CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN
4.1. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển Mobile Money ở Việt Nam
4.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý.
Thứ nhất, theo Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang (2019), để phát triển, khuyến khích sự hợp tác - cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động các nhà mạng là điều tối quan trọng.
Cụ thể, Chính phủ cần ban hành các quy định về khung tiêu chuẩn bắt buộc của hệ thống đại lý ; quy định về số dư tài khoản, tần suất giao dịch, số tiền được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định để giảm thiểu rủi ro về pháp lý. Đồng thời, theo Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang (2019), cần có sự phối hợp, làm việc chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành liên quan: Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… trong việc quản lý các đơn vị, công ty cung ứng để giải quyết các vấn đề bảo mật, riêng tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng văn bản pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển cạnh tranh lành mạnh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các tổ chức, đơn vị cung ứng; tăng cường sự hợp tác của các chủ thể tham gia cung ứng bao gồm các nhà mạng, định chế tài chính và các nhà cung cấp dịch vụ để giúp tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, kích thích tiêu dùng, và hạn chế rủi ro có thể xảy ra. (Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang, 2019).
Thứ hai, theo Bùi Hữu Toàn (2022), Chính phủ cần cho phép triển khai quy trình định danh khách hàng đơn giản và từ xa bằng phương pháp công nghệ định danh điện tử (eKYC) đối với việc mở tài khoản tại các tổ chức được cấp phép để phục vụ cho nhu cầu của người dùng. Việc xây dựng khung pháp lý cho eKYC, xác minh ID, mã hóa, kiểm soát truy cập thông tin khách hàng, thông tin giao dịch, lưu trữ tài liệu điện tử, xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu… là vô cùng cần thiết và quan trọng trong việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng một cách an toàn khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Thứ ba, theo nhóm tác giả của Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV (2020) cho biết thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế là một trong những giải pháp Chính phủ cần thúc đẩy thực hiện trong diễn biến phức tạp của dịch Covid để góp phần phát triển dịch vụ Mobile Money. Với mục tiêu hướng tới hình thức thanh toán phi tiền mặt của Chính phủ, dịch vụ viễn thông Mobile Money cần được phổ biến tới mọi nơi, mọi tầng lớp dân cư. Để khuyến khích người dân biết đến và sử dụng dịch vụ nhiều hơn, các nhà mạng cần có chiến lược tuyên truyền, phổ cập, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tài chính, tăng cường lòng tin của người dân khi sử dụng dịch vụ. Các đơn
vị Nhà nước có thể đẩy mạnh mục tiêu qua các khoản thu hay dịch vụ công của nhà nước (thuế, phí, lệ phí, thanh toán các hóa đơn: viện phí, điện, nước, vệ sinh môi trường, bưu chính, viễn thông…), sử dụng dịch vụ trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chi trả lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp… Ngoài ra, các nhà mạng, đơn vị cung ứng sản phẩm có thể lập, xây dựng và phát triển kế hoạch đưa dịch vụ thanh toán đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hướng dẫn người dân các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng, dễ sử dụng.
4.1.2. Hoàn thiện hạ tầng cho các dịch vụ tài chính di động.
Việc cải thiện cơ sở hạ tầng của các đơn vị nhà mạng là rất quan trọng vì điều này góp phần làm giảm chi phí kinh doanh và cải thiện khả năng tương tác giữa các tổ chức (Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang, 2021). Chính vì vậy, Chính phủ cần có những giải pháp như xây dựng và hoàn thiện chính sách gắn mã số nhận dạng công dân với tất cả tài khoản cá nhân đã đăng ký để phục vụ công tác quản lý và quy trình xác thực thông tin khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, bên phía đơn vị cung cấp dịch vụ cũng cần xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu để kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, từ đó đẩy mạnh triển khai dịch vụ thanh toán viễn thông. Không chỉ vậy, hướng tới sự an toàn, tiện lợi khi sử dụng, các nhà mạng cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ để người dùng có thể dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng sản phẩm.
