CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thu thập ảnh viễn thám Landsat 8 tỉnh An Giang năm 2018
4.6. Xác định mối quan hệ giữa các loại đất và hiện trạng sử dụng đất (cấp 3)
4.6.1. Mối quan hệ giữa các loại đất và hiện trạng sử dụng đất (cấp 3)
Dựa vào số liệu khảo sát trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2017 (phụ chương) đề tài tiến hành thống kê tần số xuất hiện từng hiện trạng trên mỗi loại đất (Phụ chương 4.5.1). Từ đó tiến hành xây dựng biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa hiện trạng sử dụng đất và loại đất (hình 4.13).
Qua hình 4.15 cho thấy:
- Loại đất Umbri - Endo - Orthi - Thionic - Gleysols (GLumtion) gồm có 2 hiện trạng ĐX_cv-HT_s & ĐX_cv-HT_m. Trong đó hiện trạng ĐX_cv- HT_s chiếm tỷ lệ cao nhất 10/13 điểm khảo sát (76,92%) & ĐX_cv-HT_m chiếm tỷ lệ 3/13 điểm khảo sát (23,08%).
- Loại đất phù sa phèn hoạt động xuất hiện cạn Epi Orthi Thionic Gleysols (GLtiop) gồm có 4 hiện trạng bao gồm ĐX_cv-HT_s-TĐ_s, ĐX_m-HT_cv, ĐX-HT_cv & ĐX_m-HT_cv-TĐ_m.
- Loại đất phù sa bồi phèn hoạt động xuất hiện sâu có tầng gley Gleyi Endo Orthi Thionic Fluvisols (FLgltion) gồm có hai hiện trạng ĐX_cv-HT_s (50%) & ĐX_m-HT_cv (50%).
Hình 4.15: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các loại đất với hiện trạng sử dụng đất (cấp 3)
Ghi chú hình 4.15:
Kí hiệu Tên đất theo WRB Kí hiệu Tên đất theo WRB Kí hiệu Tên đất theo WRB ARha Haplic ARenosols FLmoha Molli Haplic Fluvisols GLtiop Epi Orthi Thionic Gleysols GLumtitn Umbri Endo Proto
Thionic Gleysols FLgleu Eutri Gleyic Fluvisols PTumha Umbri Haplic Plinthosols GLhaeu Eutri Haplic Gleysols FLgltion Gleyi Endo Orthi Thionic
Fluvisols PTstha Stagni Haplic Plinthosols
GLmo Mollic Gleysols FLglmo Gleyi Mollic Fluvisols GLmoha Molli Haplic Gleysols HStitn Endo Proto Thionic
Histosols
* Kí hiệu hiện trạng: ĐX (Đông Xuân), HT (Hè Thu), TĐ (Thu Đông), cv (chính vụ), s (sớm), m (muộn).
Theo Trần Văn Chính & ctv (2000):
- Do đất phèn có thành phần cơ giới nặng (sét > 50%), đất rất chua (pHKCl
từ 3- 4,5). Hàm lượng hữu cơ trong đất khá (2 %- 4%); hàm lượng lân nghèo đến rất nghèo, lân tổng số và dễ tiêu (P205% < 0,06%; P2O5 dễ liêu < 6 meq/l00g đất); hàm lượng kali từ khá đến giàu (K2O5: 1,5% - 2,0%); hàm lượng S% tương đương hoặc lớn hơn 0,75%; hàm lượng nhôm di động Al3+
trong tầng sinh phèn cao (có nơi lên đến >50 meq/l00g đất). Đất phèn là loại đất cần phải cải tạo khi sử dụng, để cải tạo chúng người ta thường áp dụng các biện pháp chính sau:
+ Biện pháp thủy lợi: Muốn tháu chua, rửa mặn người ta thường tiến hành lên líp hoặc xây dựng hệ thống kênh tưới và kênh tiêu song song. Một số nơi có kinh nghiệm khoan các giếng sâu, thường xuyên bơm nước lên ruộng rồi tiêu xuống mương tiêu, hạ thấp mực nước ngầm mặn.
