CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thu thập ảnh viễn thám Landsat 8 tỉnh An Giang năm 2018
4.5. Xác định mối quan hệ giữa hiện trạng sử dụng đất (cấp 2) & loại đất
Mỗi loại hình canh tác sẽ do đặc tính của đất, khả năng thích nghi của cây trồng và các yếu tố khác (thủy văn, tập quán canh tác,) quyết định đến năng suất cũng như khả năng được sản xuất tập trung nhằm khai thác một cách tốt nhất. Mặc dù có thể khai thác cùng nhóm đất với loại cây trồng khác nhau nhưng kết quả sẽ không khả quan hơn vì phải tốn kém nhiều chi phí, năng suất thấp, lợi nhuận không tối ưu.
Qua Số liệu mẫu đất thu thập được do Bộ môn tài nguyên đất đai cung cấp (Phụ chương) đề tài tiến hành thống kê tần số xuất hiện từng loại đất trong mỗi hiện trạng (Phụ chương 4). Từ đó thành lập biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa hiện trạng sử dụng đất và loại đất (hình 4.6).
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa hiện trạng sử dụng đất (cấp 2) và loại đất Ghi chú hình 4.6:
Kí hiệu Tên đất theo WRB Kí hiệu Tên đất theo WRB
GLumtitn Umbri Endo Proto Thionic Gleysols FLgleu Eutri Gleyic Fluvisols
GLhaeu Eutri Haplic Gleysols FLgltion Gleyi Endo Orthi Thionic Fluvisols
GLmo Mollic Gleysols FLglmo Gleyi Mollic Fluvisols
GLumtion Umbri Endo Orthi Thionic Gleysols HStitn Endo Proto Thionic Histosols GLtiop Epi Orthi Thionic Gleysols PTstha Stagni Haplic Plinthosols PTumha Umbri Haplic Plinthosols
Qua hình 4.6 cho thấy tỉnh An Giang có tỷ lệ giữa các hiện trạng và loại đất không đồng đều.
- Hiện trạng Rau màu chỉ có ở loại đất Haplic Arenosols (ARha). Do đây là nhóm đất cát có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, gặp mưa thường bị lắng rẽ như đất bạc màu & có hàm lượng dinh dưỡng kém. Phản ứng của đất biến động trong phạm vi trung tính đến kiềm (pH: 7,5- 8); khả năng giữ phân và nước của đất kém nên thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày (theo Trần Văn Chính & ctv, 2000).
- Hiện trạng Lúa 3 vụ xuất hiện ở 6 loại đất bao gồm: Umbri Endo Proto Thionic Gleysols (GLumtitn), Mollic Gleysols (GLmo), Eutri Haplic Gleysols (GLhaeu), Epi Orthi Thionic Gleysols (GLtiop), Stagni Haplic Plinthosols (PTstha) & Molli Gleyic Fluvisols (FLglmo). Trong đó, loại đất Mollic Gleysols (GLmo) chiếm tỷ lệ cao nhất 34,78%.
+ Theo Trung tâm quan trắc tỉnh An Giang (2016): An Giang có hệ thống sông rạch chằng chịt, có nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thuỷ lợi thời gian qua đã phát triển đảm bảo các nhiệm vụ cung cấp nước tưới, chống lũ kết hợp giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, cải tạo đất và bố trí dân cư. Các nhóm đất trên tập trung chủ yếu ở khu vực có địa hình bằng phẳng, có hệ thống đê bao khép kín & nhiều kênh rãnh nên ít bị ảnh hưởng bởi lũ vào mùa mưa.
+ Loại đất phù sa ít được bồi, có tầng Mollic GLmo (Mollic Gleysols)
(Nguồn: Trần Văn Dũng & ctv, 2016)
Hình 4.7: Hình thái phẫu diện đất phù sa có tầng chẩn đoán Mollic + Loại đất phù sa glây trung tính, ít chua GLhaeu (Eutri Haplic Gleysols) thành phần cơ giới chủ yếu là sét (60 -63,9%), thịt và cát ít , chứng tỏ đất có độ thoát , thấm nước kém và dẻo chặt, phân bố dọc dưới chân núi Cô Tô, vùng ranh giới của huyện Thoại Sơn và Châu Thành. Loại này thường phân bố ở những nơi có địa hình tương đối cao, có sự bồi đắp khá nhiều của phù sa nên tầng phèn tiềm tàng bên dưới được che phủ khá dày (80-100cm), khả năng bị nhiễm phèn nhẹ. Bên cạnh đó, những vùng trước đây bị nhiễm phèn nhưng do có địa hình cao, khả năng rửa trôi tốt nên dần dần đất trở nên ít nhiễm phèn (theo Cổng thông tin điện tử An Giang, 2013).