4.1.3. Đa dạng hóa sản phẩm thiết lập hệ sinh thái.
Với xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng vì thế mà ngày một phong phú và đa dạng, đó là lý do cho sự ra đời và phát triển không ngừng của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cụ thể là đối với Mobile Money. Để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ tiền di động, cần đa dạng hóa các chức năng của Mobile Money để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có chức năng thanh toán khi mua hàng hay chuyển tiền, Mobile Money có thể được mở rộng, bổ sung thêm các chức năng như thanh toán tiền bảo hiểm, tiền điện nước, học phí, đặt vé tàu hay thậm chí là mở rộng cả tín dụng. Các nhà mạng Viettel, VNPT, Mobifone cũng đã dành tâm huyết để xây dựng và đa dạng sản phẩm thanh toán di động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang đến những trải nghiệm tốt nhất, nhanh chóng và an toàn nhất.
Bên cạnh đó các nhà mạng cũng cần thiết lập một hệ sinh thái hoàn chỉnh tạo điều kiện cho Mobile Money phát triển tốt nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay. Cụ thể như, các nhà cung cấp có thể mở rộng hệ sinh thái của Mobile Money như một công cụ đầu tư tích lũy giá trị, gửi tiền với lãi suất bằng hoặc cao hơn ngân hàng, hay mua cổ phiếu trái phiếu bằng chính tài khoản ví điện tử viễn thông. Theo Tống Thùy Trang và cộng
sự (2020) hệ sinh thái để phát triển một hệ thống tài chính đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán có thể bao gồm: (i) Các công ty khởi nghiệp Fintech: các công ty này tác động đáng kể đến các dịch vụ tài chính do chi phí hoạt động thấp, chủ yếu cung cấp dịch vụ cho khách hàng cá nhân. (ii) Các nhà phát triển công nghệ: cung cấp nền tảng hạ tầng kỹ thuật như viễn thông, công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp Fintech. (iii) Các nhà quản lý chính sách: tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho nhà mạng cung ứng dịch vụ thanh toán. (iv) Khách hàng của các công ty đó: Gồm cá nhân và tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ. (v) Các tổ chức tài chính truyền thống: các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, nhà đầu tư mạo hiểm.
4.1.4. Thiết lập liên kết với ngân hàng thương mại.
Mobile Money là dịch vụ thanh toán không cần dùng đến tài khoản ngân hàng, tuy nhiên các nhà mạng cung cấp dịch vụ tiền di động không thể có đủ nguồn lực cũng như kinh nghiệm quản lý dòng tiền như các ngân hàng thương mại. Chính vì thế, các nhà mạng cần phối hợp cùng với các ngân hàng, ngân hàng thương mại sẽ là đối tác là cộng sự để cùng với nhà mạng phát triển và cung ứng dịch vụ Mobile Money. Chức năng của ngân hàng thương mại là bảo đảm và quản lý dòng tiền cho khách hàng. Khi có một ngân hàng đứng ra bảo lãnh cũng là một lợi thế giúp tăng niềm tin của khách hàng để tin dùng dịch vụ. Đứng trên cương vị là đối tác , phải hợp tác để đôi bên cùng có lợi nên các nhà mạng cần có chiến lược hợp lý để thu hút được sự quan tâm từ các ngân hàng thương mại đồng ý đứng ra bảo đảm cho mình. Ngân hàng có thêm lợi nhuận từ việc đứng ra bảo đảm bên cạnh đó còn có tệp khách hàng lớn từ phía các nhà mạng có thể đem lại nhiều nguồn thu khác cho ngân hàng. Sự hợp tác này mang tác động kép, vừa đem lại nguồn lợi nhuận cho hai bên , vừa cung ứng ra thị trường một dịch vụ thanh toán an toàn , nhanh chóng hiệu quả và tiện lợi.