+ Bón vôi có tác dụng rất tốt cho việc khử chua và hạn chế tác hại của nhôm di động trong đất. Lượng vôi phải dùng rất nhiều và hiệu quả của chu kỳ bón vôi lại rất ngắn (một, hai vụ thì chua trở lại). Do đó, theo các kết quả nghiên cứu thì nên bón hàng năm, mỗi năm chỉ bón một lượng vừa phải (tương đương 1/3- 1/4 mức độ chua thủy phân) là phù hợp nhất.
+ Bón phân cân đổi giữa N, P, K và hợp lý cho cây trồng. Trong các loại phân bón N.P.K cần lưu ý tới phân lân (P) bón ở đất phèn cho hiệu quả sử dụng rất cao. Vì lân cũng chính là yếu tố dinh dưỡng hạn chế rõ nhất đối với cây trồng trên loại đất này, đối với đất phèn nên dùng tecmophosphat tốt hơn so với super phosphat để tăng thêm tính kiềm giảm độ chua và hạn chế thêm khả năng tích lũy SO42- trong đất hoặc có thế sử dụng trực tiếp bột apatit hay bột phosphorit bón cho đất với liều lượng cao.
+ Đối với các biện pháp canh tác, việc làm đất cần phải lưu ý giữ nước thường xuyên trong ruộng để trồng lúa không nên để nước cạn và tuyệt đối không cày ải đối với đất phèn. Những nơi đất bị phèn mạnh phải "lên líp" rửa phèn rồi mới sử dụng cho trồng trọt được; Đối với cây trồng phải lựa chọn những loại cây có tính chịu phèn (hoặc chua mặn), ở những nơi địa hình thấp trũng ngập nước có thể trồng cói một số năm cho giảm lượng muối phèn trước khi trồng lúa. Những nơi đất có địa hình cao có thề trồng dứa, mía hoặc một số loại cây ăn quả có khả năng tồn tại và phát triển được trên loại đất này.
Mặt khác, theo Trung tâm quan trắc tỉnh An Giang, (2016): An Giang có hệ thống sông rạch chằng chịt, có nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Sông Mekong chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu suốt từ Bắc xuống Nam. Lưu lượng trung bình năm của hệ thống sông này là 13.500 m3/s, lưu lượng lũ 24.000 m3/s và
mùa cạn là 5.020 m3/s. Hệ thống thuỷ lợi thời gian qua đã phát triển đảm bảo các nhiệm vụ cung cấp nước tưới, chống lũ kết hợp giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, cải tạo đất và bố trí dân cư.
- Loại đất phù sa phèn tiềm tàng xuất hiện sâu Umbri Endo Proto Thionic Gleysols (GLumtitn) chỉ có hiện trạng ĐX-HT-TĐ_cv (100%). Do đây là loại đất có chứa rất nhiều chất hữu cơ và chất khoáng sinh phèn (pyrite) chứa nhiều FeS2 . Khi mẫu chất (pyrite) còn ngập nước thì nó không gây độc cho cây trồng nên gọi là đất phèn tiềm tàng (Theo Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
- Loại đất phù sa trung tính ít chua, có đặc tính gley Eutri - Gleyic - Fluvisols (FLgleu) chỉ có hiện trạng ĐX-HT_cv. Theo Trần văn Chính & ctv (2000):
+ Đất phù sa trung tính ít chua là loại đất có độ phì cao và có tiềm năng sử dụng đa dạng có thể trồng được 2 hoặc 3 vụ/năm với nhiều loại cây trồng như:
lúa, ngô, đậu đỗ, khoai tây, khoai lang, các loại rau hoặc trồng các cây ăn quả dài ngày... đều cho năng suất, sản lượng cao. Biện pháp cơ bản để sử dụng đơn vị đất này một cách bền vững có hiệu quả là phải biết kết hợp tưới tiêu hợp lý và bón phân cân đối.
+ Điều cần lưu ý là phải duy trì và tăng cường chất hữu cơ cho đất để bảo vệ độ phì tiềm tàng của đất. Vì đây là loại đất canh tác tốt nhất nên cần phải giữ và bảo vệ diện tích đất, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp và hạn chế tối đa hiện tượng sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp, đồng thời phải chú ý chống hịên tượng thoái hóa đất do ô nhiễm đất nhất là những vùng ngoại ô và gần các khu công nghiệp.
