số cổ phiếu đang lưu hành và có đơn vị là VNĐ.
36 3.1.2 Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu:
𝑃 = 𝛽0+ 𝛽1𝐼𝑅𝑖𝑡+ 𝛽2𝐸𝑋𝑖𝑡+ 𝛽3𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡+ 𝛽4𝐸𝑃𝑆𝑖𝑡+ 𝛽7𝑅𝑂𝐸𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡 Trong đó:
𝛽0: Hệ số chặn
𝛽1, 𝛽2, . ..: Các hệ số hồi quy riêng 𝜀: Sai số mô hình
𝑖: Doanh nghiệp i 𝑡: Năm t
Bảng 3.1: Bảng tên các biến trong mô hình
Loại biến Tên biến Tên viết tắt Cách xây dựng
Chiều ảnh hưởng dự
kiến
Biến phụ thuộc Giá cổ phiếu P
Giá đóng cửa vào ngày cuối cùng năm tài chính
Biến độc lập
Lãi suất IR
Lãi suất cho vay trung bình trong năm
-
Tỷ giá hối đoái EX
Tỷ giá (USD/VNĐ) trung bình trong năm
-
Tổng tài sản SIZE Logarit tự nhiên
của tổng tài sản +
Lãi cơ bản trên
một cổ phiếu EPS
(Lợi nhuận sau thuế - cổ phiếu ưu đãi)/ số cổ phiếu đang lưu hành
+
Lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu ROE
Lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu
+
37 3.1.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Các biến độc lập được đưa vào mô hình như sau:
Tỷ giá hối đoái (EX)
Trong bài nghiên cứu của Mukherjee và Naka (1995) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ giá hối đoại với giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Tokyo.
Mặt khác, theo nghiên cứu của Gautam Goswami và Sung-Chang Jung (1997) thì có quan điểm ngược lại khi các tác giả nghiên cứu trên TTCK Hàn Quốc.
Kiểm định cặp gỉa thuyết:
H0: Tỷ giá tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu NHTM H1: Tỷ giá tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu NHTM Lãi suất (IR)
Al-Albadi và Al-Sabbagh (2006) kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro lãi suất và lợi nhuận các ngân hàng. Từ kết quả họ tìm thấy, cho thấy yếu tố lãi suất có ảnh hưởng đáng kể và tiêu cực đến lợi nhuận cổ phiếu. Mahmudul (2009) đã “nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển”. Bài nghiên cứu chỉ ra lãi suất có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu ở 14 nước. Từ đó tác giả đưa ra cặp giả thuyết:
H0: Lãi suất có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu NHTM H1: Lãi suất tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu NHTM Quy mô tài sản (Size)
Có rất nhiều cách khác nhau để đánh giá được quy mô của một ngân hàng như tiền gửi của khách hàng, tổng tài sản, VCSH. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của tổng tài sản của ngân hàng trên khía cạnh quy mô của ngân hàng đó. Flamini và các cộng sự (2009) đã đưa ra kết luận rằng “các NHTM có quy mô lớn hơn có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các NHTM có quy mô nhỏ hơn”. Boyd và Runkle (1993) sử dụng dữ liệu thị trường (giá cổ phiếu) đã chỉ ra “mối tương quan nghịch giữa quy mô và tỷ lệ lợi nhuận”
trên tổng tài sản của ngân hàng Mỹ trong 20 năm từ 1971 đến 1990. Dựa vào các nghiên cứu trên tác giả đưa ra cặp giả thuyết:
H0: Quy mô tài sản tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu của NHTM H1: Quy mô tài sản tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của NHTM
38 Khả năng sinh lời (ROE)
Khả năng sinh lời có thể thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là để có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của mỗi NHTM là ROA và ROE. Vì vậy trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng ROE vì vốn càng lớn thì khả năng phát triển bền vững của các NHTM càng đi lên và hiện nay các NHTM vẫn tăng cường thu hút thêm vốn, đặc biệt là các NĐT chiến lược. Các nghiên cứu đều cho thấy tác động cùng chiều giữa khả năng sinh lời đến giá cổ phiếu như Abu Hashish (2003) chỉ ra rằng “có một mối quan hệ thuận chiều đáng kể giữa giá thị trường của mỗi cổ phiếu với tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn”. Từ đó tác giả đưa ra giả thuyết
H0: Chỉ tiêu ROE có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu của các NHTM H1: Chỉ tiêu ROE có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu của các NHTM Lãi trên một cổ phiếu (EPS)
Lãi trên một cổ phiếu là một chỉ số để thể hiện khả năng kiếm lợi của các NHTM. Chỉ số này càng cao thì càng hấp dẫn đối với NĐT. Trong nghiên cứu của Uddin, Reaz, Zahidur Rahman & Rajib Hossain (2013) đối với TTCK Bangladesh và các nghiên cứu như Chang, H.L (2008), Somoye và cộng sự (2009) đã kết luận có “mối quan hệ cùng chiều giữa lãi trên một cổ phiếu với giá cổ phiếu.” Từ đó, tác giả kiểm định cặp giả thuyết:
H0: Lãi trên một cổ phiếu tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu của các NHTM
H1: Lãi trên một cổ phiếu tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của các NHTM
39