4.1.5. Tăng cường bảo mật và an ninh mạng.
Theo Nguyễn Thị Thu Thủy (2021), hiện nay tại Việt Nam đang có bước chuyển đổi số mạnh mẽ khi phát triển thanh toán số, Chính phủ số, từ đó đẩy mạnh hội nhập sâu rộng với nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, việc phát triển Mobile Money cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho hệ thống mạng internet tại Việt Nam, theo Trà My (2021), Mobile Money đánh thẳng vào tệp khách hàng là người ít được tiếp cận với khoa học công nghệ, thường là ở nông thôn, người lớn tuổi hoặc ở vùng sâu xa, ít có kiến thức về an toàn thông tin cá nhân, hơn nữa, phương thức thanh toán tuy có quy mô nhỏ (dưới 10 triệu/tháng) nhưng lại dễ dàng đăng ký và dễ bị chiếm đoạt. Cũng theo Nguyễn Thị Thu Thủy (2021), tội phạm sử dụng công nghệ có xu hướng ngày càng trở nên nguy hiểm, nhất là trong giai đoạn cuộc sống con người gắn liền với công nghệ như hiện nay,
chúng gây ra thiệt hại hàng tăng tỷ đô mỗi năm, chiếm xấp xỉ 1% GDP toàn cầu. Các đối tượng này có thủ đoạn tinh vi, đa dạng, đặc biệt chúng thường tấn công nạn nhân dưới dạng giả mạo nhân viên các hệ thống lớn (các nhà mạng, công ty điện/nước, ngân hàng,..) để chiếm đoạt tài sản thông qua việc yêu cầu nạn nhân cung cấp mã otp giao dịch. Khi phát triển Mobile Money, nhà quản lý sẽ phải đối mặt với rủi ro cao về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền,… thông qua các đường dây lừa đảo này. Chính vì thế, việc tăng cường bảo mật đối với các tài khoản di động, tài khoản Mobile Money và các giao dịch là vô cùng cần thiết và cấp thiết, cụ thể, Chính phủ và các nhà mạng cần phải tiến hành hoàn thiện các bước sau:
Thứ nhất, theo Nguyễn Thị Thu Thủy (2021), Nhà Nước cần tăng cường cơ chế giám sát, quản lý an ninh thông tin. Chính Phủ cần ban hành các bộ quy tắc và hướng dẫn thực hiện Mobile Money để đảm bảo được sự đồng nhất trong hệ thống cũng như dễ dàng quản lý, giám sát. Đồng thời, Chính phủ có thể thành lập các tổ giám sát an ninh mạng và bảo mật thông tin nhằm kịp thời chỉ đạo các nhà cung cấp và thu thập dữ liệu.
Thứ hai, theo Phutho.gov.vn (2022), việc phát triển Mobile Money bền vững phụ thuộc rất lớn vào sự bắt tay giữa các nhà mạng. Nếu các nhà mạng không liên kết với nhau thì các đối tượng lừa đảo sẽ dễ dàng chuyển đổi mục tiêu từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, gây thiệt hại lớn đến người sử dụng và an ninh quốc gia.
Thứ ba, theo Phutho.gov.vn (2022), công nghệ rất quan trọng trong việc tăng cường bảo mật, quản lý rủi ro. Hầu hết các gian lận, đặc biệt là những gian lận có quy mô lớn, có thể được phát hiện và hạn chế thông qua phân tích dữ liệu, cụ thể, nhà mạng sẽ áp dụng các trí tuệ nhân tạo để phân tích thói quen tiêu dùng của một khách hàng và toàn bộ tệp khách hàng Mobile Money, sau đó đưa ra ước lượng về mức nạp/rút/thanh toán, nếu giao dịch nào vượt quá khoảng ước lượng trên sẽ lập tức bị đưa vào giao dịch đáng ngờ và cần xác minh. Bên cạnh đó, để tăng cường bảo mật, các nhà mạng nên tham khảo các công nghệ khác như mã OTP, tokenization, nhận diện số hóa (digital identities), xác thực đa nhân tố (MFA),... (Tống Thùy Trang và cộng sự, 2020).
