Tổng quan thực trạng ngành dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan thực trạng ngành dầu khí Việt Nam

Biểu đồ 3.1 Quy mô doanh nghiệp của 20 DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam từ 2011 – 2021

(Nguồn: Trích từ phụ lục kết quả nghiên cứu và phân tích của tác giả) Dựa vào Biểu đồ 3.1 có thể thấy được quy mô của 20 DN hoạt động ngành dầu khí đã tiến hành niêm yết tại TTCK VN thời điểm 2011 – 2021. Trong đó, quy mô DN lớn nhất hiện nay được đo lường bằng chỉ số TTS của DN sau khi lấy log là DN có mã CK là GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP - PV Gas) với 13.59 đơn vị. Đứng vị trí thứ hai là BSR (CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn) với 13.59 đơn vị. Đứng vị trí thứ ba về quy mô DN đó chính là PVS (TCT CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) với 13.38 đơn vị. Có thể thấy quy mô của các DN dầu khí có quy mô TTS tương đối lớn và gần bằng nhau. Thấp nhất là APP (CTCP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu Mỏ) với 10.90 đơn vị. Điều này cho thấy với đặc thù ngành là dầu khí nên cần nguồn lực tài chính lớn, đa số các DN đều có quy mô TTS lớn nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh đối với ngành đặc thù của nền kinh tế.

3.1.2 Đòn bẩy tài chính (DFL)

34

Biểu đồ 3.2 Đòn bẩy tài chính của 20 DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021

(Nguồn: Trích từ phụ lục kết quả nghiên cứu và phân tích của tác giả) Đòn bẩy tài chính (DFL) được đo lường bằng tỷ số giữa tổng nợ/TTS của các DN. Qua Biểu đồ 3.2 cho thấy đa số các DN ngành dầu khí đã tiến hành niêm yết tại TTCK VN sử dụng yếu tố đòn bẩy tài chính nhiều. Trong đó cao nhất phải kể đến DN có mã chứng khoán PVY (CTCP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí) với hệ số đòn bẩy tài chính lên tới 0.92 cho thấy CTCP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí hiện nay sử dụng nợ vay và các khoản nợ phải trả NCC rất cao, đe dọa tới khả năng thanh toán nợ của CTCP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí. Kế đến là PVG (CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam) và PVH (CTCP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa) với tỷ lệ đòn bẩy tài chính là 0.71. Cho thấy các DN dầu khí đã niêm yết trên TTCK VN hiện nay sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao, nếu như tận dụng không hiệu quả, ngoài vấn đề chi phí lãi vay được sử dụng làm tấm chắn thuế nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới HQTC của DN, ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN. Trong số các DN dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam chỉ có một số DN sử dụng tối ưu đòn bẩy tài chính đó là DN có mã CK GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP - PV Gas) và PCG (CTCP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị) với hệ số đòn bẩy tài chính là 0.3 và 0.31.

Và DN có mã CK là PVO (CTCP Dầu nhờn PV Oil) với 0.38. Các DN thực tế tiềm lực tài chính mạnh, đa số dùng đòn bẩy tài chính để làm tấm chắn thuế đối với chi phí lãi vay.

35 3.1.3 Khả năng thanh toán ngắn hạn (QR)

Biểu đồ 3.3 Khả năng thanh toán ngắn hạn của 20 DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021

(Nguồn: Trích từ phụ lục kết quả nghiên cứu và phân tích của tác giả) Các DN có chỉ số thanh toán > 1 cho thấy khả năng thanh toán của các DN tốt và an toàn. Tuy nhiên nếu các chỉ số thanh toán này càng cao lại càng cho thấy khả năng sử dụng nguồn lực TC của các DN này kém khi nguồn vốn và tài sản nhàn rỗi nhiều. Vì vậy việc cân đối và tính toán các chỉ số tài chính vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của DN mà sử dụng hiệu quả nguồn lực TC của DN là điều quan trọng và cần thiết đối với các DN ngành dầu khí đã tiến hành niêm yết TTCK VN. Kết quả cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của 20 DN hoạt động tại ngành dầu khí đã tiến hành niêm yết trên TTCK VN giai đoạn 2011 – 2021 đa số các DN có chỉ số thanh toán ngắn hạn > 1, chỉ có DN có mã CK PGS (CTCP Kinh doanh Khí Miền Nam) và PVG (CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam) có chỉ số thanh toán ngắn hạn lần lượt là 0.96 và 0.90. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của 2 DN này hiện nay thấp hơn so với các DN ngành dầu khí đã niêm yết. Nhưng các chỉ số thanh toán của 2 DN này cũng không quá thấp, cho thấy khả năng thanh toán của các DN này cũng không đáng lo ngại. Trong số các DN có DN có mã CK PVB, GAS và PCG có chỉ số thanh toán ngắn hạn lần lượt là: 3.91; 3.16 và 3.25, với hệ số thanh toán ngắn hạn này so với các DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam được đánh giá là cao nhất, điều này cho thấy 3 DN này hiện nay

