Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc của DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược năm 2017 và năm 2018

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cơ hội tìm kiếm việc làm của dược sĩ đại học sau tốt nghiệp khoa y dược đại học quốc gia hà nội năm 2017 và năm 2018 (Trang 50 - 54)

4.2.1. Quá trình tìm kiếm việc làm

Quá trình định hướng nghề nghiệp và tìm hiểu các cơ hội việc làm sẽ bước đầu hình thành mong muốn của DSĐH trước khi xin việc làm. Kết quả khảo sát DSĐH về mong muốn sau khi tốt nghiệp đã chỉ ra một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối trong phân bố nhân lực DSĐH ở nước ta.

Tỷ lệ lớn DSĐH có định hướng công tác trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh tại các đơn vị tư nhân và nước ngoài. Về mong muốn nơi công tác, không có DSĐH nào muốn về công tác tại huyện, đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nhân lực dược tại các huyện/tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bên cạnh phần lớn DSĐH có định hướng trước về nghề nghiệp thì một bộ phận không nhỏ DSĐH không có định hướng trước về nơi công tác (38,5%), lĩnh vực công tác (15,4%) và loại hình công tác (17,9%), đa số trong bộ phận này sẽ rơi vào nhóm phân bố có tỷ lệ cao nhất ở hiện tại. Điều đáng nói về mong muốn của DSĐH trước khi ra trường là số DSĐH có mong muốn làm việc trong các công ty liên doanh và nước ngoài khá lớn nhưng tại thời điểm hiện tại thì số lượng DSĐH đang làm việc trong nhóm tổ chức này rất ít.

Nguyên nhân chính là các công ty nước ngoài đa số đều có mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt và nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên song song với những yếu tố thu hút trên thì yêu cầu về tuyển dụng tại các công ty nước ngoài khá cao và nghiêm ngặt trong đó phải kể đến yêu cầu về trình độ ngoại ngữ lại là điểm yếu của các sinh viên Dược mới ra trường.

Phần lớn nguồn tin để tìm việc là thông qua các trang trên internet và sau đó đến nguồn qua nhà trường, người quen, bạn bè giới thiệu. Điều này xuất phát từ nguyên nhân sự phát triển bùng nổ công nghệ thông tin, việc tìm kiếm việc làm thông qua các trang tuyển dụng trên mạng đã phổ biến. Phần lớn DSĐH tham gia tuyển dụng dưới hình thức: “Nộp hồ sơ - Phỏng vấn - Kí hợp đồng”. Đây cũng là hình thức phổ biến ở cả 3 loại hình tổ chức: nhà nước, tư nhân, liên doanh và nước ngoài. Hình thức tuyển dụng này là thế mạnh đối với các DSĐH năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa vì sẽ dễ ghi điểm với nhà tuyển dụng bởi khả năng ăn nói trôi chảy, linh hoạt, giải quyết tình huống nhanh. DSĐH tốt nghiệp từ Khoa Y

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

41

Dược nói riêng và DSĐH từ các trường đào tạo y dược trên cả nước nói chung phần lớn đều phân bố thời gian khi ngồi trên ghế nhà trường cho việc học và nghiên cứu, thời gian đi làm thêm hay tham gia hoạt động ngoại khóa rất ít nên một số kỹ năng mềm chưa tốt bằng sinh viên một số ngành khác khi mới ra trường. Đó cũng là một trong các nguyên nhân DSĐH sau tốt nghiệp đa số đều từng bị nhà tuyển dụng từ chối ngay sau lần phỏng vấn đầu tiên.

Số DSĐH đã từng không đạt yêu cầu khi tham gia tuyển dụng tương đối nhiều, chiếm tỷ lệ 74,4%. Nhóm DSĐH từng không đạt yêu cầu khi tuyển dụng đều phân bố tại các nhóm đối tượng tốt nghiệp bằng giỏi, khá và trung bình. Phân tích kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa nhận thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa xếp loại bằng tốt nghiệp của DSĐH và tỷ lệ DSĐH không đạt yêu cầu tuyển dụng. Phân tích trên chứng tỏ kết quả học tập chỉ là một yếu tố có ảnh hưởng nhỏ đến quá trình tìm kiếm việc làm. Khi khảo sát các yếu tố mà DSĐH cho rằng là lý do nhà tuyển dụng từ chối ứng viên vào làm việc, đa số DSĐH chọn yếu tố kỹ năng trả lời phỏng vấn chưa đạt và thiếu kinh nghiệm, tiếp theo là do trình độ ngoại ngữ không đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân trực tiếp của 3 yếu tố trên là sinh viên Dược phần lớn thiếu năng động nên kỹ năng trả lời phỏng vấn lần đầu tiên chưa đạt yêu cầu các nhà tuyển dụng; các doanh nghiệp khi tiếp nhận sinh viên mới ra trường đều mất thời gian và chi phí đào tạo nên một số DSĐH sẽ bị từ chối bởi lý do chưa có kinh nghiệm; còn trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là trong các công ty nước ngoài là yêu cầu quan trọng trong cả quá trình phỏng vấn và làm việc, là lý do để nhà tuyển dụng chọn lọc một vài ứng viên trong số nhiều các ứng viên khác đều chưa có ưu thế nổi trội hơn.