- Loại đất than bùn phèn tiềm tàng xuất hiện sâu Endo Proto Thionic Histosols (HStitn) chỉ có hiện trạng ĐX-HT_cv (100%). Do hàm lượng cacbon trong than bùn khá cao, phần lớn trên 20%, hàm lượng đạm tổng số thay đổi tùy theo chất lượng của than bùn, trung bình 0,2% - 0,8% có khi
>1%, lân tổng số nghèo <0,05%. Đất than bùn thường được người ta khai thác để chế biến làm chất đốt, phân hữu cơ hoặc phân vi sinh vật bón cho cây trồng cải tạo các loại đất xấu nghèo hữu cơ. Những nơi than bùn ờ độ sâu dưới 25- 30 cm cũng có thể trồng lúa, lên luống trồng rau, sắn. dứa, dưa hấu...
Than bùn ở dưới rừng tràm còn là nơi dự trữ nước ngọt và phục vụ đời sống của nhân dân trong một vùng khá rộng (theo Trần Văn Chính & ctv, 2000).
- Loại đất phù sa có tầng chẩn đoán Mollic Mollic - Gleysols (GLmo) chỉ có hiện trạng ĐX-HT-TĐ_cv (100%). Do đây là loại đất phù sa có tầng chẩn đoán Mollic với đặc điểm giàu dinh dưỡng và có tầng hữu cơ vì thế thích hợp
với nhiều loại cây trồng khác nhau (theo Võ Quang Minh & Lê Quang Trí, 2006).
- Loại đất phù sa điển hình Haplic - Fluvisols (FLha) chỉ có hiện trạng ĐX-HT_cv (100%). Do loại đất này thuộc nhóm đất phù sa ven sông nên dễ bị ngập lũ vào mùa mưa, đất có pH tầng mặt 5,5 là khoảng pH đặc trưng của nhóm đất phù sa không phèn ở ĐBSCL, pH gia tăng ở các tầng bên dưới từ 5,4 - 6,9 cho thấy pH của trầm tích phù sa cao hơn tầng mặt có thể do ảnh hưởng của quá trình canh tác, bón phân ở tầng mặt. Hàm lượng chất hữu cơ khá ử tầng mặt và giảm dần ở các tầng bên dưới, do ảnh hưởng của quá trình canh tác, tích lũy tàn dư thực vật ở tầng mặt. Hàm lượng lân tổng số thấp, hàm lượng đạm tổng số thuộc mức trung bình. Hàm lượng Al rất thấp, sa cấu chủ yếu là sét pha thịt, mặc dù có sự rửa trôi sét xuống tầng bên dưới, sa cấu sét gia tăng (theo Võ Thị Gương & ctv, 2016).
- Loại đất phù sa, trung tính ít chua Eutri Haplic Gleysols (GLhaeu) chỉ có hiện trạng ĐX-HT-TĐ_cv (100%). Do đây thuộc loại đất phù sa xa sông, có độ chua (pH) thấp hơn so với nhóm đất phù sa ven sông, sa cấu sét nặng, nằm ở vùng trũng thấp hơn, ít phù sa bồi nên đặc tính chuyển hóa chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng dễ hữu dụng kém hơn nên cần có biện pháp quản lý phù hợp. Hàm lượng chất hữu cơ tương tự nhóm đất phù sa ven sông. Hàm lượng đạm tổng số đạt từ khá đến cao, hàm lượng đạm trao đổi và dễ tiêu biến động từ thấp đến trung bình, hàm lượng lân dễ tiêu giảm dần từ trên xuống giữa các tầng. Tuy nhiên do sa cấu nặng hơn nên nhóm đất có khả năng giữ chất dinh dưỡng khá (theo Võ Thị Gương & ctv, 2016).
- Loại đất cát Haplic Arenosols (ARha) chỉ có hiện trạng rau màu. Theo Trần Văn Chính & ctv (2000):
- Hướng sử dụng và cải tạo tùy theo địa hình và điều kiện thủy lợi mà có thể trồng lúa, các loại hoa màu, đậu đỗ, mía, nơi cao hơn thì có thể trồng cây lâu năm các loại.