+ Loại đất GLumtitn (Umbri Endo Proto Thionic Gleysols) phù sa, phèn tiềm tàng xuất hiện sâu, có tầng Umbric. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh An giang, 2013: Hầu hết đất phèn tiềm tàng có thành phần chủ yếu là sét (40,83%), thịt 45,13%, cát mịn 4,15%, tùy thuộc vào địa hình, bề dày tầng phủ bên trên và mức độ sinh phèn khác nhau. Mặt khác, do đất có chứa rất nhiều chất hữu cơ và chất khoáng sinh phèn (pyrite) chứa nhiều FeS2 . Khi mẫu chất (pyrite) còn ngập nước thì nó không gây độc cho cây trồng nên gọi là đất phèn tiềm tàng (Theo Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
+ Loại đất phù sa có tầng loang lổ, có sét trực di Stagni Haplic Plinthosols (PTstha) là loại đất có tầng chẩn đoán Plinthic trong vòng 100 cm từ lớp đất mặt, có màu Stagnic. Sa cấu chủ yếu là sét đến sét pha thịt. Tầng mặt mỏng, biến thiên từ 10 cm đến mỏng hơn 20 cm. Hàm lượng sét trong phẫu diện khá cao, cộng thêm với hàm lượng hữu cơ nghèo đưa đến kết quả là độ chặt của các tầng đều rất lớn, rễ thực vật khó phát triển. Hiện trạng sử dụng chủ yếu là: 2 vụ lúa, 1 vụ lúa, mía, rừng tràm (theo Phạm Thanh Vũ & ctv, 2011).
+ Loại đất FLglmo (Molli Gleyic Fluvisols) là loại đất phù sa glây giàu mùn có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng; tỷ lệ cấp hạt sét thay đổi từ 32 - 52%; đất có biểu hiện tích tụ cấp hạt thịt mịn ở tầng chuyển tiếp AB, có độ chua từ chua vừa đến ít chua (pHH2O đạt 5,0 - 5,5, pHKCl
khoảng 4,5 - 5,0), độ bão hòa bazơ thấp (40% - 45%) (theo Địa chí Đồng Nai, 2012).
- Hiện trạng Lúa 2 vụ xuất hiện ở 7 loại đất bao gồm: Umbri Endo OrthiThionic Gleysols (GLumtion), Epi Orthi Thionic Gleysols (GLtiop), Molli Haplic Fluvisols (FLmoha), Eutri Gleyic Fluvisols (FLgleu), Gleyi Endo Orthi Thionic Fluvisols (FLgltion), Umbri Haplic Plinthosols
(PTumha) & Endo Proto Thionic Histosols (HStitn). Trong đó loại đất chiếm tỷ lệ cao nhất là Umbri Endo Orthi Thionic Gleysols (46,43%).
+ Loại FLmoha (Molli Haplic Fluvisols) là loại đất phù sa mùn ít chua có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, pHH2O thuộc khoảng 5,5 - 6,0;
pHKCl thuộc khoảng 5,0 - 5,5, độ chua tiềm tàng chỉ đạt 4 - 7meq/100g đất;
độ bão hòa bazơ từ 50% - 55%. Nhìn chung đất phù sa tương đối giàu mùn, đạm, kali nhưng nghèo lân (theo Địa chí Đồng Nai, 2012).
+ Loại đất Umbri Endo OrthiThionic Gleysols (GLumtion) thuộc loại đất phù sa glây phèn hoạt động xuất hiện sâu (hoặc Đất phù sa trung tính, ít được bồi). Đất có phản ứng hơi chua, pH từ 4,7-5,5 , đặc biệt lượng nhôm di động và độ acid tổng số gia tăng nhanh từ độ sâu 90cm trở đi. Nhóm đất này chủ yếu thuộc địa hình thấp, có mức độ bồi tụ yếu (theo Cổng thông tin điện tử tỉnh An giang, 2013).
