Hành vi về sức khỏe sinh sản của đối tượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của trẻ vị thành niên phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 47 - 50)

4.3. Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của đối tượng

4.3.3. Hành vi về sức khỏe sinh sản của đối tượng

Người Việt Nam có quan niệm xã hội Phương Đông, đặc biệt là những người lớn tuổi. Chuyện tình dục vốn rất khắc khe và kín đáo, nhiều người vẫn chưa có thiện cảm hay còn e dè khi nhắc đến 2 chữ tình dục, vì theo họ đó là chuyện riêng của hai người trong phòng ngủ, lôi ra trước bàn dân thiên hạ để bàn tán là việc không nên. Nên họ rất ngại trong việc nói và chia sẻ các vấn đề liên quan đến tình dục nói riêng, hay sức khỏe sinh sản nói chung. Nhiều bậc phụ huynh còn có quan điểm sai lệch khi chia sẻ các thông tin về sức khỏe sinh sản cho con cái là “vẽ đường cho hươu chạy”, điều đấy khiến nhiều đối tượng

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

không muốn chia sẻ hay nói chuyện với bố, mẹ về sức khỏe sinh sản, giới tính tình dục. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ đối tượng chia sẻ về lần đầu tiên hành kinh và các vấn đề sức khỏe tình dục với bố mẹ có tỉ lệ lần lượt là 66,7%

và 45,1%. Phần lớn các em đều cảm thấy ngại, xấu hổ khi nói về sức khỏe sinh sản với bố mẹ (56,8%), có 37,3% đối tượng thấy bình thường khi chia sẻ với bố mẹ. Theo nghiên cứu thực hiện ở các nước đang phát triển cho thấy giáo dục tình dục, sức khỏe sinh sản ở nhà trường không cụ thể và hạn chế giao tiếp với phụ huynh nên vị thành niên tiếp nhận thông tin về tình dục, biện pháp tránh thai, sức khỏe sinh sản chủ yếu là từ bạn bè, sách báo và internet [39]. Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Khánh Trang, ghi nhận nguồn cung cấp các thông tin về giới tính, tình dục ở học sinh theo thứ tự là bạn bè (90%), phim ảnh (gần 70%), sách báo (60%), internet (40%), trong khi từ cha mẹ chỉ chiếm khoảng 20% và thầy cô (khoảng 10%) [26]. Điều này cho thấy, các em rất hiếm khi trao đổi với bố mẹ, thầy cô kể cả các cán bộ y tế về sức khỏe sinh sản mà những nguồn này là những nguồn thông tin thực sự đáng tin và chính thống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi ít trao đổi với bố mẹ, nghiên cứu này cũng như nghiên cứu trước đây đều thấy rằng các nhóm nguyên nhân gồm: trình độ học vấn của phụ huynh và cách diễn giải vấn đề của phụ huynh chưa tốt, thái độ e ngại của phụ huynh và thầy cô khi cho rằng vị thành niên sẽ tò mò và thử khi chúng biết, thái độ chủ quan khi cho rằng vị thành niên sẽ biết các vấn đề trên khi trưởng thành, sự phát triển của khoa học công nghệ vì vậy rất nhiều thông tin có trên internet nên việc tìm kiếm không phải là khó khăn, do thiếu quan tâm đúng cách đối với vị thành niên của phụ huynh và thầy cô… Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hành vi nêu trên. Theo nghiên cứu của Hồ Thị Thu Nguyệt những đứa trẻ có tâm sự với bố mẹ giảm tỉ lệ mang thai 3 lần so với những đứa trẻ tâm sự với người khác.

Khi được hỏi: “Lần đầu tiên quan hệ tình dục là khi nào”, phần lớn các em đều trả lời là đã từng quan hệ (với những người khác không phải lý do đợt có thai này) chiếm tỉ lệ khá cao 39,2%. Và tỉ lệ khi quan hệ tình dục sử dụng biện pháp tránh thai thường xuyên cũng rất thấp chỉ chiếm 7,8%, bao cao su và thuốc tránh thai khẩn câp vẫn là hai phương pháp được sử dụng phổ biến. Đây có thể hậu quả của rất nhiều yếu tố hợp thành, đó là quan điểm thoáng về QHTD

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

và kiến thức về sức khỏe sinh sản còn thấp, dẫn đến tăng tỉ lệ nạo phá thai lên cao.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, không có mối liên quan nào giữa các yếu tố cá nhân của đối tượng với hành vi sức khỏe sinh sản. Để hình thành được hành vi, phải do nhiều yếu tố cộng gộp không chỉ là các yếu tố về cá nhân mà còn bao gồm sự tác động của xã hội làm thay đổi kiến thức, quan điểm dẫn đến sự thay đổi hành vi. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vinh đã chỉ ra 4 yếu tố quyết định mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở những thanh niên chưa lập gia đình bao gồm các chuẩn mực về văn hóa, thái độ và cách nhìn nhận về QHTDTHN;

thiếu hoặc không đủ chất lượng giáo dục giới tính trong các trường học; thiếu các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục cho giới trẻ và không có chính sách riêng biệt giải quyết các vấn đề SKSS và tình dục thanh niên [35]. Chính vì thế, để thay đổi được thực trạng nạo phá thai hiện tại thì phải thay đổi kiến thức, cách nhìn, suy nghĩ của tất cả các thế hệ, chung tay góp sức của cả cộng đồng, chứ không phải riêng gì VTN.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của trẻ vị thành niên phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2018 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)