Đặc điểm xét nghiệm vi khuẩn lao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị ở thời điểm trước điều trị (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm xét nghiệm vi khuẩn lao

3.2.1. Xét nghiệm vi khuẩn lao bằng nhuộm soi trực tiếp

Xét nghiệm vi khuẩn lao trong đờm có kết quả dương tính ở 130 bệnh nhân được chia thành các mức độ dương tính khác nhau. Mức độ dương tính của xét nghiệm đờm tìm AFB đƣợc minh họa trong Hình 3.3.

Hình 3.3: Mức độ AFB trong đờm bằng soi trực tiếp giữa lao mới và lao tái trị Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả AFB dương tính mức (1+) cao nhất ở cả 2 nhóm bệnh nhân: Nhóm lao phổi mới 56,76%, nhóm lao phổi tái trị 45,95%.

Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân về tỷ lệ của mức độ dương tính (p > 0,05).

3.2.2. Xét nghiệm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật MGIT/BACTEC

So sánh số đơn vị sinh trưởng (GU - Growth Unit) và thời gian cho tín hiệu dương tính (TTD - Time to detection) dựa trên kết quả MGIT BACTEC của nhóm lao mới và lao tái trị nhƣ trong Bảng 3.4.

0% 20% 40% 60%

Dương tính Dương tính 1+

Dương tính 2+

Dương tính 3+

10,81%

45,95%

16,22%

27,03%

5,36%

53,57%

16,07%

26,79%

Lao tái trị (n=56)

Lao mới (n=74)

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

23

Bảng 3.4: Số lượng vi khuẩn và thời gian cho tín hiệu dương tính

Thể lao

Đơn vị sinh trưởng (GU)

Thời gian cho tín hiệu dương tính

(giờ) Lao mới

(n=74)

Trung vị 420 188

Khoảng giá trị (thấp nhất – cao

nhất)

77 – 35978 71 – 453 Lao tái

trị (n=56)

Trung vị 412 243

Khoảng giá trị (thấp nhất – cao

nhất)

93 – 40401 72 – 638

Giá trị p >0,05 >0,05

Có sự dao động lớn giữa các cá thể về các chỉ số GU và TTD ở cả 2 nhóm. Không có sự khác biệt về GU trên xét nghiệm mẫu đờm của nhóm bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị (p>0,05). TTD của nhóm lao tái trị có xu hướng cao hơn lao mới.

3.2.3. Xét nghiệm GenXpert MTB/RIF chẩn đoán vi khuẩn lao và xác định nhanh tính kháng Rifampicin

GenXpert MTB/RIF là kỹ thuật nhằm xác định nhanh vi khuẩn lao và tính kháng Rifampicin của vi khuẩn lao, thông thường hầu hết những trường hợp có kháng Rifampicin đƣợc xếp vào nhóm MDR-TB vì có kháng đồng thời Rifampicin-Izoniazid, do đó hiện nay áp dụng kỹ thuật GenXpert MTB/RIF để loại trừ nhanh MDR-TB. Tất cả 130 bệnh nhân (cả lao phổi mới và lao phổi tái trị) đều đƣợc chỉ định xét nghiệm GenXpert MTB/RIF và 100% mẫu bệnh phẩm đờm cho kết quả GenXpert MTB+/RIF- (có vi khuẩn lao trong bệnh phẩm và vi khuẩn không kháng Rifampicin).

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

24

3.2.4. Tính nhạy cảm của vi khuẩn với các thuốc chống lao hàng 1

Các chủng vi khuẩn sau khi phân lập đƣợc tiến hành xác định tính nhạy cảm đối với thuốc chống lao hàng 1 (Izoniazid, Rifampicin, Streptomycin, Ethambutol). Kết quả kháng sinh đồ xác định tính nhạy cảm của M.tuberculosis với các thuốc chống lao hàng 1 của nhóm lao phổi mới và lao phổi tái trị đƣợc thể hiện qua Bảng 3.5.

Bảng 3.5: Tỷ lệ kháng thuốc bất kỳ và số thuốc kháng của các chủng vi khuẩn M. tuberculosis phân lập từ bệnh nhân xác định bằng kháng sinh đồ.

Tình trạng kháng thuốc chống lao

Lao mới (n=74)

Lao tái trị

(n=56) Giá trị p

n % n %

Tình trạng nhạy cảm/

kháng thuốc chung

Nhạy cảm tất cả

các loại thuốc 57 77,03 22 39,29

<0,05 Kháng thuốc bất

kỳ (1 hoặc nhiều

loại thuốc) 17 22,97 34 60,71

Số thuốc kháng/chủng

Kháng 1 thuốc 9 12,16 19 33,93 Kháng 2 thuốc 6 8,11 11 19,64

Kháng 3 thuốc 0 0,00 1 17,86

Kháng 4 thuốc 1 1,35 3 5,36

Tỷ lệ bệnh nhân có chủng vi khuẩn lao nhạy cảm ở nhóm lao phổi mới (77,03%) cao hơn nhóm lao phổi tái trị (39,29%) và ngƣợc lại, tỷ lệ kháng thuốc bất kỳ của bệnh nhân lao phổi tái trị cao hơn bệnh nhân lao mới, bao gồm số lƣợng thuốc bị kháng đối với mỗi chủng. Ở nhóm lao phổi mới và lao phổi tái trị, tỷ lệ kháng 1 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (12,16% và 33,93%). Đặc

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

25

biệt kháng 4 thuốc ở nhóm lao tái trị có 3 bệnh nhân (chiếm 5,36%) và nhóm lao mới có 1 bệnh nhân (chiếm 1,35%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Trên cơ sở kết quả kháng sinh đồ, phân bố tỷ lệ kháng từng thuốc và đa kháng thuốc (kháng đồng thời Isoniazid và Rifampicin) chống lao hàng 1 ở 130 bệnh nhân nghiên cứu nhƣ Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tỷ lệ kháng của từng thuốc và đa kháng của các chủng vi khuẩn M.

tuberculosis đối với thuốc chống lao hàng 1.

Kháng với từng thuốc và đa kháng thuốc chống lao

Lao mới (n=74)

Lao tái trị (n=56)

Giá trị

n % n % p

Kháng với từng thuốc

Izoniazid (INH) 13 17,57 26 46,43

<0,05 Rifampicin

(RMP) 1 1,35 4 7,14

<0,05 Streptomycin

(SM) 11 14,86 24 42,85

<0,05 Ethambutol

(EMB) 1 1,35 4 7,14

>0,05 Kháng đồng thời RMP và

INH 1 1,35 4 7,14

<0,05

Tỷ lệ kháng với từng loại thuốc ở bệnh nhân lao tái trị cao hơn so với bệnh nhân lao mới. Ở nhóm lao phổi mới, thuốc có tỷ lệ kháng cao nhất là

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

26

INH (17,57%) tiếp theo là SM (14,86%), thấp nhất là RMP và EMB (1,35%).

Ở nhóm lao phổi tái trị, thuốc có tỷ lệ kháng cao nhất là INH (46,43%) tiếp theo là SM (42,85%), thấp nhất là RMP và EMB (7,14%). Đa kháng thuốc gặp ở bệnh nhân lao tái trị (7,14%) cao hơn lao mới (1,35%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị ở thời điểm trước điều trị (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)