4.1.6. Chú tâm hơn đến việc đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Việc đào tạo nhân lực để phát triển Mobile Money trong tương lai cũng cần được chú trọng. Xuất phát từ đặc điểm phụ thuộc lớn vào công nghệ, Mobile Money cần lực lượng lao động trẻ có chuyên môn, kỹ năng và đam mê. Đặc biệt là chú trọng đào tạo các sinh viên chuyên ngành tài chính - ngân hàng các kiến thức chuyên sâu về công nghệ và fintech, các sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin cần thêm nhiều kiến thức về tài chính. Hiện nay, các công ty fintech và ngân hàng đang không ngừng hướng tới việc đào tạo các nhân viên tiềm năng bằng việc tổ chức các buổi hội thảo hướng nghiệp, mở
rộng đào tạo thực tập sinh, các nhà mạng cũng cần sớm quan tâm và đẩy mạnh thu hút nhân tài từ các trường đại học để có thể cạnh tranh với các trung gian thanh toán khác trong tương lai.
4.1.7. Thúc đẩy các chính sách ưu đãi với người dùng và các điểm chấp nhận thanh toán.
Vì Mobile Money là một hình thức dịch vụ mới được triển khai, trên thực tế, các chính sách ưu đãi đối với người dùng mới sử dụng và trong quá trình sử dụng sẽ đóng vai trò là một trong những nhân tố quyết định, ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định sử dụng Mobile Money trong lâu dài của người dùng Việt Nam. Bởi lẽ, trong xã hội toàn cầu hóa, với xu hướng leo thang của vật giá, những chính sách này giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng và có tác động mạnh mẽ đến tâm lý, yếu tố nhận thức về chi phí của người dùng, tạo cho họ cảm giác được tiếp cận và sử dụng một dịch vụ hữu ích với chi phí ban đầu tương đối hợp lý cùng với những ưu đãi trong suốt quá trình duy trì tài khoản.
Đối với những khách hàng tiềm năng mới kích hoạt, nhà mạng có thể triển khai các chương trình miễn phí phí giao dịch (nạp, rút tiền hay chuyển khoản), duy trì tài khoản trong tháng đầu tiên sử dụng, phát hành voucher giảm giá đặc biệt áp dụng với các hóa đơn thanh toán dịch vụ điện thoại, Internet, truyền hình, tặng thẻ quà tặng với các giá trị khác nhau…
Đối với các tài khoản đang trong quá trình duy trì và sử dụng, có thể áp dụng các chương trình hoàn tiền lên đến 50% khi sử dụng Mobile Money chi trả các hóa đơn thanh toán hay giao dịch chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại; voucher giảm giá vào các dịp đặc biệt như lễ, Tết…
Không chỉ đối với người dùng, việc triển khai các chương trình ưu đãi còn mang lại những lợi ích nhất định đối với nhà cung cấp dịch vụ. Thứ nhất, khi thực hiện triển khai ưu đãi, số lượng tài khoản dịch vụ tăng lên, có thể mang lại nguồn lợi nhuận tiềm năng cho đơn vị viễn thông. Bên cạnh đó, thông qua Internet, các nhà mạng có thể tối giản hóa hồ sơ đăng ký trực tiếp, từ đó có thể cắt giảm chi phí đối với các khoản nhân công tiếp nhận và xử lý, lưu trữ hồ sơ. Thay vào đó, các khoản cắt giảm chi phí nói trên có thể được sử dụng cho nâng cấp hệ thống, website, tăng bảo mật tài khoản của khách hàng, từ đó giúp dịch vụ được nhìn nhận theo hướng tích cực và được tiếp nhận sử dụng nhiều hơn. Không chỉ vậy, những chính sách ưu đãi của các nhà mạng cung cấp dịch vụ còn góp phần thúc đẩy tích cực mục