CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu
3.2.3. Khắc phục khuyết tật PSSS thay đổi và tương quan chuổi bằng phương pháp FGLS
Sau khi kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan giữa các phần dư như đã trình bày ở trên. Trong mô hình, có hiện tượng phương sai thay đổi và tương quan chuỗi. Để khắc phục hiện tượng này, tác giả sử dụng ước lượng Bình phương tổi thiểu tổng quát khả thi (FGLS - Feasible
47
Generalized Least Squares) với mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi.
Bảng 3.9. Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp bình phương tổi thiểu tổng quát khả thi (FGLS) với mô hình có phương sai sai số thay đổi và
tương quan chuỗi
Chỉ số Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Prob > chi2 0.000(***)
SIZE -2.97941 0.000(***)
DFL -13.0956 0.000(***)
QR -1.05062 0.001(***)
GROWTH 0.051009 0.000(***)
MC 57.24503 0.000(***)
AGE 0.294207 0.000(***)
Hằng số 3.627654 0.379
Chú thích: (***) hệ số P_value nhỏ hơn 0.01, (**) hệ số P_value nhỏ hơn 0.05 (Nguồn: Trích từ phụ lục kết quả nghiên cứu) Phương trình hồi quy mô hình nghiên cứu có dạng:
ROA = 3.627 – 2.979SIZE - 13.095DFL - 1.050QR + 0.051GROWTH + 57.245MC + 0.294AGE
Kết quả phân tích cho thấy, các nhân tố tố đều ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tài chính với mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó, với hệ số hồi quy mang dấu âm ở yếu tố SIZE, DFL, QR ảnh hưởng ngược chiều tới hiệu quả tài chính. Các yếu tố còn lại có hệ hồi quy thể hiện dấu hiệu dương vì vậy ảnh hưởng cùng chiều với HQTC của DN.
48
Bảng tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu được thể hiện như sau Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu Nhân tố ảnh
hưởng
Biến đo lường Giả thiết Kết quả Ý nghĩa
Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Tổng tài sản (+) / (-) (-) Chấp nhận giả thuyết Đòn bẩy tài chính
(DFL)
Tổng nợ/Tổng tài sản (+) / (-) (-) Chấp nhận giả thuyết Khả năng thanh
toán ngắn hạn (QR)
Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
(+) / (-) (-) Chấp nhận giả thuyết Tốc độ tăng trưởng
của doanh nghiệp (GROWTH)
(Tổng tài sản năm nay – Tổng tài sản năm trước)/ Tổng tài sản
năm trước
(+) / (-) (+) Chấp nhận giả thuyết
Năng lực quản lý doanh nghiệp (MC)
LNTT / Số lượng nhà quản lý
(+) (+) Chấp nhận
giả thuyết
Thời gian hoạt động (AGE)
Số năm hoạt động (+) / (-) (+) Chấp nhận giả thuyết (Nguồn: Trích từ phụ lục kết quả nghiên cứu)
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của các nhân tố đến HQTC của những DN hoạt động trong ngành dầu khí đã niêm yết trên TTCK Việt Nam theo thứ tự giảm dần như sau: MC với hệ số beta là 57.24503; DFL với hệ số beta là -13.0956; SIZE với hệ số beta là -2.97941; QR với hệ số beta là-1.05062; AGE với hệ số beta là -0.294207 và GROWTH với hệ số beta là 0.051009.
*Giải thích ý nghĩa các biến:
- Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
49
Biểu đồ 3.8 Mối quan hệ giữa SIZE và ROA của các DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCKVN từ 2011-2021
(Nguồn: Số liệu tác giả tính toán) Từ kết quả trên đã chỉ ra nhân tố SIZE ảnh hưởng tới hoạt động tài chính với mức ý nghĩa 5% và ảnh hưởng ngược chiều với HQTC của các DN kinh doanh dầu khí. Nhận thấy kết quả thu được phù hợp và tương đồng về dấu kỳ vọng với nghiên cứu của các tác giả: Shehata và cộng sự (2017); Chu Thị Thủy và các cộng sự (2015). Kết quả này được thể hiện rõ qua mối quan hệ giữa SIZE và ROA. Khi SIZE tăng thì ROA của các DN giảm và ngược lại khi SIZE giảm thì ROA của DN càng tăng. Cho thấy quy mô của DN càng lớn thì HQTC của DN càng thấp, khi DN có HQTC tốt thì quy mô của DN càng giảm.