(Nguồn:http://luanvan.co/luan-van/xay-dung-ban-do-dat-tai-huyen-cao-lanh-tinh-dong-thap-theo- he-thong-phan-loai-wrb-2006-6052/) Hình 4.8: Phẫu diện đất phù sa glây phèn hoạt động xuất hiện sâu (đất phèn trung bình)
+ Loại đất phù sa trung tính, ít chua, có đặc tính glây FLgleu (Eutri Gleyic Fluvisols). Đây là loại đất phù sa trẻ chưa có sự phân hóa phẫu diện rõ rệt, có màu nâu tươi. Đất phù sa này có khả năng trao đổi cation và độ bão hòa bazơ cao, phản ứng chua ít ở ĐBSCL, khá giàu dinh dưỡng (theo Võ Quang Minh
& Lê Văn Khoa, 2013). Theo Trần Văn Chính và ctv, 2000: Đây là loại đất phù sa màu mỡ (độ phì tốt), dung tích hấp thu và độ bão hoà bazơ cao.
Tính chất vật lý hoá học, độ phì và hình thái phẫu diện đất phụ thuộc nhiều vào đặc điểm mẫu chất của hệ thống sông, điều kiện địa hình, chế độ đê điều.
Nhìn chung đất phù sa trung tính ít chua được sử dụng rất đa dạng: lúa 2 vụ, lúa màu 2-3 vụ, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu. Đặc biệt là vùng ngô
tập trung thường cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cũng như tiềm năng sử dụng cao và đa dạng.
Hình 4.9: Quan cảnh mặt đất và hình thái phẫu diện đất phù sa trung tính, ít chua ở ĐBSCL (theo Võ Quang Minh & Lê Văn Khoa, 2013)
+ Loại đất phù sa bồi phèn hoạt động xuất hiện sâu, có đặc tính glây FLgltion (Gleyi Endo Orthi Thionic Fluvisols). Đây là loại đất phù sa được bồi có sự hiện diện của phèn hoạt động, và có đặc tính gley trong phẫu diện, không bị ảnh hưởng mặn, tập trung chủ yếu ở các tỉnh An Giang, và Đồng Tháp. Hiện trạng chủ yếu là canh tác 1-2 vụ lúa, hoặc trồng tràm, mía, khóm (theo Võ Quang Minh & Lê Quang Trí, 2006).
Hình 4.10:Phẫu diện đất phèn hoạt động xuất hiện cạn (theo Dương Thanh Nhã & ctv, 2010)
+ Loại đất phù sa, phèn hoạt động xuất hiện cạn Epi Orthi Thionic Gleysols (GLtiop) là loại đất có tầng phèn hoạt động (Bj) dày và xuất hiện ở độ sâu (0 - 50cm). Có hàm lượng các hợp chất hữu cơ luôn cao ở tầng mặt
hữu cơ chậm. Do đặc tính thành phần cơ giới sét là chính và tỷ lệ cát mịn cũng khá cao, làm cho đất dính dẻo khi ướt, cứng và nứt nẻ thành rãnh khi khô (Theo Trung tâm quan trắc tỉnh An Giang, 2016); Đây là loại đất phèn trung bình. Trong phẫu diện đất có tầng loang lỗ đỏ vàng glây nằm trong vòng 50 cm lớp đất mặt. Tầng mặt thường mỏng và độ bảo hòa base thấp là những yếu tố kết hợp không thuận lợi cho cây trồng. Do đặc tính phèn “lấn át” các đặc tính dinh dưỡng, phì nhiêu đất đai khác nên trong bố trí sản xuất cần lựa chọn những cây trồng thích hợp và chú ý đến biện pháp quản lý đất trong sản xuất. Hiện trạng chủ yếu là lúa 2 vụ (theo Cổng thông tin điện tử huyện Tịnh Biên, 2015).
Hình 4.11: Quan cảnh mặt đất và hình thái phẫu diện đất phù sa phèn hoạt động nặng ở ĐBSCL (Võ Quang Minh & Lê Văn Khoa, 2013)
+ Loại đất PTumha (Umbri Haplic Plinthosols) theo Võ Quang Minh và Lê Quang Trí (2006): Đây là loại đất có tầng loang lổ, chứa nhiều sắt, có tầng chẩn đoán hoặc đặc tính Plinthic, Umbric. Hiện trạng chủ yếu là canh tác 2-3 vụ lúa.
