CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH NGÂN HÀNG VÀ GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
2.3. Thực trạng giá cổ phiếu của một số Ngân hàng Thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.1: Giá cổ phiếu ngân hàng giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu về giá của 8 Ngân hàng trong khoảng thời gian 10 năm từ 2011 đến năm 2020. Trong đó có 6 ngân hàng niêm yết trên Sở giao
0 20 40 60 80 100 120
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Giá cổ phiếu (nghìn VNĐ/1 cổ phiếu)
Năm
VCB CTG MBB STB SHB ACB NVB EIB
30
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (VCB, CTG, MBB, STB, EIB) và ACB mới chuyển sang HOSE vào ngày 9/12/2020. Bên cạnh đó có 2 ngân hàng giao dịch trên Sở Chứng khoán Hà Nội là NVB và SHB
Có thể thấy trong 10 năm vừa qua giá cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam có xu hướng tăng. Đặc biệt là giá cổ phiếu của NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) khi vào năm 2011 có giá là 11.35 nghìn đồng/cp cho đến năm 2020 đã có giá là 97.9 nghìn đồng/cp mức tăng vô cùng ấn tượng.
Năm 2011, do tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ là 20% nên giá cổ phiếu có sự biến động mạnh do điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM.
Trong khi bối cảnh nền kinh tế chưa có dấu hiệu khả quan khi nhu cầu vay vốn kinh doanh và tiêu dùng đều suy giảm thì đây là một trong những khó khăn đối với ngành ngân hàng. Đặc biệt đối với các NHTM cổ phần quy mô nhỏ, do vừa phải tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu theo quy định là 3.000 tỷ đồng nhưng không thể mở rộng tín dụng, khiến cho hiệu quả sinh lời giảm rõ rệt. Từ đó, cổ phiếu ngân hàng ít hấp dẫn đối với NĐT. Hầu hết giá cổ phiếu của các ngân hàng giảm mạnh như: STB giảm từ 19.000 đồng năm 2010 xuống còn 13.880 đồng năm 2011.
Nguyên nhân là do sự thay đổi của môi trường vĩ mô cùng với xu hướng của thị trường cho nên giá cổ phiếu STB cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Bên cạnh đó, nhóm cổ đông lớn thoái vốn làm cho tình hình giá cổ phiếu STB ngày càng suy giảm.
Tiếp đó sang năm 2012, giá cổ phiếu trung bình ngành ngân hàng tăng nhẹ so với năm với năm 2011. Hầu hết các giá cổ phiếu ngành ngân hàng năm 2012 đều có xu hướng giảm ngoại trừ cổ phiếu của STB và EIB. Đặc biệt là cổ phiếu STB tăng từ 13.880 đồng năm 2011 lên 21.280 đồng năm 2012. Tuy nhiên, vào ngày 21/8/2012 khi sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên, một người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính đặc biệt là ngành ngân hàng bị bắt vì các sai phạm trong hoạt động kinh tế đã khiến thị trường đồng loạt giảm sàn. Trong vòng 3 ngày từ khi ông Kiên bị bắt TTCK đã giảm gần 68 nghìn tỷ đồng giá trị vốn hóa xuống còn 605 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt cổ phiếu của 2 ngân hàng ACB và EIB bị bán tháo mạnh.
Cổ phiếu ACB đã giảm 19% xuống còn 21000 VNĐ/cp từ 25900 VNĐ/cp. Dẫn đến
31
giá trị vốn hóa thị trường tụt gần 4900 tỷ đồng. Hơn 30 ngày sau sự kiện trên giá cổ phiếu ACB tụt dốc tới gần 15000 VNĐ/cp.
Năm 2013, khi việc kỳ vọng vào các thương vụ M&A đã đẩy giá cổ phiếu ngân hàng lên cao nhưng hàng loại cổ phiếu vào thời điểm cuối năm lại giảm giá so với đầu năm. Ngân hàng STB có mức giá cuối năm 2013 chỉ tăng 0.38% so với đầu năm còn lại các ngân hàng khác đều giảm như VCB (3.6%), CTG (11%), ACB (11.4%) hay EIB (21.9%).
Năm 2014, giá cổ phiếu ngân hàng trung bình giảm nhẹ so với năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng đồng thời sự kiện Trung Quốc đặt dàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam đã làm cho thị trường chứng khoán biến động mạnh. Cổ phiếu của ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài biến động đó.
Năm 2015 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của cổ phiếu ngành ngân hàng khi các hoạt động M&A và tái cấu trúc đã tạo ra rất nhiều kỳ vọng cho các NĐT sau 2 năm im ắng. Tính đến cuối năm 2015 giá cổ phiếu của hầu hết các ngân hàng đều đạt ở mức 45.92% so với năm trước. Đặc biệt VCB khởi đầu năm ở mức giá 40000 VNĐ/cp và đạt đỉnh vài đầu tháng 7 với mức giá 54000 VNĐ/cp. So với ngân hàng lớn khác là CTG thì giá cổ phiếu của VCB đã bứt phá lên gấp 2-3 lần dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng như tổng tài sản ở mức ngang bằng nhau. CTG cũng nổi sóng khi tăng lên mức đỉnh là 23000VNĐ/cp vào tháng 7.