- Đòn bẩy tài chính (DFL)
Biểu đồ 3.9 Mối quan hệ giữa DFL và ROA của các DN ngành dầu khí trên TTCKVN từ 2011-2021
(Nguồn: Số liệu tác giả tính toán)
50
DFL ảnh hưởng ngược chiều đến ROA của DN và tác động đến hiệu quả hoạt động tài chính với mức ý nghĩa 5%. Mối quan hệ cho thấy khi DFL của DN tăng thì ROA của DN giảm, cho thấy mối quan hệ ngược chiều của đòn bẩy tài chính của DN đối với HQTC của DN. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm của tác giả: Muturi & Omondi (2013); Chu Thị Thu Thủy (2015) và Trần Mạnh Dũng (2020) cũng đồng quan điểm về DFL ảnh hưởng ngược chiều đến ROA của DN với mức ý nghĩa 5%.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn (QR)
Biểu đồ 3.10 Mối quan hệ giữa QR và ROA của các DN ngành dầu khí trên TTCKVN từ 2011-2021
(Nguồn: Số liệu tác giả tính toán) QR tác động đến hiệu quả hoạt động tài chính với mức ý nghĩa 5% điều này cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của DN ảnh hưởng tới HQTC của DN. Nếu DN có HQTC cao thì khả năng thanh toán ngắn hạn của DN càng kém, DN càng khó đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ. Do đó, nếu DN sử dụng quá nhiều tiền mặt ưu tiên cho thanh toán ngắn hạn sẽ làm giảm HQTC của DN vì lúc này DN chưa tận dụng tốt nguồn tài chính nhàn rỗi của DN, gây lãng phí nguồn lực tài chính của DN. Kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm của Khalifa và Zurina, (2013) và Hậu (2020).
- Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (GROWTH)
51
Biểu đồ 3.11 Mối quan hệ giữa GROWTH và ROA của các DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCKVN từ 2011-2021
(Nguồn: Số liệu tác giả tính toán) GROWTH tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động tài chính với mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu này có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả: Pouraghajan và Malekian (2012); Gatsi và các cộng sự (2013); Nguyễn (2013). Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp của DN càng cao thì HQTC của DN càng tốt. Giúp DN có nguồn lực tài chính mạnh, HĐKD của DN được đảm bảo và ngược lại.
- Năng lực quản lý doanh nghiệp (MC)
Biểu đồ 3.12 Mối quan hệ giữa MC và ROA của các DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCKVN giai đoạn 2011-2021
(Nguồn: Số liệu tác giả tính toán)
52
MC ảnh hưởng đến HQTC ở mức 5% và tác động cùng chiều với HQTC DN. Do vậy, kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm của các tác giả: Bird (1995);
Merikas và cộng sự (2006); Opler và Titman (1994); Liargovas và Skandalis (2008); Chu Thị Thủy và các cộng sự (2015). Năng lực quản lý doanh nghiệp càng cao thì khả năng quản lý điều hành của DN càng tốt. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa MC và ROA được thể hiện qua biểu đồ 3.12, khi MC của DN đạt mức cao 0.77 thì lúc này ROA của DN cũng đạt ở mức cao 8.70% .
- Thời gian hoạt động (AGE)
AGE ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính với mức ý nghĩa 5% và ảnh hưởng cùng chiều đến HQTC của DN. Kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm của các tác giả: Vigaykumar và Kadirvelu (2004); Malik (2011); Nguyễn Quang Khải (2015), Quan Minh Nhựt (2014). Năm 2011, doanh nghiệp có AGE 17.45 thì ROA của DN cũng ở mức 8.70 cho thấy DN có thâm niên càng cao trên thị trường thì HQTC của DN càng cao và ngược lại.
Biểu đồ 3.13 Mối quan hệ giữa AGE và ROA của các DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCKVN giai đoạn 2011-2021
(Nguồn: Số liệu tác giả tính toán)
53
Dựa vào kết quả cho ta thấy những yếu tố tác động tới HQTC các DN trong ngành dầu khí đã niêm yết trên TTCK VN và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến HQTC của các DN ngành dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ đó làm cơ sở cho tác giả đề xuất kiến nghị, giải pháp ở chương 4 của khóa luận.
54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương này tác giả trình bày kết quả của việc nghiên cứu những yếu tố tác động tới HQTC các DN trong ngành dầu khí đã niêm yết trên TTCK VN thông qua việc phân tích dữ liệu của 20 DN trong ngành dầu khí đã niêm yết từ năm 2011 – 2021. Cho thấy 6 yêu tố như: Quy mô doanh nghiệp (SIZE); Đòn bẩy tài chính (DFL); Khả năng thanh toán ngắn hạn (QR); Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (GROWTH); Năng lực quản lý doanh nghiệp (MC); Thời gian hoạt động (AGE) tác động không nhỏ tới HQTC các DN hoạt động trong ngành dầu khí ở TTCK nước ta. Thông qua việc nghiên cứu thì tác giả có đưa ra một số đề xuất và biện pháp trong chương 4 nhằm hỗ trợ cho các DN nâng cao hơn nữa HQTC trong tương lai.
55 CHƯƠNG 4