CHƯƠNG 2 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Mô tả các biến nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của các DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam có phương trình hồi quy như sau:
ROA = β0 + β1SIZE + β2DFL + β3QR + β4GROWTH + β5MC + β6AGE + ε
23
Bảng 2.2: Mô tả biến trong mô hình
Nhân tố ảnh hưởng Biến đo lường Giả thiết Quy mô doanh nghiệp
(SIZE)
Tổng tài sản (+) / (-)
Đòn bẩy tài chính (DFL) Tổng nợ/Tổng tài sản (+) / (-) Khả năng thanh toán ngắn
hạn (QR)
Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
(+) / (-)
Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (GROWTH)
(Tổng tài sản năm nay – Tổng tài sản năm trước)/ Tổng tài sản
năm trước
(+) / (-)
Năng lực quản lý doanh nghiệp (MC)
LNTT / Số lượng nhà quản lý
(+)
Thời gian hoạt động (AGE) Số năm hoạt động (+) / (-)
ROA Lợi nhuận sau
thuế/TTS
Biến phụ thuộc
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Trong đó: (+) tác động cùng chiều , (-) tác động ngược chiều
Dựa vào lý thuyết liên quan và các nghiên cứu thực nghiệm của các nghiên cứu trước xác định các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của DN.
Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu:
(1) Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Isik và Tasgin, (2017) cũng chứng minh quy mô doanh nghiệp càng lớn thì hiệu quả mà nguồn tài chính đem tới càng cao, những DN có quy mô DN lớn thì tiềm lực tài chính mạnh, hiệu quả tài chính cao và có uy tín trên thị trường. Ủng hộ giả thuyết này, Theo Muhindi, K. A., & Ngaba, D. (2018) cũng chứng minh nếu DN có quy mô hoạt động lớn đồng nghĩa với việc đem lại giá trị tài chính cao dựa vào nghiên cứu dữ liệu từ 42 NHTM bằng cách phân tích dựa vào ứng dụng stata
24
cùng với số liệu từ nguồn thứ cấp thu thập được từ 42 NHTM. Tại Việt Nam cũng có tác giả Nguyễn Thị Hậu (2020) cho thấy yếu tố quy mô được xem như có sức ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tài chính với tác động cùng chiều lên cả ba hệ số ROS, ROA, ROE. Ngược lại với quan điểm trên thì cũng có một số tác giả chỉ ra yếu tố quy mô có tác động ngược chiều với HQTC của DN, cụ thể Yuqi (2008) chỉ ra nếu quy mô của một DN càng lớn có thể ảnh hưởng ngược chiều tới hiệu quả tài chính do các vấn đề tham nhũng. Với quan điểm này thì chưa thuyết phục vụ vấn đề tham nhũng thuộc về sự quản lý của DN, nếu DN quản lý không tốt, không hiệu quả thì quy mô DN có lớn hay nhỏ thì cũng đều ảnh hưởng đến HQTC của DN. Do đó, lập luận này chưa thuyết phục. Ủng hộ quan điểm này có tác giả Lee (2009) đã xem xét vai trò của quy mô doanh nghiệp đối với khả năng sinh lời. Kết quả cho thấy mối quan hệ này là phi tuyến tính, có nghĩa là lợi nhuận giảm đối với các công ty lớn hơn. Song cũng chưa chắc chắn, vì các công ty càng lớn, có HQTC càng cao nếu vấn đề quản lý tốt thì HQTC tăng cao và hiệu ngược. Tại VN tác giả Thủy và các cộng sự (2015) chỉ ra quy mô công ty có tác động ngược chiều với hiệu quả tài chính, đồng nghĩa với việc quy mô càng cao thì giá trị tài chính càng nhỏ. Từ đó xuất hiện hai chiều hướng nhận định khác nhau về quy mô DN tới HQTC của DN. Trong bài khóa luận này tác giả đặt kỳ vòng giả thuyết theo cả 2 quan điểm như sau:
H1: Quy mô của doanh nghiệp (SIZE) tác động cùng chiều/ngược chiều (+/-) đến HQTC những DN hoạt động tại ngành dầu khí đã tiến hành niêm yết trên TTCK VN.
