Phân tích độ nhạy một chiều

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường cao tốc hà nội hải phòng của tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính việt nam (vidifi) (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG

2.7. Phân tích độ nhạy của dự án

2.7.1. Phân tích độ nhạy một chiều

- Đánh giá biến động của lưu lượng xe:

Lưu lượng xe là yếu tố quan trọng cấu thành lên doanh thu của dự án. Kết quả của các chỉ tiêu NPV và IRR ảnh hưởng nhiều bởi dòng tiền vào của dự án hay cũng là dòng tiền doanh thu từ lưu lượng xe. Vì vậy, để đánh giá độ nhạy của lưu lượng xe, Khóa luận sử dụng những mức tăng giảm như: giảm 5%,10%; tăng 5% và 10%

của lưu lượng xe trong hai năm 2021-2022 đầu vận hành từ 2016-2017 để thấy rõ được độ nhạy này.

Kết quả phân tích:

Bảng 2. 11: Độ nhạy giữa NPV, IRR và lưu lượng xe lưu thông

Lưu lượng xe -10% -5% 0% 5% 10%

NPV của dự án (tỷ đồng) 3.391,6 3.750,6 4.109,5 4.468,4 4.827,4 IRR của dự án 8,80% 8.86% 8,93% 9.0% 9.07%

43 Hình 2. 1: Mối quan hệ giữa NPV và lưu lượng

Nhận xét: Kết quả phân tích giữa biến động của NPV khi lưu lượng xe thay đổi cho thấy rằng khi lưu lượng xe di chuyển thay đổi giảm sẽ ảnh hưởng tới NPV của dự án cũng giảm, ngược lại khi lưu lượng xe di chuyển tăng lên theo hằng năm thì dòng ngân lưu vào của dự án cũng sẽ tăng khiến NPV tăng. Cần để ý tới lưu lượng xe giảm dần, lúc đó sẽ khiến cho dự án có NPV tiệm cận về 0 và không mang lại hiệu quả về mặt tài chính.

- Đánh giá biến động của Tỷ giá:

Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải phòng là dự án sử dụng nhiều vốn vay từ đồng ngoại tệ như USD. Vì thế, việc thay đổi biến động thường xuyên của tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và Việt Nam luôn mang đến những sự thay đổi lớn tới hiệu quả tài chính của dự án. Để đánh giá sự thay đổi này, Khóa luận sử dụng độ biến thiên của tỷ giá với giả sử rằng tỷ giá giữa USD và VND thay đổi 3%,5%,7%,10%.

Kết quả phân tích:

Bảng 2. 12: Độ nhạy giữa NPV, IRR và tỷ giá

Tỷ giá 3% 5% 7% 8% 10%

NPV của dự án (tỷ đồng) 4.926 5.184 5.441 5.570 5.828 IRR của dự án 9.05% 9.07% 9.09% 9.1% 9.12%

3.391,60

3.750,60

4.109,50

4.468,40

4.827,40

0,00 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00 5.000,00 6.000,00

1 2 3 4 5

NPV của dự án (tỷ đồng)

44 Hình 2. 2: Mối quan hệ giữa NPV của dự án và tỷ giá

Nhận xét: Dựa vào kết quả giữa độ nhạy của NPV dự án với tỷ giá giữa USD và VND ta thấy, khi tỷ giá này tăng khiến NPV và IRR của dự án cũng có xu hướng tăng cùng chiều. Ngược lại, khi tỷ giá này có sự thay đổi giảm so với mô hình ban đầu cũng làm cho NPV và IRR của dự án giảm.

- Đánh giá biến động của Thu phí lưu thông:

Bên cạnh lưu lượng xe lưu thông, thu phí lưu thông cũng là yếu tố tác động lớn tới doanh thu, ảnh hưởng tới dòng tiền vào của dự án. Vậy nên, việc đánh giá độ nhạy giữa phí lưu thông và NPV rất quan trọng, Khóa luận sử dụng mức độ biến thiên của mức phí giao thông như giảm 15%, 5% và tăng 5%, 10% mức phí này trong hai năm

Kết quả phân tích:

Bảng 2. 13: Độ nhạy giữa NPV, IRR và mức thu phí lưu thông Mức thu phí lưu thông -15% 5% 0% 5% 10%

NPV của dự án (tỷ đồng) -101 2.993 4.540 6.087 7.634 IRR của dự án 8,80% 8,94% 9,01% 9,08% 9,15%

4.926 5.184 5.441 5.570

5.828

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

3% 5% 7% 8% 10%

NPV của dự án (tỷ đồng)

45 Hình 2. 3: Mối liên hệ giữa NPV và phí lưu thông

Nhận xét: Tương tự với lưu lượng xe lưu thông, NPV của dự án nhạy cảm với thu phí lưu thông. Khi phí lưu thông tăng cũng khiến cho dòng tiền vào của dự án tăng và làm tăng NPV, khi đó ngược lại thu phí giảm sẽ giảm NPV của dự án giảm theo. Vậy nên cần cân nhắc việc giảm sâu giá thu phí xuống dưới 10% sẽ khiến dự án không còn mặt khả thi về hiệu quả tài chính khi NPV<0.

- Đánh giá biến động của Chi phí đầu tư dự án.

Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng bị ảnh hưởng đa số bởi chi phí đầu tư xây dựng thiết bị, thi công cơ sở hạ tầng, nhân công,...Vậy nên NPV của dự án ảnh hưởng bởi sự thay đổi từ chi phí đầu tư. Phân tích tác động của chi phí đầu tư ( không bao gồm chi phí lãi vay) tới NPV với giả sử rằng chi phí tăng 5%, 10%, 15%, 20%.

Kết quả phân tích:

Bảng 2. 14: Độ nhạy giữa NPV, IRR và chi phí đầu tư dự án

Chi phí đầu tư 0% 5% 10% 15% 20%

NPV của dự án (tỷ đồng) 4.898,2 4.206,5 2.982,8 782,3 -3.206,2

IRR dự án 9,08% 8,95% 8,72% 8,28% 7,34%

-101

2.993

4.540

6.087

7.634

-1000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

1 2 3 4 5

NPV của dự án (tỷ đồng)

46 Hình 2. 4: Mối quan hệ giữa NPV và Chi phí đầu tư

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy độ thay đổi của NPV khi chi phí đầu tư được tăng lên. Chi phí đầu tư chiếm chủ yếu dòng tiền ra của dự án, vậy nên khi chi phí đầu tư tăng lên sẽ làm NPV giảm dần, cần chú ý khi mức tăng của chi phí đầu tư tăng lớn hơn 15%. Khi đó, dự án không có tính khả thi về mặt tài chính vì có NPV<0.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường cao tốc hà nội hải phòng của tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính việt nam (vidifi) (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)