Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN CỦA VCB – CN HOÀNG MAI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Vietcombank – CN Hoàng Mai ra đời vào ngày 14/04/2014, với sứ mệnh “Trở thành Ngân hàng số một tại Việt Nam”. Trong bối cảnh kinh tế trong nước phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu,Vietcombank – CN Hoàng Mai gánh trên mình trọng trách những kì vọng lớn lao của Ban điều hành: “Trụ cột phía Đông Nam của Thủ Đô”. Tuy những ngày đầu thành lập còn gặp nhiều khó khăn nhưng xuyên suổt quá trình hoạt động, Vietcombank – CN Hoàng Mai đã luôn tích cực xây dựng và củng cố những điểm mạnh của mình. Đến nay, Ngân hàng có 2 thành viên đó là PGD Kim Ngưu và PGD Lò Đúc.

Trải qua gần 8 năm phát triển, VCB - CN Hoàng Mai đã và đang từng bước trưởng thành và tự hoàn thiện. Ngân hàng đã thiết lập được một hệ thống khách hàng vô cùng thân thiết, hiệu quả và luôn đồng hành cùng sự phát triển của mình.

Vietcombank – CN Hoàng Mai luôn giữ vững tuân chỉ: “lấy khách hàng làm trung tâm”, hướng tới một văn hoá thực thi nhanh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó mà Vietcombank – CN Hoàng Mai đã trở thành một đối tác tin cậy với mọi tầng lớp khách hàng. Với nội lực, trí tuệ, tinh thần đoàn kết đã tạo nên sức mạnh để Vietcombank – CN Hoàng Mai vượt qua khó khăn, phát triển an toàn và hiệu quả, điều đó thể hiện những thành tựu trong hoạt động kinh doanh mà Ngân hàng đã đạt được.

- Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Tên viết tắt: VCB – CN Hoàng Mai

- Trụ sở: Tầng 1,2, Tower 1, Times City, số 458 phố Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Điện thoại/Fax: 024 3211 5555

- Đăng kí kinh doanh số: 0100112437-148 - Ngày thành lập: 14/04/2014

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý

VCB – CN Hoàng Mai là một chi nhánh có lĩnh vực chuyên sâu về hoạt động trung gian về tiền tệ. Cơ cấu tổ chức của VCB - CN Hoàng Mai được Ban giám đốc và Ban điều hành trụ sở Vietcombank quyết định trên cơ sở đặc điểm và tình hình thực tiễn của chi nhánh. Về cơ bản vẫn là sơ đồ tổ chức theo đường thẳng với sự trực tiếp chỉ đạo của Ban giám đốc tới các Trưởng, Phó giám đốc phòng ban thực hiện nghiệp vụ theo phân cấp ủy quyền và các PGD trực thuộc.

Với số lượng cán bộ công nhân viên được phân bổ theo cơ cấu tổ chức được nêu trong (Sơ đồ 2.1) dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Vietcombank – chi nhánh Hoàng Mai

(Nguồn: Phòng QLNB, năm 2019) Các phòng khách hàng bao gồm Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Khách hàng bán lẻ:

BAN GIÁM ĐỐC

PGĐ P.KHDN

Phòng KHDN

PGĐ P.KHBL

Phòng KHBL

PGĐ P.DVKH & BP tác nghiệp

Phòng Ngân

quỹ

Phòng HC - NS

Phòng Kế toán

Phòng Dịch vụ

KH

Khối trực thuộc

PGD KIM NGƯU

PGD LONG

BIÊN

+ Phòng khách hàng Bán lẻ: Thực hiện các nghiệp vụ về tín dụng bán lẻ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, các dịch vụ khác của khách hàng cá nhân. Triển khai các sản phẩm bán lẻ và chăm sóc các khách hàng cá nhân thuộc toàn chi nhánh.

+ Phòng khách hàng Doanh nghiệp: Thực hiện công tác bảo lãnh, tín dụng, tư vấn các sản phẩm dành cho KHDN, SMEs. Hoàn thiện các hợp đồng đầu tư, thanh toán quốc tế cho các tổ chức doanh nghiệp có quy mô tầm vóc lớn như tập đoàn hay các tổng công ty của toàn chi nhánh.

Khối tác nghiệp: Bao gồm Phòng Dịch vụ Khách hàng, Phòng Kế toán, Phòng Ngân quỹ, Phòng Hành chính – Nhân sự.

+ Phòng Dịch vụ Khách hàng: Giao dịch trực tiếp với khách hàng, tư vấn giới thiệu sản phẩm, chịu trách nhiệm tác nghiệp tiền vay, tiền gửi, thu chi, thanh toán, thu đổi ngoại tệ, thẻ, ... Làm đầu mối triển khai các chương trình, sản phẩm mới về tác nghiệp. Đây là phòng chịu trách nhiệm chính về dịch vụ thẻ của chi nhánh

+ Phòng Ngân quỹ: Kiểm tra, đếm, thu tiền mặt theo quy định của chi nhánh.