+ Trước hết phải chú ý tới thủy lợi để đảm bảo đủ nước, nhất là ở những khu trũng hơn thì có thể đưa vào trồng lúa nước để đáp ứng một phần nhu cầu lương thực tại chỗ.
+ Về phân bón cần chú ý tăng cường hữu cơ để tăng mùn và tạo kết cấu.
Bón phân hữu cơ và phân bón tổng hợp NPK với một tỷ lệ cao hơn các loại đất khác; bón phân hữu cơ vùi sâu để tránh khoáng hóa quá nhanh; Phân hóa học nên chia ra để bón nhiều lần mới có hiệu quả, không nên bón tập trung một lúc. Việc tăng bùn ao, sét là biện pháp hiệu quả nhất, nhưng khó thực
hiện. Nhiều nơi có nguồn rong ở các đầm phá thì dùng rong bón cho vùng đất cát rất tốt.
+ Về cây trồng cần có cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn và khí hậu khắc nghiệt. Ở đây nên luân canh trồng cây họ đậu như lạc, các loại đậu để giải quyết nguồn đạm.
- Loại đất Stagni - Haplic - Plinthosols (PTstha) có hiện trạng chủ yếu là ĐX_cv-HT_s-TĐ_s (100%) & Umbri - Haplic - Plinthosols (PTumha) có hiện trạng chủ yếu là ĐX-HT_cv. Theo Trung tâm quan trắc tỉnh An Giang, (2016): Đất Plinthosols (phù sa cổ) thường phân bố ở địa hình vàm, cao hơn đất phù sa gley một ít và xuất hiện nhiều ở vùng gần sông, ven khu dân cư.
Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, khá đồng đều toàn phẫu diện. Đất chặt, bí và gley, không có cấu trúc. Tuy nhiên tầng tích tụ tơi xốp hơn nên thoát nước khá, mực nước ngầm thường sâu hơn đất phù sa gley toàn phẫu diện một ít, do ở địa hình cao nên dễ bị khô hạn. Tính chất hóa học cũng tương tự đất phù sa gley. Những phẫu diện có tích tụ Fe2(SO4)3 lẫn với Fe2O3 thường có đặc điểm khác hơn với tầng tích tụ R203 như: chua hơn, tỷ lệ Cation trao đổi thấp hơn…
- Loại đất phù sa bồi có tầng chẩn đoán Mollic (giàu dinh dưỡng) Molli - Gleyic - Fluvisols (FLglmo) chỉ có ở hiện trạng ĐX_cv-HT_s-TĐ_s. Theo Địa chí Đồng Nai (2012):
+ Do đất phù sa mùn glây có pHH2O đạt 5,0 - 5,5, pHKCl khoảng 4,5 - 5,0, độ chua tiềm tàng khoảng 8 - 10 meq/100g đất. Dung lượng trao đổi Cation khá cao, đạt 20 - 24 meq/100g đất. Đây là loại đất phù sa tương đối giàu mùn (2 - 4%), đạm, kali nhưng nghèo lân.
+ Với đất phù sa không phèn, khả năng sử dụng chính là trồng lúa 2 - 3 vụ, ngoài ra còn có khả năng trồng hoa màu, rau và cây ăn trái.