(2) Đòn bẩy tài chính (DFL)
Rehman (2013) đã chứng minh đòn bẩy tài chính ảnh hưởng cùng chiều Rehman (2013). Tương tự, Akhtar và các cộng sự (2012) cũng đồng quan điểm khi thực hiện nghiên cứu và chứng minh được rằng đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tích cực với HQTC thông qua nguồn dữ liệu được thu thập từ bộ phận Nhiên liệu
& Năng lượng của Pakistan. Vì vậy các công ty trong lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng từ đó nâng cao hơn hiệu quả tài chính và có thể phát huy vai trò của mình đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế đồng thời cải thiện cơ cấu vốn tối ưu của họ. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu chỉ ra sự mâu thuẫn giữa yếu tố đòn
25
bẩy tài chính và HQTC của các DN. Cụ thể, Muturi & Omondi (2013) đã chỉ ra rằng đòn bẩy có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Nairobi ở Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi công ty tăng nợ vượt quá mức tối ưu, hiệu quả tài chính giảm và khả năng phá sản cũng tăng lên. Và ở mức đòn bẩy tối ưu có thể cho phép một công ty cải thiện hiệu quả tài chính của mình vì nó có thể tích lũy lợi thế về thuế (lá chắn thuế) liên quan đến mức nợ tối ưu. Đồng quan điểm trên, các tác giả tại VN gồm Chu Thị Thu Thủy (2015) và Trần Mạnh Dũng (2020) cũng chứng minh rằng việc sử dụng nợ ở mức tối ưu hóa thì sẽ cân bằng được lợi ích và chi phí của việc sử dụng và nhất định sẽ làm gia tăng hiệu quả tài chính, tuy nhiên nếu vượt quá mức tối ưu thì đòn bẩy tài chính sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến HQTC của các DN, ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh lời, HQKD của các DN.
H2: Đòn bẩy tài chính (DFL) tác động cùng chiều/ngược chiều (+/-) đến HQTC những DN hoạt động tại ngành dầu khí đã tiến hành niêm yết trên TTCK Việt Nam.
(3) Khả năng thanh toán ngắn hạn (QR)
Myers (1977) đã chứng minh rằng khả năng thanh toán NH của DN ảnh hưởng cùng chiều tới HQTC của DN. Những DN có HQTC càng cao thì khả năng thanh toán của DN càng cao. Cùng quan điểm, có Opler và cộng sự (1999) cũng chứng minh các DN có khả năng thanh toán NH tốt thì tình hình tài chính của DN được đảm bảo và HQTC của DN cao. Almajali và các cộng sự (2012) cũng thực hiện kiểm tra và đã xác nhận mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng thanh toán ngắn hạn đến HQTC của các công ty bảo hiểm Jordan niêm yết trên TTCK Amman từ 2002 đến 2007. Maleya và Muturi (2013) đều chỉ ra rằng khả năng thanh toán ngắn hạn tác động cùng chiều với hiệu quả tài chính.
Với quan điểm ngược lại, Khalifa và Zurina, (2013) đã chứng minh và cho thấy khả năng thanh toán ảnh hưởng không cùng chiều với hiệu quả tài chính của các công ty khu vực công nghiệp phi dầu mỏ đã niêm yết trên TTCK Libya từ 1999-2008. Đồng quan điểm tác giả Hậu (2020) cũng cho thấy rằng khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) có ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả tài chính cụ thể là tác động
26
lớn đến tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROE) của DN.
H3: Khả năng thanh toán ngắn hạn (QR) ảnh hưởng cùng chiều/ngược chiều (+/-) đến HQTC đến những DN hoạt động tại ngành dầu khí đã tiến hành niêm yết trên TTCK Việt Nam.
