ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của trẻ vị thành niên phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 22 - 28)

2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

Tất cả khách hàng đến phá thai là trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi do pháp luật Việt Nam quy định) tại khoa KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

- Không mắc các bệnh lý về tâm thần, thần kinh, ảnh hưởng đến nhận thức (ví dụ sa sút trí tuệ bẩm sinh, trầm cảm …).

- Đồng ý tham gia nghiên cứu (dưới sự đồng ý của cả bố mẹ và người giám hộ).

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Khách hàng đến phá thai tại khoa KHHGĐ trên 18 tuổi.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu, sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Lấy tất cả các đối tượng là vị thành niên phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ.

2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Liên hệ với Khoa KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để tạo điều kiện tiến hành.

Người điều tra gặp trực tiếp bệnh nhân hỏi các vấn đề cần cho nghiên cứu theo bộ câu hỏi, hoặc trao đổi qua điện thoại sau khi đã giải thích rõ mục đích của cuộc điều tra, hướng dẫn về nội dung trong phiếu điều tra.

2.4. Nội dung và biến số nghiên cứu

2.4.1. Nghiên cứu các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

❖ Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu - Giới: Nữ.

- Tuổi: Theo năm sinh của đối tượng tính đến thời điểm điều tra, đối tượng trong độ tuổi từ 10 - 18 tuổi.

- Môi trường sống: Sống với gia đình hay không sống với gia đình.

- Mức độ học vấn: chia làm không biết đọc, không biết viết; biết đọc, biết viết; cấp 1; cấp 2; cấp 3; trung cấp/cao đẳng/đại học.

- Tuổi dậy thì của đối tượng: tuổi hành kinh lần đầu.

❖ Đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu:

- Mức độ học vấn của bố mẹ đối tượng: Chia làm không biết đọc, biết viết; biết đọc, biết viết; cấp 1; cấp 2; cấp 3; trung cấp/ cao đẳng/ đại học.

- Tình trạng hôn nhân của bố mẹ: Sống cùng nhau, ly hôn, ly thân, đã mất. Chia làm hai nhóm: sống cùng nhau và ly hôn/ly thân/đã mất.

- Kinh tế gia đình: Theo nhận định của đối tượng nghiên cứu so với những gia đình xung quanh. Chia làm 3 nhóm: nghèo, trung bình, khá giả.

2.4.2. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản

❖ Kiến thức về sức khỏe sinh sản:

- Kiến thức về nội dung sức khỏe sinh sản.

- Kiến thức về dấu hiệu dậy thì.

- Kiến thức về nguy hiểm của nạo phá thai và nơi nạo phá thai an toàn nhất.

- Kiến thức về các BPTT.

- Kiến thức về khả năng mang thai.

- Kiến thức về các triệu chứng của các bệnh LTQĐTD.

- Kiến thức về cách phòng tránh các bệnh LTQĐTD.

- Kiến thức về các đương lây truyền của HIV/AIDS.

- Kiến thức về phòng bệnh HIV/AIDS.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

❖ Thái độ về sức khỏe sinh sản

- Thái độ về phim ảnh sách báo có nội dung tình dục.

- Thái độ cung cấp kiến thức về các biện pháp tránh thai.

- Thái độ đối với hành vi nạo phá thai.

- Thái độ đúng về quan hệ tình dục trước hôn nhân.

❖ Hành vi về sức khỏe sinh sản

- Hành vi chia sẻ khi có kinh lần đầu với người thân.

- Hành vi tâm sự với bố mẹ về sức khỏe sinh sản.

- Hành vi tiếp cận các thông tin về sức khỏe sinh sản.

- Hành vi quan hệ tình dục khác giới trước hôn nhân, mức độ sử dụng các BPTT và các biện pháp đã sử dụng khi QHTD.

2.4.3. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của vị thành niên nạo phá thai

- Yếu tố cá nhân.

- Yếu tố gia đình.

2.5. Tiêu chuẩn đánh giá

❖ Kiến thức về sức khỏe sinh sản: đánh giá bằng cách trả lời được một ý đúng sẽ được điểm của ý đó, nếu không biết là 0 điểm. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, tính phổ biến và tầm ảnh hưởng của vấn đề, chúng tôi cho điểm theo trọng số tương ứng với 0,5 ; 1; 1,5. Có 16 câu hỏi kiến thức về SKSS ( câu 8 Đến câu 23), cụ thể như sau:

- Các câu C8, C9, C14, C17, C18, C19 mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm, riêng C9.1, C14.1, C19.1 trả lời đúng được 1 điểm.

- Các câu C10.1, C11.2, C12.1, C13.4, C15, C20, C21, C23 mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm.

- Câu C16.2, C22 mỗi ý trả lời đúng được 1,5 điểm.

