CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
1.2. Tổng quan hiệu quả hoạt động cho vay KHDN của NHTM
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp
a. Tuân thủ quy định pháp lý
Hoạt động cho vay có hiệu quả luôn phải tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay. Từ những đặc điểm riêng có của mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu và đưa ra các quy chế cho vay phù hợp nhất. Cụ thể là các ngân hàng lập ra Sổ tay tín dụng, trong đó đưa ra các khái niệm, quy định, quy trình và các hướng dẫn cụ thể dành cho các cán bộ ngân hàng. Các quy định trong quy trình cho vay được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp xin vay ở mỗi NHTM là nhằm thực hiện việc cho vay có hiệu quả. Do vậy việc tuân thủ những quy trình là một điều kiện quan trọng, tiền đề của một khoản cho vay có hiệu quả.
b. Chất lượng khách hàng vay vốn
Cho vay vốn là hoạt động tín dụng mang lại thu nhập cho ngân hàng với việc cho vay và thu lãi giúp ngân hàng trang trải các chi phí liên quan và thu lãi hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro. Khách hàng vay vốn tuân thủ nguyên tắc vay, mục đích sử dụng vốn đã kí kết trong hợp đồng tín dụng đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Thêm vào đó, khách hàng có sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh, trong quá trình làm việc và sự giúp đỡ hiệu quả của ngân hàng sẽ tạo điều kiện để khách hàng có thu nhập cao nhất chính là điều kiện để khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
c. Sự ổn định của nền kinh tế
Sự ổn định của nền tài chính – tiền tệ quốc gia giúp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực công nghệ cho bản thân doanh nghiệp, ngân hàng và các khách hàng, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư. Đánh giá sự ổn định của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại có thể giúp cho ngân hàng đưa ra được những giải pháp tối ưu nhất nhằm cải thiện được tình trạng hoạt động cho vay
vốn của ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng.
d. Các chính sách cho vay, quy trình cho vay của ngân hàng
Quy trình cho vay phải đảm bảo việc thực hiện một cách thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng lẫn KHDN được an toàn, chất lượng. Các bước thực hiện tuần tự, sắp xếp một cách logic, bài bản nhằm giúp cho ngân hàng đánh giá đúng về tình hình KHDN từ đó đưa ra quyết định có nên tài trợ hay không và hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Ngược lại, nếu ngân hàng không thực hiện đúng theo quy trình cho vay thì có thể gây ra những rủi ro nhất định. Ngoài ra, chính sách cho vay cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động cho vay. Vì thực hiện tốt chính sách cho vay thì hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ được đảm bảo. Như vậy, việc chấp hành các quy trình cũng như là chính sách được coi là nền tảng, là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.
1.2.2.2. Các nhóm chỉ tiêu định lượng a. Nhóm chỉ tiêu về quy mô, tăng trưởng
Để xét về mức độ quy mô, tăng trưởng, cần dựa vào những đánh giá về cơ cấu dự nợ theo lĩnh vực đầu tư, theo thời hạn vay và theo loại tiền; từ đó sẽ đánh giá được tỷ lệ tăng trưởng của chi nhánh qua các năm biến động như thế nào để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Tăng trưởng dư nợ =
b. Nhóm chỉ tiêu về mức độ an toàn
Bảng 1.3: Phân loại các khoản nợ Phân loại các khoản nợ
(Dựa theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN) Nhóm 1
(nợ đủ tiêu chuẩn)
Nhóm 2 (nợ cần chú ý)
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ)
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Dưới 10 ngày Từ 10 ngày tới
dưới 30 ngày
Từ 30 tới dưới 90 ngày
Từ 90 ngày dưới 180 ngày
Nợ từ 180 ngày trở lên Có thể xem xét
vay ngay
Sau 12 tháng 5 năm 5 năm 5 năm
+ Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu (hay gọi là nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi) được định nghĩa là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5.
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định. Tỷ lệ nợ xấu được tính như sau:
Tỷ lệ nợ xấu = + Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn (nhóm 1,2). Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Chỉ tiêu này cho biết việc khách hàng không thực hiện được việc trả nợ đúng hạn theo cam kết. Cũng như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh tình hình cho vay của ngân hàng có chất lượng thấp. Một tỷ lệ nợ quá hạn được chấp nhận là dưới 3%.
c. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả + Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn vay đối với KHDN là chỉ tiêu được xác định bởi tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp trên nguồn vốn huy động.
Hiệu suất sử dụng vốn =
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn huy động có bao nhiêu là dành cho hoạt động cho vay đối với KHDN. Nó phản ánh quy mô cũng như khả năng tận dụng nguồn vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó tỷ lệ này cũng đánh giá sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động và cho vay đối với KHDN. Tại các NHTM thì tỷ lệ này luôn nhỏ hơn 1. Nếu tỷ lệ này tiến gần tới 1 thì ngân hàng cần đề phòng trường hợp mất khả năng thanh toán. Song ngược lại, nếu tỷ lệ này quá thấp cho thấy nguồn vốn huy động và cho vay đối với KHDN không phù hợp, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời hoặc gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Điều này có thể bắt nguồn từ việc ngân hàng không có chủ trương mở rộng cho vay hoặc không thu hút được KHDN để cho vay. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng cần tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp hoặc giảm nguồn huy động để có thể hạn chế những rủi ro từ nguồn vốn, gây ảnh hưởng tới chất lượng cho vay.
+ Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng =
Trong đó:
Dư nợ bình quân =
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng luân chuyển của vốn vay (trong một năm).
Chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tổ chức và quản lý tín dụng càng tốt. Vòng quay vốn tín dụng còn cho thấy hiệu quả đi vay của khách hàng thể hiện ở việc vay trả đúng thời hạn. Tuy nhiên, đối với ngân hàng chỉ tiêu này mang tính tương đối, vì nếu một NHTM cho vay các DN sản xuất, xây dựng sẽ có vòng quay vốn tín dụng thấp hơn NHTM khác cho vay DN thương mại. Như vậy, không vì thế mà chất lượng cho vay của NHTM này kém hiệu quả hơn. Để đánh giá tương đối chính xác chất lượng tín dụng, vòng quay tín dụng phải được tính toán cho từng loại cho vay, từng thời hạn vay và từng đối tượng vay cụ thể.
d. Nhóm chỉ tiêu về sinh lời + Tỷ lệ thu lãi (%)
Tỷ lệ thu lãi trong năm (%) =
Với chỉ tiêu này, ngân hàng có thể đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, khả năng đôn đốc, thu hồi lãi, và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu từ việc cho vay. Nếu tỷ lệ thu lãi càng cao chứng tỏ tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng càng tốt và ngược lại. Nếu tỷ lệ thu lãi thấp chứng tỏ tình hình bất ổn trong việc cho vay của ngân hàng có thể nựo xấu trong ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng khả năng thu hồi lãi. Thông thường tỷ lệ thu lãi lớn hơn 95% là được đánh giá ở mức tốt.
+ Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
Hệ số lợi nhuận =
Chỉ tiêu này giúp chứng tỏ nguồn thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay vốn. Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Hệ số này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do tín dụng mang lại càng cao và các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của đồng vốn vay.