(4) Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (GROWTH)
Pouraghajan và Malekian (2012) đã chứng minh tốc độ tăng trưởng của DN ảnh hưởng cùng chiều đến HQTC của các công ty niêm yết trong 12 lĩnh vực trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran tại thời điểm từ 2006 đến 2010. Đồng quan điểm với tác giả trên có Gatsi và các cộng sự (2013) cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng của DN tới HQTC của các DN đã được niêm yết trên TTCK Ghana tại thời điểm 2005-2012. Tác giả Nguyễn (2013) tại VN cũng cho thấy mối quan hệ này khi thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Ngược lại với quan điểm của các tác giả trên có tác giả Park (2011) lại chứng minh mức độ phát triển của DN ảnh hưởng ngược chiều với nguồn lợi nhuận mà DN mang lại. Điều này được xác định nguyên nhân là với quy mô tốc độ phát triển mạnh, chi phí tăng cao đã vô tình làm cho các DN bị giảm lợi nhuận, mặc dù tốc độ tăng trưởng của DN tăng cao. Davidsson và các cộng sự (2009) cho rằng những DN thu được nguồn lợi nhuận cao nhưng bên cạnh đó lại có mức tăng trưởng không cao thuận lợi trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng và gia tăng nguồn lợi. Tại Việt Nam, Thủy và các cộng sự (2020) với kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có ảnh hưởng theo chiều âm với hiệu quả tài chính.
H4: Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (GROWTH) tác động cùng chiều (+) đến HQTC của những DN hoạt động trong ngành dầu khí đã tiến hành niêm yết tại TTCK Việt Nam.
(5) Năng lực quản lý doanh nghiệp (MC)
Bird (1995) cũng chỉ ra rằng năng lực quản lý tác động mạnh đến hiệu quả DN thu được từ hoạt động tài chính và hoạt động của công ty. Ủng hộ quan điểm trên có các tác giả Merikas và cộng sự (2006); Opler và Titman (1994); Liargovas
27
và Skandalis (2008). Tại Việt Nam Chu Thị Thủy và các cộng sự (2015) có kết luận rằng tỷ số năng lực quản lý (MC) có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính (ROA) và có ảnh hưởng theo chiều dương (+) với yếu tố tài chính.
H5: Năng lực quản lý doanh nghiệp (MC) tác động cùng chiều/ngược chiều (+/-) đến HQTC đến những DN hoạt động trong ngành dầu khí đã tiến hành niêm yết tại TTCK Việt Nam.
(6) Thời gian hoạt động (AGE)
Vigaykumar và Kadirvelu (2004) chứng minh trong nghiên cứu của nhóm tác giả rằng thời gian hoạt động là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh lời và nó ảnh hưởng cùng chiều tới HQTC của DN. Đồng quan điểm, Liargovas và Skandalis (2008) chỉ ra thời gian sản xuất của doanh nghiệp với hiệu quả tài chính là thuận chiều với nhau. Với kết quả thu thập được cho thấy hiệu quả tài chính của các DN hoạt động lâu năm trên thị trường chiếm ưu thế hơn các DN mới bước vào giai đoạn phát triển và mới tham gia thị trường kinh doanh. Theo Malik (2011) cho ta thấy thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả tài chính là tác động cùng chiều lẫn nhau. Ủng hộ quan điểm trên, tại VN
có Nguyễn Quang Khải (2015), Quan Minh Nhựt (2014) đã đưa ra nghiên cứu
nhằm khẳng định việc những DN có thời gian thành lập càng lâu thì việc kinh doanh của họ sẽ đạt được độ tin cậy và uy tín với khách hàng nhiều hơn vì họ muốn duy trì lòng tin và thương hiệu của mình đối với khách hàng.
Ngược lại với lập luận và giả thuyết của các tác giả trên, nhóm tác giả Sorensen & Stuart (2000) lại nhận định khác là DN kinh doanh lâu năm thì việc tổ chức các hoạt động sẽ kém đi từ đó khó có thể đưa ra nhận định chính xác với sự thay đổi của thị trường hiện nay. Tác giả Agarwal và Gort (2002); Loderer, Neusser và Waelchli (2009) cũng ủng hộ quan điểm trên bằng việc nghiên cứu và chứng minh quan hệ ngược chiều giữa thời gian mà DN hoạt động và HQTC của các DN.
Ở Việt Nam, thông qua đề tài của Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016) cho ta thấy thời gian DN hoạt động tác động tiêu cực đến HQTC của các DN.
H6: Thời gian hoạt động (AGE) tác động cùng chiều/ngược chiều (+/-) đến HQTC những DN hoạt động trong ngành dầu khí đã tiến hành niêm yết tại TTCK Việt Nam.