4.3. Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của đối tượng
4.3.1. Kiến thức về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu
Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung kiến thức của trẻ vị thành niên phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội rất thấp, chỉ có 2% đối tượng có hiểu biết tốt về kiến thức chung về sức khỏe sinh sản. Cụ thể khi được hỏi các câu hỏi về nội dung sức khỏe sinh sản, phần đa các đối tượng chỉ trả lời được tối đa 3 nội dung: kế hoạch hóa gia đình/các biện pháp tránh thai có 27,5% đối tượng, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục có 39,2% đối tượng, có 64,7% đối tượng biết về tuyên truyền về sức khỏe sinh sản trong đó có sức khỏe sinh sản vị thành niên. Hầu hết các đối tượng đã được nghe về các nội dung SKSS, xong mức độ hiểu biết sâu sắc về vấn đề này đang còn rất kém. Các đối tượng đã từng được nghe về biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản ở nhà trường hoặc trên các phương tiện tryền thông đại chúng. Các nội dung khác ví dụ như làm mẹ an toàn, nạo hút thai, điều trị vô sinh đa phần các đối tượng chưa từng nghe qua hoặc đối tượng nghĩ rằng các vấn đề này là các vấn đề mà đối tượng nghiên cứu cho là chưa cần tìm hiểu ở độ tuổi vị thành niên.
Ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi được cho là “một nửa người lớn, một nửa trẻ con”, là giai đoạn có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý và hình thức bên ngoài, là giai đoạn bắt đầu định hình được tính cách, có tính độc lập, tự quyết và bước đầu nhận thức được hành vi và trách nhiệm của bản thân. Tất cả các đối tượng tham gia trong nghiên cứu đều đã trải qua tuổi dậy thì, tuy nhiên, kiến thức về các dấu hiệu tuổi dậy thì của các đối tượng chưa cao. Tỉ lệ hiểu biết tốt về các dấu hiệu tuổi dậy thì là 35,3%, hầu hết các bạn chỉ để ý các dấu hiệu thay đổi rõ rệt như hành kinh, sự phát triển của vú và ngực, mọc lông mu, lông nách, ít đối tượng để ý đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng, sự xuất hiện của mụn trứng cá (là dấu hiệu không phải bạn nào cũng có). Điều này chứng tỏ, sự hiểu biết, nắm bắt sự thay đổi của bản thân và sinh lý lứa tuổi của các đối tượng rất thấp, không toàn diện, chưa tính đến các kiến thức ngoài được
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
cung cấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga [20] “khi được hỏi về dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam và nữ thì có khoảng 50% VTN trả lời là không biết, hoặc khi hỏi 2 dấu hiệu quan trọng nhất của tuổi dậy thì là hành kinh ở nữ và mộng tinh ở nam, tỉ lệ còn khá thấp (tương ứng là 53,3% và 22,8%)”. Có sự tương đồng trong nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga bởi vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tuy là hầu hết sinh sống ở Hà Nội nhưng là VTN phá thai, còn nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga thực hiện ở một huyện nghèo, trình độ dân trí chưa cao tại Tỉnh Bắc Kạn.
Không chỉ những kiến thức về dấu hiệu dậy thì, các đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi có kiến thức rất thấp trong các vấn đề khả năng mang thai trong lần quan hệ đầu tiên, khi không sử dụng biện pháp tránh thai và thời gian dễ có thai trong chu kì kinh nguyệt. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có nhận thức đúng về khả năng có thai trong lần quan hệ đầu tiên, khi chưa có kinh, không dùng biện pháp tránh thai và thời điểm dễ có thai nhất chiếm tỉ lệ lần lượt là: 37,3%, 39,2%, 45,1% và 3,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Dương Thị Thu Hương [18] có hơn 50% học sinh cho rằng có thể mang thai ngay trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, 10% cho là không thể, và 33% không có ý kiến. Nguyên nhân của sự khác biệt lớn này là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng là trẻ vị thành niên phá thai, có rất nhiều độ tuổi tham gia nghiên cứu, mà bản thân các em khi đã dẫn đến hậu quả phải phá thai thì một phần các em đã có kiến thức không cao về mang thai và các vấn đề sức khỏe sinh sản khác. Trong khi nghiên cứu của Dương Thị Thu Hương có đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học phổ thông, các em vừa được trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản ở trường thì sự chênh lệch này là dễ hiểu. Qua đó, cho thấy cần phải trang bị thêm cho các em đặc biệt là nữ về khả năng có thai khi quan hệ lần đầu, khi không sử dụng BPTT, nguyên nhân mang thai, cũng như thời điểm nào dễ có thai nhất vì nếu không biết các kiến thức này sẽ vô cùng khó khăn trong phòng tránh thai ngoài ý muốn.