36

khả năng thanh toán rất tốt. Tuy nhiên xét ở khía cạnh khác cho thấy 3 DN này chưa tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của DN.

3.1.4 Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (GROWTH)

Biểu đồ 3.4 Tốc độ tăng trưởng của 20 DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021

(Nguồn: Trích từ phụ lục kết quả nghiên cứu và phân tích của tác giả) Qua Biểu đồ 3.4 cho thấy hiện nay tốc độ tăng trưởng DN của các DN hoạt động trong ngành dầu khí đã niêm yết trên TTCK VN thời điểm 2011 – 2021 không có sự đồng nhất, trong đó hiệu quả nhất phải kể đến là CNG (CTCP CNG Việt Nam) với tốc độ tăng trưởng 22,68%. DN có mã CK là PVE (TCT Tư vấn thiết kế Dầu khí) với tốc độ tăng trưởng đặt 22,19%. Đây là 2 DN hoạt động hiệu quả với TTS của các DN tăng mạnh hàng năm, nguồn TS của DN tăng có thể có được do bổ sung LN của DN vào vốn kinh doanh hoặc tăng vốn khi phát hành cổ phiếu.

Ngược lại cũng có những DN có tốc độ tăng trưởng âm như DN có mã CK là PVY (CTCP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí) âm 1,89%. Hay DN có mã CK CNG (CTCP CNG Việt Nam) âm 4.43%. Đây là những DN có tốc độ tăng trưởng âm, cho thấy các DN này làm ăn thua lỗ nên làm giảm giá trị TTS của các DN này.

37 3.1.5 Năng lực quản lý doanh nghiệp (MC)

Biểu đồ 3.5 Năng lực quản lý của 20 DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021

(Nguồn: Trích từ phụ lục kết quả nghiên cứu và phân tích của tác giả) Năng lực quản lý của 20 DN ngành dầu khí đã niêm yết trên TTCK VN tại thời điểm 2011 – 2021 theo kết quả từ Biểu đồ 3.5 cho thấy năng lực quản lý của các DN hiện nay rất cao, đa số từ 0.63 - 0.87. Cho thấy các nhà lãnh đạo, quản lý của 20 DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay thực hiện quản lý rất tốt, khá hiệu quả.

3.1.6 Thời gian hoạt động (AGE)

Biểu đồ 3.6 Thời gian hoạt động của 20 DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021

(Nguồn: Trích từ phụ lục kết quả nghiên cứu và phân tích của tác giả)

38

Kết quả thu thập từ 20 DN ngành dầu khí đã niêm yết tại TTCK VN giai đoạn 2011 – 2021 cho thấy đa số các DN được thu thập dữ liệu có thâm niên công tác trên thị trường > 10 năm. Cao nhất là CNG (CTCP CNG Việt Nam) với 25 năm hình thành và phát triển. PVE (TCT Tư vấn thiết kế Dầu khí) với thời gian hoạt động trên thị trường là 24 năm. PGC (Tổng Công ty Gas Petrolimex) với 20 năm thành lập trên thị trường. Một số DN có thâm niên thấp hơn gồm: PGS (CTCP Kinh doanh Khí Miền Nam) và PVO (CTCP Dầu nhờn PV Oil) với 13 năm hoạt động. Đây là những DN mới tham gia thị trường và có thâm niên hoạt động thấp hơn các DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam.

3.1.7 Hiệu quả tài chính

Biểu đồ 3.7 HQTC của 20 DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021

(Nguồn: Trích từ phụ lục kết quả nghiên cứu và phân tích của tác giả) Chỉ số ROA của 20 DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021 hiện nay cao nhất và hiệu quả nhất là CNG (CTCP CNG Việt Nam) với 17.55% và GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP - PV Gas) với 17,28%. Và kém hiệu quả nhất là PCG (CTCP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị) với 0.28%; PVH (CTCP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa) với 0.44%. Cho thấy HQTC của các DN này chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)