Cuối ngày phải kiểm lại số tiền còn tồn, giao nộp lại tiền cho thủ quỹ, hoặc thực hiện các công việc khác được yêu cầu.

+ Phòng Hành chính – Nhân sự: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, xây dựng và thực hiện định biên lao động, theo dõi tính toán lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện các quy định về chế độ cho người lao động. Quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị của ngân hàng và một số yêu cầu khác.

+ Phòng Kế toán: Thực hiện công tác tài chính kế toán của cả chi nhánh, công tác thu chi theo quy định, công tác thanh quyết toán của chi nhánh, chịu trách nhiệm về công tác hậu kiểm, lưu trữ chứng từ kế toán

Khối trực thuộc: Các PGD Kim Ngưu, Long Biên tư vấn và giao dịch trực tiếp với khách hàng về các các sản phẩm, dịch vụ. Hỗ trợ khách hàng trong việc gửi, vay, thanh toán, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế, và các sản phẩm dịch vụ khác.

2.1.3. Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của VCB - CN Hoàng Mai 2018 - 2020 Trong thời gian qua, kinh tế nước ta nói chung và Quận Hoàng Mai nói riêng vẫn chưa khả quan; bên cạnh sự tác động không nhỏ của dịch bệnh, tuy nhiên VCB - CN Hoàng Mai vẫn chủ động phát triển khách hàng mục tiêu bằng hoạt động tìm kiếm các doanh nghiệp có dự án muốn vay vốn khả thi thuộc khối KHDN bên cạnh phát triển

mạnh mảng kinh doanh bán lẻ và chính sách CSKH tốt. Nhờ đó HĐCV của chi nhánh đã có được một số kết quả tích cực, tình hình huy động vốn cũng tăng qua các năm kéo theo doanh số cho vay tăng.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh của VCB - CN Hoàng Mai giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Số liệu Tăng

%

Số liệu Tăng

%

Số liệu Tăng

% Huy động vốn 1.741 21,4% 2.165 24,4% 2.082 -3,8%

Tổng dư nợ cho vay 4.570 10,8% 4.698 2,8% 4.792 2,0%

Tổng thu nhập 762,46 45,5% 674,96 -11,5% 721,61 6,9%

Tổng chi phí 706,99 66,2% 617,42 -12,7% 672,25 8,8%

Lợi nhuận 55,47 -43,7% 57,54 3,6% 49,36 -14,2%

(Nguồn: Báo cáo KQKD giai đoạn 2018 - 2020 của VCB Hoàng Mai) - Huy động vốn: Mức tăng trưởng năm 2018 là cao nhất 21,4%, năm 2019 là 24,4%, 2020 là -3,8%. Sở dĩ nguyên nhân vậy là do ảnh hưởng của tình hình đại dịch COVID19 tác động đến họat động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến việc kinh doanh cầm chừng, kéo theo đó là nhu cầu trữ tiền mặt để chi tiêu.

- Tổng dư nợ cho vay: Dư nợ cho vay năm 2018 có mức tăng trưởng cao nhất trên 10%, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn tác động nên năm 2019, 2020 mức tăng trưởng chỉ khoảng trên 2%. Điều này tác động đến họat động kinh doanh của doanh nghiệp qua việc mở rộng sản xuất kinh doanh cầm chừng. Từ đó dẫn đến nhu cầu vay vốn thấp.

- Tổng thu nhập: Năm 2018, tổng thu nhập là 762,46 triệu đồng tăng 45,5%%

so với năm 2017; 2019 là 674,96 triệu đồng tăng -11,5% so với năm 2018; 2020 là 721,61 triệu đồng tăng 6,9% so với năm 2019.

- Tổng chi phí: Chi phí trong năm 2020 ở mức trung bình so với 2 năm 2018 và 2019, do nền kinh tế chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nói chung; tổng chi phí trong năm 2020 tăng khoảng 8,8% so với năm 2019, đạt 672,25 triệu đồng,. Năm 2019 và

năm 2018 chi phí lần lượt là: là 617,42 triệu đồng, tăng -12,7%% so với năm 2018;

năm 2018 là 706,99 triệu đồng tăng 66,2% so với năm 2017.

- Lợi nhuận: Từ những phân tích trên, lợi nhuận doanh nghiệp năm 2018 là 55,47 tỷ đồng (-43,7%), năm 2019 là 57,54 tỷ đồng (3,6%) và năm 2020 là 49,36 tỷ đồng (-14,2%).

Nhìn chung, kết quả tuy chưa khả quan nhưng cho thấy dấu hiệu tốt, Chứng tỏ đơn vị đã dần vượt qua sóng gió của đại dịch COVID19, từng bước giữ vững thị phần trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)