Bảng 4.7: Bảng thống kê tần số xuất hiện từng hiện trạng (cấp 3) trong mỗi loại đất được khảo sát trên địa bàn tỉnh An Giang (2017)
ĐX-HT- TĐ-cv ĐX_cv - HT_s ĐX - HT_cv ĐX_cv - HT_s - TĐ_s ĐX_cv - HT_m ĐX_m -HT_cv - TĐ_m ĐX_m - HT_cv Rau màu Tổng
PTstha - - - 1 - - - - 1
PTumha - - 1 - - - - - 1
HStitn - - - 1 - - - - 1
ARha - - - - - - - 1 1
GLumtion - 10 - - 3 - - - 13
GLumtitn 4 - - - - - - - 4
GLmo 8 - - - - - - - 8
GLtiop - - 1 1 1 1 - - 4
GLhaeu 7 - - - - - - - 7
FLgleu - - 4 - - - - - 4
FLmoha - - 5 - - - - - 5
FLgltion - 1 - - - - 1 - 2
FLglmo - - - 1 - - - - 1
Tổng 19 11 11 4 4 1 1 1 52
Ghi chú bảng 4.7:
Kí hiệu Tên đất theo WRB Kí hiệu Tên đất theo WRB Kí hiệu Tên đất theo WRB
ARha Haplic ARenosols FLmoha Molli Haplic Fluvisols GLtiop Epi Orthi Thionic Gleysols
GLumtitn Umbri Endo Proto Thionic Gleysols FLgleu Eutri Gleyic Fluvisols PTumha Umbri Haplic Plinthosols GLhaeu Eutri Haplic Gleysols FLgltion Gleyi Endo Orthi Thionic Fluvisols PTstha Stagni Haplic Plinthosols
GLmo Mollic Gleysols FLglmo Gleyi Mollic Fluvisols
GLmoha Molli Haplic Gleysols HStitn Endo Proto Thionic Histosols
* Kí hiệu hiện trạng: ĐX (Đông Xuân), HT (Hè Thu), TĐ (Thu Đông), cv (chính vụ), s (sớm), m (muộn).
Qua bảng 4.7, đề tài tiến hành thành lập bảng thống kê tỷ lệ phần trăm của từng loại đất trong mỗi hiện trang (bảng 4.8).
Bảng 4.8: Bảng thống kê tỷ lệ phần trăm (%) từng hiện trạng (cấp 3) trong mỗi loại đất được khảo sát trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2017
ĐX - HT - TĐ_cv ĐX_cv - HT_s ĐX - HT_cv ĐX_cv - HT_s - TĐ_s ĐX_cv - HT_m ĐX_m -HT_cv - TĐ_m ĐX_m - HT_cv Rau màu Tổng
PTstha - - - 100 - - - - 100
PTumha - - 100 - - - - - 100
HStitn - - - 100 - - - - 100
ARha - - - - - - - 100 100
GLumtion - 76.92 - - 23.08 - - - 100
GLumtitn 100 - - - - - - - 100
GLmo 100 - - - - - - - 100
GLtiop - - 25 25 25 25 - - 100
GLhaeu 100 - - - - - - - 100
FLgleu - - 100 - - - - - 100
FLmoha - - 100 - - - - - 100
FLgltion - 50 - - - - 50 - 100
FLglmo - - - 100 - - - - 100
Ghi chú bảng 4.8:
Kí hiệu Tên đất theo WRB Kí hiệu Tên đất theo WRB Kí hiệu Tên đất theo WRB
ARha Haplic ARenosols FLmoha Molli Haplic Fluvisols GLtiop Epi Orthi Thionic Gleysols
GLumtitn Umbri Endo Proto Thionic Gleysols FLgleu Eutri Gleyic Fluvisols PTumha Umbri Haplic Plinthosols GLhaeu Eutri Haplic Gleysols FLgltion Gleyi Endo Orthi Thionic Fluvisols PTstha Stagni Haplic Plinthosols
GLmo Mollic Gleysols FLglmo Gleyi Mollic Fluvisols
GLmoha Molli Haplic Gleysols HStitn Endo Proto Thionic Histosols
* Kí hiệu hiện trạng: ĐX (Đông Xuân), HT (Hè Thu), TĐ (Thu Đông), cv (chính vụ), s (sớm), m (muộn).
Qua bảng 4.8, đề tài tiến hành thành lập bảng phân loại cấp độ quan hệ giữa loại đất và hiện trạng sử dụng đất (cấp 3) (bảng 4.9).