Năm 2016, cổ phiếu có nhiều biến động nhất trong năm 2016 chính là VCB của Vietcombank. Phiên mở cửa đầu năm, VCB được giao dịch ở mức 43.200 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá cổ phiếu ngân hàng cao nhất trong số 9 ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Thậm chí, giá cổ phiếu VCB cao gấp đôi cổ phiếu BID của BIDV và gấp 2,5 lần giá cổ phiếu CTG của Vietinbank tại thời điểm đầu năm. Cuối tháng 8/2016, cổ phiếu VCB tăng liên tục và tạo đỉnh với 57.500 đồng/cổ phiếu. Nhưng cũng chỉ 10 phiên giao dịch sau đó, cổ phiếu VCB đã tụt dốc chạm đáy 35.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, những nhà đầu tư mua cổ phiếu VCB trong giai đoạn này đã lỗ tới 40% khoản đầu tư chỉ chưa đầy 1 tháng. Sau khi chạm đáy đến nay, cổ phiếu VCB lại tương đối ổn định, giao động quanh mức 34.000 – 36.000 đồng/cổ phiếu. So với phiên giao dịch đầu tiên năm 2016, giá cổ
32
phiếu VCB đã giảm 20%giai đoạn 2013-2014, cổ phiếu ACB gặp khủng hoảng và liên tục lao dốc, nhưng nhờ những chính sách quản trị, phát triển hợp lý, tình hình ngân hàng ACB đã ổn định và cổ phiếu cũng có dấu hiệu phục hồi từ cuối năm 2015. Tại phiên mở cửa năm 2016, cổ phiếu ACB được giao dịch với giá 19.700 đồng/cổ phiếu. Liên tục trong năm, cổ phiếu ACB cũng duy trì được sự ổn định quanh mức 17.000–19.000 đồng/cổ phiếu.
Năm 2017, cổ phiếu ngân hàng đã tại ra nhiều bước đột phá với mức tăng trưởng trung bình lên tới 70%. Trong đó cổ phiếu của ngân hàng MBB có mức tăng trưởng lớn nhất lớn nhất từ 12.600 đồng lên đến 25.400 đồng trong năm 2017, MBB cũng xác lập đỉnh lịch sử niêm yết tại 28.850 đồng 1 cổ phiếu vào ngày 4/12/2017.
Mức tăng trên 95% của ACB cũng khá ấn tượng. Với triển vọng kinh doanh đạt được từ sau đại án “Bầu Kiên” phiên cuối năm 2017, cổ phiếu ACB đạt mức giá cao nhất sau hơn 9 năm tại 36.900 đồng 1 cổ phiếu. Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước cũng tăng trưởng khá cao. CTG và VCB ghi nhận những đỉnh lịch sử kể từ khi niêm yết với các mức giá lần lượt là 24250 đồng 1 cổ phiếu (phiên 28/12) và 54.300 đồng 1 cổ phiếu (phiên kết năm 29/12).
Lịch sử tăng mạnh trong năm 2017 đã không lặp lại đối với cổ phiếu của ngành ngân hàng trong năm 2018 với hàng loạt cổ phiếu giảm giá so với đầu năm.
Tính đến cuối năm 2018, cổ phiếu ngân hàng có giá trị cao nhất là VCB với mức giá 53500 đồng 1 cổ phiếu. Với việc thị giá cổ phiếu đồng loạt giảm, giá trị vốn hóa thị trường của nhóm ngành ngân hàng đã bốc hơi gần 70.000 tỷ đồng trong năm 2018 theo báo cáo của Vietstock.
Trong năm 2019, các cổ phiếu ngành ngân hành tiếp tục tăng mạnh mẽ trong đó VCB tiếp tục là cổ phiếu có mức tăng trưởng lớn nhất với hơn 60% so với đầu năm đạt mức đỉnh 90800VNĐ/cp khi VCB khi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận rất cao.
Năm 2020 là một năm nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh do đại dịch Covid 19. TTCK Việt Nam cũng chịu một cú sốc lớn khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh từ cuối tháng 1/2020, VN-Index trong quý đầu tiên của năm 2020 đã sụt giảm gần 34%, đây được đánh giá mức đáy trong vòng 3 năm gần đây. Tuy nhiên, nhờ vào tâm lý của các NĐT và các kế hoạch chống dịch, TTCK đã từng bước phục
33
hồi mạnh mẽ. Đến cuối năm 2020, TTCK ghi nhận mức tăng 60% so với hồi đầu năm và tăng hơn 9% so với năm 2019. Trong xu thế chung của thị trường, các cổ phiếu ngành NH cũng vươn lên mạnh mẽ không chỉ giá, và về khối lượng cổ phiếu ngân hàng cũng tăng mạnh khi các NHTM bắt đầu chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn. Điều này dẫn đến vốn hóa toàn ngành ngân hàng cũng vượt lên mốc gần 1.3 triệu tỷ đồng, tăng hơn 32% so với mức 967,445 tỷ đồng của hồi đầu năm 2020.
34