Hình 4.12: Quan cảnh mặt đất và hình thái phẫu diện đất Plinthosols (Võ Quang Minh & Lê Văn Khoa, 2013)
+ Loại đất than bùn phèn tiềm tàng xuất hiện sâu Endo Proto Thionic Histosols (HStitn). Loại đất này được đặc trưng bởi lớp than bùn dày, xốp bên dưới thường phân bố dọc theo các thung lũng sông cổ và lung đìa. Trong đất than bùn độ khoáng tương đối thấp và nghèo nàn nhưng bù lại hàm lượng đạm rất cao; được phân bố dọc theo thung lũng sông cổ ở Tri Tôn, ven theo các cánh rừng tràm Trà Sư, một số ở các xã Lương An Trà , Tà Đảnh (theo Cổng thông tin điện tử An Giang, 2013).
Hình 4.13: Quan cảnh mặt đất và phẫu diện đất than bùn vùng U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang (Lê Phát Quới & Vũ Ngọc Long, 2012)
Bảng 4.5: Bảng phân loại cấp độ quan hệ giữa hiện trạng (cấp 2) và loại đất
Hiện trạng
Tỷ lệ phần trăm (%) từng loại đất trên mỗi hiện trạng
≥ 75 % ≥ 50% - 75% ≥ 25% - 50% < 25%
Lúa 3 vụ - - Eutri Haplic Gleysols
Mollic Gleysols
Epi Orthi Thionic Gleysols
Umbri Endo Proto Thionic Gleysols Stagni Haplic Plinthosols
Molli Gleyic Fluvisols
Lúa 2 vụ - - Umbri Endo Orthi
Thionic Gleysols
Gleyi Endo Orthi Thionic Fluvisols Molli Haplic Fluvisols
Eutri Gleyic Fluvisols Epi Orthi Thionic Gleysols Umbri Haplic Plinthosols Endo Proto Thionic Histosols
Rau màu Haplic Arenosols - - -
Qua bảng 4.5 cho thấy:
- Hiện trạng Rau màu tập trung chủ yếu trên loại đất Haplic Arenosols (ARha), chiếm 100% trên tổng số sự hiện diện của các loại hình canh tác được khảo sát của nhóm đất này.
- Hiện trạng lúa 3 vụ tập trung chủ yếu trên các Loại đất Mollic Gleysols (GLmo) chiếm tỷ lệ 34,78% và Eutri Haplic Gleysols (GLhaeu) chiếm tỷ lệ 30,43%.
- Hiện trạng lúa 2 vụ tập trung chủ yếu trên loại đất Umbri Endo Orthi Thionic Gleysols (GLumtion) chiếm tỷ lệ 46,43%.
4.5.2. Mối quan hệ giữa loại đất và hiện trạng sử dụng đất (cấp 2)
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa loại đất và hiện trạng sử dụng đất (cấp 2)
Ghi chú hình 4.14:
Kí hiệu Tên đất theo WRB Kí hiệu Tên đất theo WRB Kí hiệu Tên đất theo WRB ARha Haplic ARenosols FLmoha Molli Haplic Fluvisols GLtiop Epi Orthi Thionic Gleysols GLumtitn Umbri Endo Proto
Thionic Gleysols FLgleu Eutri Gleyic Fluvisols PTumha Umbri Haplic Plinthosols GLhaeu Eutri Haplic Gleysols FLgltion Gleyi Endo Orthi Thionic
Fluvisols PTstha Stagni Haplic Plinthosols
GLmo Mollic Gleysols FLglmo Gleyi Mollic Fluvisols GLmoha Molli Haplic Gleysols HStitn Endo Proto Thionic
Histosols
Qua hình 4.14 cho thấy:
* Loại đất Haplic Arenosols (ARha) có hiện trạng chủ yếu là rau màu.
Theo Lê Thanh Bồn, 2009: Đất có thành phần cấp hạt từ cát pha đến cát pha sét. Đất rời rạc, cấu trúc kém, gặp mưa thường bị lắng rẽ như đất bạc màu, đất có khả năng giữ phân và nước kém, tính đệm yếu nên thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày chủ yếu là rau màu.
* Các loại đất Umbri Endo Orthi Thionic Gleysols (GLumtion), Molli Haplic Fluvisols (FLmoha), Eutri Gleyic Fluvisols (FLgleu), Gleyi Endo Orthi Thionic Fluvisols (FLgltion), Umbri Haplic Plinthosols (PTumha) và Endo Proto Thionic Histosols (HStitn) hiện trạng chủ yếu là lúa 2 vụ.
Trong đó loại đất có tần số cao nhất là Molli Haplic Fluvisols (FLmoha).