Phần lớn DSĐH (66,7%) có được công việc hiện tại trong khoảng thời gian ít hơn 3 tháng sau khi ra trường. Tuy nhiên một số DSĐH cũng mất trên 6 tháng để tìm được công việc hiện tại. Những trường hợp này chủ yếu rơi vào các đối tượng khảo sát chưa xác định rõ ràng mục tiêu và định hướng nghề nghiệp khi mới ra trường nên nhảy việc liên tục, tìm kiếm cơ hội tốt và phù hợp với bản thân hơn.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

42

4.2.2. Quá trình làm việc - Lý do lựa chọn công việc và các yếu tố ảnh hưởng

Trong quá trình làm việc, DSĐH cho rằng một sinh viên mới ra trường cần nhiều kỹ năng cho công việc của mình. Kỹ năng giao tiếp được DSĐH lựa chọn nhiều nhất (92,3%). Đây cũng là một trong những kỹ năng mà sinh viên y dược còn kém hơn so với sinh viên một số ngành khác như kinh tế, ngoại ngữ,.... Một số kỹ năng khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và kỹ năng tin học văn phòng được phần lớn DSĐH lựa chọn và có tỷ lệ xấp xỉ nhau (60% - 65%), bởi đó là những kỹ năng cơ bản mà người đi làm cần cho quá trình làm việc.

Khảo sát lý do mà DSĐH lựa chọn công việc hiện tại, hơn một nửa số người được khảo sát ưu tiên lý do môi trường và điều kiện làm việc tốt (53,9%). Ở tổ chức nhà nước, DSĐH chủ yếu lựa chọn lý do phát huy được chuyên môn đào tạo. Những lĩnh vực được lựa chọn vì lý do chuyên môn thường là dược bệnh viện, đào tạo nghiên cứu và quản lý nhà nước. Tuy nhiên mức lương phổ biến ở các lĩnh vực này thấp hơn so với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc. Bên cạnh đó, các lĩnh vực này thiếu nhân lực do việc tuyển dụng bị khống chế bởi biên chế và quỹ lương. Vì vậy, dù thiếu nhân lực nhưng cũng không tuyển dụng chủ động, linh hoạt như lĩnh vực kinh doanh - sản xuất.

Về mức thu nhập hằng tháng, gần một nửa số DSĐH được khảo sát có mức lương 7-10 triệu đồng (47,4%). Mức lương thấp nhất 3-5 triệu đồng chủ yếu rơi vào nhóm nhà nước. Nhóm liên doanh và nước ngoài tuy số lượng ít nhưng hơn một nửa đều nằm trong có thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên và không có DSĐH nào có thu nhập ít hơn 7 triệu đồng. Đó là một trong các nguyên nhân có nhiều DSĐH mong muốn được làm việc trong các công ty nước ngoài và số ít mong muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Đánh giá sự tương xứng thu nhập với lao động của DSĐH, có 66,7%

DSĐH đánh giá mức lương của họ tương xứng với lao động, chủ yếu rơi vào những người có mức thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên và một số thuộc nhóm 7-10 triệu đồng.

Số DSĐH hài lòng với công việc đang có (32,1%) chưa bằng một nửa so với số DSĐH chấp nhận vì chưa có cơ hội tốt hơn (67,9%). Ở nhóm nhà

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

43

nước hay tư nhân thì số DSĐH không hài lòng (chấp nhận vì chưa có cơ hội tốt hơn) vẫn chiếm phần đông. Phân tích của chúng tôi cho thấy không có mối liên hệ giữa loại hình tổ chức và tỷ lệ DSĐH hài lòng với công việc hiện tại (p>0,05). Về ý định làm lâu dài, chỉ 1/3 trong số được khảo sát có ý định làm lâu dài với công việc hiện tại, 1/3 không có ý định làm việc lâu dài, 1/3 còn lại chưa xác định rõ ràng. Nguyên nhân chủ yếu do các DSĐH tốt nghiêp năm 2017 và năm 2018 đều còn trẻ, chưa có nhiều thời gian để hiểu rõ công việc nào phù hợp với bản thân, luôn có xu hướng tìm môi trường mới tốt hơn, thu nhập cao hơn. Nhìn chung, các DSĐH dù công tác trong lĩnh vực hay loại hình tố chức nào đều mong muốn có môi trường và điều kiện làm việc tốt, và có mức thu nhập tương xứng với lao động của họ.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

44

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cơ hội tìm kiếm việc làm của dược sĩ đại học sau tốt nghiệp khoa y dược đại học quốc gia hà nội năm 2017 và năm 2018 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)