Bảng 4.9: Bảng phân loại cấp độ quan hệ giữa loại đất & hiện trạng sử dụng đất (cấp 3) được khảo sát trên địa bàn tỉnh An Giang (2017)
Loại đất Tỷ lệ phần trăm (%) từng hiện trạng trên mỗi loại đất
≥ 75% ≤ 50 % - 75% ≤ 25% - 50% < 25%
Mollic Gleysols ĐX-HT-TĐ_cv - - -
Eutri Haplic Gleysols ĐX-HT-TĐ_cv - - -
Epi Orthi Thionic Gleysols - ĐX_cv-HT_s ĐX_m-HT_cv-TĐ_m
ĐX_m-HT_cv -
Umbri Endo Orthi Thionic Gleysols ĐX_cv-HT_s - - ĐX_cv-HT_m
Umbri Endo Proto Thionic Gleysols ĐX-HT-TĐ_cv - - -
Eutri Gleyic Fluvisols ĐX-HT_cv - - -
Molli Haplic Fluvisols ĐX-HT_cv - - -
Molli Gleyic Fluvisols ĐX_cv-HT_s-TĐ_s - - -
Gley Endo Orthi Thionic Fluvisols - ĐX_cv-HT_s
ĐX_m-HT_cv - -
Mollic Arenosols Rau màu - - -
Umbri Haplic Plinthosols ĐX-HT_cv - - -
Stagni Haplic Plinthosols ĐX_cv-HT_s-TĐ_s - - -
Endo Proto Thionic Histosols ĐX_cv-HT_s-TĐ_s - - -
Ghi chú:ĐX (Đông Xuân), HT (Hè Thu), TĐ (Thu Đông), cv (chính vụ), s (sớm), m (muộn).
Do đặc tính của đất mà mỗi loại đất chỉ thích nghi với một số mô hình canh tác, sử dụng nên chỉ tập trung khai thác nhóm đối tượng đó để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, đất đó cũng có thể áp dụng trên các đối tượng khác nhưng việc canh tác, sử dụng đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn, năng suất có thể không cao hơn.
Thông qua bảng 4.9 cho thấy:
- Các loại đất Stagni Haplic Plinthosols (PTstha), Molli Gleysols (GLmo), Eutri Haplic Gleysols (GLhaeu), Umbri Endo Proto Thionic Gleysols (GLumtitn) & Molli Gleyic Fluvisols (FLglmo) thích hợp với hiện trạng trồng lúa 3 vụ chiếm tỷ lệ cao (>75%) trên mỗi loại đất. Do các loại đất trên thuộc nhóm đất phù sa với các đặc tính:
có sét trực di, có tầng hữu cơ, trung tính, ít chua và phèn tiềm tàng xuất hiện sâu có tầng Umbric nên ít ảnh hưởng đến cây trồng. Tuy nhiên lúa 3 vụ vẫn trồng được trên loại đất Epi Orthi Thionic Gleysols (GLtiop) chiếm tỷ lệ 25%. Do đây là loại đất phù sa phèn hoạt động xuất hiện cạn nên ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng.
- Các loại đất Eutri Gleyic Fluvisols (FLgleu), Molli Haplic Fluvisols (FLmoha), Umbri Haplic Plinthosols (PTumha) và Endo Proto Thionic Histosols (HStitn) thích hợp với hiện trạng trồng lúa 2 vụ, chiếm tỷ lệ cao (>75%) trên mỗi loại đất. Do các loại đất trên phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực chưa có đê bao khép kín nên cây trông bị ảnh hưởng bởi lũ vào mùa mưa Tuy nhiên lúa 2 vụ vẫn trồng được trên các loại đất Epi Orthi Thionic Gleysols (GLtiop) và Gley Endo Orthi Thionic Fluvisols (FLgltion) với mức thích nghi trung bình 25% - 50% & thích nghi kém (<25%) với loại đất Umbri Endo Orthi Thionic Gleysols (GLumtion).
- Loại đất Haplic Arenosols (ARha) thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày chủ yếu là rau màu (100%). Do nhóm đất này có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát cao, mùn, đạm và các chất dinh dưỡng thấp, khả năng giữ nước kém nhưng đất tơi xốp, dễ thoát nước nên thuận lợi cho việc trồng các loại cây trồng cạn như rau màu và các loại cây ăn trái (theo Võ Tấn Phong, 2017).
Với số liệu thu thập được đề tài chỉ xác định được mối quan hệ giữa hiện trạng cơ cấu mùa vụ lúa so với các nhóm đất chính và các loại đất. Mặt khác số liệu khảo sát còn quá thấp và các hiện trạng còn lại (Thủy sản, Phi nông nghiệp,…) chưa được khảo sát nên vấn đề đặt ra là vẫn chưa xác định được mối quan hệ giữa các hiện trạng còn lại với các nhóm đất chính & loại đất.