- Điểm tối đa trong phần kiến thức là 46 điểm.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

+ Phân loại kiến thức về SKSS:

Đánh giá kiến thức cho từng câu hỏi: tốt khi đối tượng nghiên cứu đạt trên 75% điểm từng câu, còn lại chưa tốt. Riêng câu C16, đối tượng trả lời đáp án C16.2 được đánh giá là tốt, còn lại là chưa tốt. Đối với các câu C10, C11, C12, C13 đối tượng nghiên cứu đối tương nghiên cứu trả lời các câu C10.1, C11.2, C12.1, C13.4 được đánh giá là có kiến thức đúng.

- Đánh giá kiến thức chung về sức khỏe sinh sản: tốt khi đối tượng nghiên cứu đạt trên 75% tổng số điểm kiến thức (≥ 34,5 điểm), hiểu nhưng chưa rõ ràng (>50% và <75%) hay (>23 và <34,5), và chưa đạt là dưới 23 điểm.

❖ Thái độ về sức khỏe sinh sản: có 8 câu hỏi về thái độ sức khỏe sinh sản (từ câu C24 đến câu C31) sẽ được chấm điểm theo thang điểm từ 1 đến 3 tương ứng với các mức độ: không đồng ý, không có ý kiến, đồng ý. Điểm tối đa cho phần thái độ là 24 điểm.

Phân loại thái độ về sức khỏe sinh sản:

- Đánh giá thái độ cho từng câu hỏi: đúng khi đối tượng nghiên cứu đạt 3 điểm từng câu (đồng ý), còn lại là chưa đúng.

- Đánh giá thái độ chung về sức khỏe sinh sản: đúng khi đối tượng nghiên cứu đạt trên 75% tổng điểm thái độ (≥18điểm), còn lại chưa đúng (< 18 điểm).

❖ Hành vi về sức khỏe sinh sản: có 7 câu hỏi về hành vi sức khỏe sinh sản (C32, C33, C36, C37, C38, C39, C40) cụ thể như sau:

- Hành vi chia sẻ với người thân khi xuất hiện các dấu hiệu có kinh: có chia sẻ với người thân được 1 điểm, không nói với ai cho 0 điểm.

- Hành vi tâm sự với bố mẹ về sức khỏe sinh sản: có tâm sự với bố mẹ được 1 điểm, không tâm sự được 0 điểm.

- Hành vi tiếp cận các thông tin về sức khỏe sinh sản: thường xuyên được 1 điểm, thỉnh thoảng được 0,5 điểm và không tiếp cận được 0 điểm.

- Hành vi liên quan đến QHTD với người khác giới: có QHTD được 0 điểm, chưa QHTD được 2 điểm.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

- Hành vi liên quan đến mức độ sử dụng các biện pháp tránh thai khi QHTD: có QHTD và sử dụng thường xuyên các BPTT được 1 điểm, có QHTD và sử dụng không thường xuyên các BPTT được 0,5 điểm, có QHTD và không sử dụng các BPTT được 0 điểm.

- Hành vi liên quan đến QHTD và nạo phá thai không an toàn khi bạn trai muốn và yêu cầu dù biết rõ hậu quả: có tiến hành hành vi được 0 điểm, không tiến hành hành vi được 1 điểm.

- Điểm tối đa cho phần hành vi là 7 điểm.

- Phân loại hành vi SKSS:

+ Đánh giá hành vi chung về SKSS: tốt khi đối tượng nghiên cứu đạt trên 75% (≥ 5.25 điểm), còn lại chưa tốt (< 5.25 điểm).

2.6. Thời gian nghiên cứu

Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 01/01/2018 đến 31/12/2018.

2.7. Phương pháp xử lí số liệu

- Thông tin trên phiếu hỏi sẽ được nhập, xử lí và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.

- Phần mềm SPSS 20.0 giúp tính toán các thông số thực nghiệm: trung bình, độ lệch chuẩn, đối với các biến số định lượng, các biến số định tính được trình bày theo tần suất, tỉ lệ phần trăm (%). Số liệu được trình bày bằng bảng và biểu đồ minh họa.

- Test kiểm định: Chi-square test (χ2) (được hiệu chỉnh Fisher’s exact test khi thích hợp), test so sánh hai tỉ lệ.

- Các phép kiểm định, so sánh có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu

- Tất cả những trẻ vị thành niên nạo phá thai tham gia nghiên cứu đều được hỏi ý kiến và tự nguyện tham gia nghiên cứu (dưới sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ).

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

- Đảm bảo tuyệt đối bí mật đời tư của đối tượng nghiên cứu sau khi thu thập thông tin.

2.9. Hạn chế sai số

- Đề tài nghiên cứu có nội dung khá nhạy cảm, vì vậy để hạn chế sai số khi thu thập thông tin, bộ câu hỏi được soạn sẵn và chuyển trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu có thể tự điền vào phiếu thu và thu lại ngay.

- Với những trẻ vị thành niên chưa hiểu rõ các vấn đề cơ bản, phải được giải thích đầy đủ các nội dung cần thu thập để đối tượng có thể hiểu được hoàn thiện nhất.

- Bầu không khí thu thập thông tin phải thoải mái và đủ riêng tư nhằm khai thác thông tin đầy đủ, chính xác.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của trẻ vị thành niên phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)