* Các loại đất Stagni Haplic Plinthosols (PTstha), Umbri Endo Proto Thionic Gleysols (GLumtitn), Eutri Haplic Gleysols (GLhaeu), Mollic Gleysols (GLmo), Epi Orthi Thionic Gleysols (GLtiop) và Molli Gleyic Fluvisols (FLglmo) hiện trạng chủ yếu là lúa 3 vụ (chiếm tỷ lệ 100% trên tổng số các điểm khảo sát hiện trạng trên mỗi loại đất). Trong đó loại đất có tần số cao nhất là Umbri Endo Proto Thionic Gleysols (GLumtitn). Do đây là loại đất phù sa phèn tiềm tàng xuất hiện sâu nên ít gây ngộ độc phèn cho cây trồng.
Mặt khác, nhờ hệ thống đê bao ven sông Hậu nên vùng có thể canh tác 3 vụ trên năm (theo Lê Phước Toàn & ctv, 2016).
* Loại đất Epi Orthi Thionic Gleysols (GLtiop) gồm có hai hiện trạng là lúa 3 vụ và lúa 2 vụ. Trong đó, mỗi hiện trạng chiếm tỷ lệ 50% trên tổng số các điểm khảo sát trên loại đất này. Do đây là loại đất phù sa phèn hoạt động xuất hiện cạn (đất phèn nặng) có thành phần cơ giới chủ yếu là sét và tỷ lệ cát mịn cũng khá cao, làm cho đất dính dẻo khi ướt, cứng và nứt nẻ thành rãnh khi khô. Có hàm lượng các hợp chất hữu cơ luôn cao ở tầng mặt (3,8% - 5,2%) nhưng do tỉnh An Giang có hệ thống thủy lợi đa dạng & đê bao khép kín nên có thể sản xuất lúa 3 vụ trên loại đất này (theo Trung tâm quan trắc tỉnh An Giang, 2016).
Qua hình 4.14, đề tài tiến hành thành lập bảng thống kê tỷ lệ phần trăm của từng hiện trạng (cấp 2) trên mỗi loại đất (bảng 4.6).
Bảng 4.6: Bảng thống kê tỷ lệ phần trăm (%) từng hiện trạng khảo sát (cấp 2) trong mỗi loại đất
Loại đất Rau màu Lúa 3 vụ Lúa 2 vụ Tổng
ARha (Haplic Arenosols) 100 - - 100
FLmoha (Molli Haplic Fluvisols) - - 100 100
FLgleu (Eutri Gleyic Fluvisols ) - - 100 100
FLgltion(Gleyi Endo Orthi Thionic Fluvisols) - - 100 100
PTumha (Umbri Haplic Plinthosols) - - 100 100
HStitn (Endo Proto Thionic Histosols) - - 100 100
PTstha (Stagni Haplic Plinthosols ) - 100 - 100
GLumtitn (Umbri Endo Proto Thionic Gleysols - 100 - 100
GLumtion (Umbri Endo Orthi Thionic Gleysols) - - 100 100
GLmo (Mollic Gleysols) - 100 - 100
GLhaeu (Eutri Haplic Gleysols) - 100 - 100
FLglmo (Molli Gleyic Fluvisols) - - 100 100
GLtiop (Epi Orthi Thionic Gleysols) - 50 50 100
Qua bảng 4.6 cho thấy:
- Loại đất Haplic Arenosols (ARha) hiện trạng canh tác chủ yếu là Rau màu (100%), đồng thời đây là hiện trạng duy nhất được khảo sát trên loại đất này.
- Các loại đất Mollc Gleysols (GLmo), Eutri Haplic Gleysols (GLhaeu), Umbri Endo Proto Thionic Gleysols (GLumtitn), Stagni Haplic Plinthosols (PTstha) & Molli Gleyic Fluvisols (FLglmo) hiện trạng canh tác chủ yếu là lúa 3 vụ.
- Các loại đất Molli Haplic Fluvisols (FLmoha), Eutri Gleyic Fluvisols (FLgleu), Gleyi Endo Orthi Thionic Fluvisols (FLgltion), Umbri Haplic Plinthosols (PTumha), Endo Proto Thionic Histosols (HStitn) & Umbri Endo Orthi Thionic Gleysols (GLumtion) hiện trạng canh tác chủ yếu là lúa 2 vụ.
- Loại đất Epi Orthi Thionic Gleysols (GLtiop) có hai hiện trạng canh tác là lúa 3 vụ và lúa 2 vụ. Trong đó mỗi hiện trạng chiếm 50% tỷ lệ khảo sát trên loại đất này.