Ngày nay tỉ lệ nạo phá thai ngày một tăng, không chỉ ở độ tuổi vị thành niên, nó đã đạt đến con số đáng báo động, là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm nên các kiến thức về ảnh hưởng của nạo phá thai và tuyên truyền về sử
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
dụng các BPTT cũng ngày càng được chú trọng. Mặc dù vậy các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi, là đối tượng chưa được tiếp xúc nhiều với các kênh truyền thông hay được giáo dục tại trường và cộng đồng. Khi được hỏi:
“đã được tư vấn về sức khỏe sinh sản?” hầu hết các em đều trả lời chưa được học ở trường, hoặc là chưa biết. Nhận thức về ảnh hưởng của nạo phá thai, các BLTQĐTD, việc sử dụng các BPTT của đối tượng nghiên cứu rất kém. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về ảnh hưởng của nạo phá thai, các BLTQĐTD và sử dụng các BPTT lần lượt là: 9,8%, 17,6% và 23,5%. Hầu hết các em chỉ biết nạo phá thai có thể dẫn đến vô sinh, đau đớn về thể xác, sang chấn tinh thần và tử vong. Tỉ lệ đối tượng có sử dụng các biện pháp tránh thai của chúng tôi giống với nghiên cứu của Cao Ngọc Thành, có tỉ lệ học sinh có sử dụng BPTT khi QHTD là 23,5%, trong đó bao cao su và thuốc tránh thai là 2 biện pháp được sử dụng nhiều nhất, lí do không sử dụng biện pháp tránh thai là không biết cách sử dụng (30,8%), không thích sử dụng hoặc bạn tình không thích sử dụng (30,8%) [25]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá giống với các nghiên cứu được thực hiện ở địa điểm khác trên thế giới, như nghiên cứu của Boamah EA “nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở Kintampo, Ghana”, trong nghiên cứu này, khoảng 22,9% thanh thiếu niên dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, trong đó bao cao su (84%) được sử dụng phổ biến nhất , tiếp đó là thuốc uống tránh thai 7,9% [38]. Theo nghiên cứu của Akers A.Y “Kiến thức tránh thai và phá thai, thái độ thực hành của thanh thiếu niên từ các nước có thu nhập thấp và trung bình, đánh giá hệ thống”, khi được hỏi về những gì họ biết về biện pháp tránh thai và phá thai, các thanh niên hầu hết có kiến thức/thông tin sai lệch, họ nói rằng mặc dù họ được dạy về tình dục ở trường học nhưng họ thiếu các thông tin chi tiết về cách tự bảo vệ khỏi nhiễm trùng, ví dụ thanh thiếu niên phàn nàn rằng họ được thông báo rằng tầm quan trọng của việc sử dụng bao cao su, nhưng không biết cách đeo [37]. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Tuấn, nghiên cứu về giới và tình dục ở trẻ VTN thấy rằng, mặc dù phần lớn thanh niên Việt Nam biết ít nhất một phương pháp tránh thai, nhưng họ chỉ nghe nói về điều đó chứ không tìm hiểu sâu về nó, có 27,6%
thanh niên nghĩ rằng đeo bao cao ngay trước khi xuất tinh [29]. Cung cấp kiến thức về các BPTT là vô cùng quan trọng, hiểu biết đầy đủ về các BPTT không chỉ giúp cho các em chủ động phòng tránh có thai ngoài ý muốn mà còn tránh
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
các BLTQĐTD. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới, tỉ lệ vị thành niên có kiến thức tốt về các BPTT và ảnh hưởng của nạo phá thai rất thấp. Chính vì lí do đó, cần củng cố hơn nữa tronng việc cung cấp các kiến thức SKSS cho vị thành niên, phải kết hợp vừa cung cấp lí thuyết vừa cung cấp thực tiễn cách sử dụng, nhấn mạnh ưu nhược điểm của từng BPTT để đối tượng có thể có những lựa chọn phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, có mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố, mẹ, kinh tế gia đình có mối quan hệ mật thiết với kiến thức về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Sơn. Ở nghiên cứu của Nguyễn Đình Sơn [21], cũng có sự liên quan giữa các yếu tố trên với sức khỏe sinh sản. Điều này khá hợp lý, nếu bố mẹ có kiến thức tốt về sức khỏe sinh sản thì sẽ dễ dàng cung cấp cho con cái nhìn tổng quan, toàn diện và những thông tin chính thống về sức khỏe sinh sản, họ cũng sẽ có những cách nhìn thoải mái hơn, chia sẻ, quan tâm tới các em nhiều hơn, nắm bắt tâm lý tốt hơn và giúp các em có quan điểm và hành vi tốt. Kinh tế gia đình tốt giúp các em có khả năng tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản dễ dàng hơn.
Nhìn chung, tỉ lệ kiến thức tốt về SKSS vị thành niên phá thai ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội rất thấp. Việc thiếu các kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản dẫn đến các em không thể chủ động về vấn đề thai nghén và quyết định các hành vi tình dục của mình cũng như ý thức được hậu quả có thể xảy ra.