Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN Thái Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh thái bình (Trang 38 - 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHDN NVV TẠI

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Vietinbank – CN Thái Bình

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN Thái Bình

Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Thái Bình qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020

TT Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020

So sánh năm 2020/2019

Tỷ lệ tăng trưởng

năm 2020/2019 1 Tổng tài sản Tỷ

đồng 9,421 10,725 17,027 6,302 159%

2 Huy động vốn Tỷ

đồng 9,353 10,657 14,590 3,933 137%

3 Tổng dư nợ Tỷ

đồng 8,245 8,734 13,104 4,370 150%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Vietinbank Thái Bình) Quy mô tổng tài sản liên tục tăng qua các năm cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng mở rộng. Trong thời gian từ 2018 đến hết năm 2020, tổng tài

sản liên tục tăng, riêng năm 2020 tăng 6.302 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 159% so với năm 2020. Tài sản chủ yếu của chi nhánh là nguồn vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế và các định chế tài chính. Bên cạnh đó là Tài sản cố định bao gồm các giá trị Quyền sử dụng đất, công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ hoạt động kinh doanh của Vietinbank Thái Bình.

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Vietinbank Thái Bình Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Thái Bình năm 2018-2020) Biểu đồ 2.1 cho thấy doanh thu của VietinBank Thái Bình tăng cao qua các năm. Đây là do VietinBank Thái Bình phát triển các dịch vụ phụ cận như thanh toán tiền lương qua thẻ, thu hộ ngân sách bên cạnh những hoạt động về tín dụng – vốn là việc thực hiện hoạt động cho vay mua nhà ở phát triển mạnh tại khu vực mà VietinBank Thái Bình hoạt động, đồng thời tài trợ một số công trình xây dựng quy mô lớn nên dự thu tăng cao. Tất cả các hoạt động sử dụng vốn của VietinBank Thái Bình đều có những đóng góp nhất định, song cao nhất vẫn là từ hoạt động cho vay với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao.

Tổng tài sản và doanh thu có sự tăng trưởng liên tục qua các năm, tuy nhiên, do các chính sách hỗ trợ giảm lãi suất, giảm chi phí khác dành cho doanh nghiệp

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu 1386 1601 1879

Chi phí 1143 1292 1566

Lợi nhuận 243 309 313

LN từ HĐKD 221 270 295

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận LN từ HĐKD

năm 2019-2020 làm giảm lợi nhuận kinh doanh từ mức 17% vào năm 2019, xuống còn 15.6% vào năm 2020.

Về tình hình huy động vốn

Trong những năm gần đây, tại đại bàn Thái Bình, ngày càng nhiều các chi nhánh ngân hàng được mở mới, đồng thời, là sự phát triển của rất nhiều kênh đầu tư khiến thị trường huy động vốn có diễn biến phức tạp và khó khăn hơn. Tuy nhiên, do chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ và tăng cường công tác tiếp cận và chăm sóc khách hàng nên vốn huy động của VietinBank Thái Bình trong thời gian qua đã tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân đạt khoảng 12-13%/năm. Trong đó, tỷ lệ huy động vốn trung dài hạn luôn ở mức cao.

Biểu đồ 2.2. Nguồn vốn huy động theo thời gian theo nguồn vốn cuối kỳ (Đơn vị tính: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN năm 2018 – 2020)

Nguồn vốn ngắn hạn huy động được từ các nguồn khác nhau của dân cư và thị trường luôn có những biến động, song có thể thấy tỷ trọng này có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2018 tỉ lệ này ở mức 40% do những động thái của Ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh lãi suất; đồng thời các thị trường vàng và nhà đất – vốn được coi là thị trường hàng hóa thay thế của lãi suất ngân hàng liên tục rơi vào trạng thái đóng băng hoặc giảm sâu thì các tổ chức sử dụng cách thức gửi tiền

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Không kì hạn 834 1253 2280

Ngắn hạn 3764 3459 7852

Trung hạn 4751 5943 9245

Dài hạn 3 2 2

Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn Không kì hạn

vào ngân hàng để hưởng lại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giai đoạn năm 2019-2020 , Ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động vốn tất cả các kỳ hạn. Điều này khiến cho việc gửi tiền qua kênh Ngân hàng không còn hấp dẫn người dân. Họ chuyển sang các kênh đầu tư có giá trị sinh lời cao hơn như thị trường chứng khoán, tiền kỹ thuật số, bất động sản, hay vàng.

Về tỷ trọng huy động vốn so với tổng nguồn vốn của các TCTD trên địa bàn:

Bảng 2.5: Thị phần huy động vốn tại Vietinbank trong tỉnh Thái Bình Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019

Tổng huy động tại NHCT 9,353 10,657

Tổng huy động của các TCTD tại Thái Bình 55,673 73,395 Tỷ trọng thị phần trên địa bàn Thái Bình 16.8% 14.52%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN năm 2018-2019 và Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Thái Bình năm 2018-2019)

Có thể thấy được dù lượng vốn huy động vẫn tăng đều qua các năm nhưng tỷ trọng thị phần huy động vốn của Ngân hàng Công thương đang giảm dần. Nguyên nhân là do thời gian trở lại đây, số lượng Ngân hàng TMCP mở mới tại Tỉnh Thái Bình ngày càng nhiều và lãi suất huy động vốn tại những tổ chức này thường hấp dẫn hơn so với Vietinbank.

Chi nhánh đã chỉ đạo sát sao trọng tâm vào công tác huy động vốn, giữ vững và tăng trưởng được nguồn vốn, đẩy mạnh khai thác, tăng trưởng theo hướng đa dạng hoá nguồn vốn, chủ động tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về nguồn vốn, cơ cấu lại kỳ hạn và lãi suất, tận dụng cơ hội thị trường để giảm chi phí huy động vốn.

Chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, tăng cường các hình thức quảng cáo tiếp thị, nâng cấp các PGD nhằm thu hút khách hàng có nguồn tiền gửi nhàn rỗi, tích cực tìm kiếm khai thác khách hàng mới như các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp FDI... nên tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh ổn định và tăng trưởng bền vững.

Về việc sử dụng vốn và lợi nhuận trước thuế

Đa phần các hoạt động sử dụng vốn của VietinBank Thái Bình đều tập trung vào hoạt động cho vay – do đó lợi nhuận chủ yếu được mang lại từ hoạt động này.

Bên cạnh đó, một số hoạt động khác trong tín dụng như bảo lãnh, ủy thác, chiết khấu cũng được thực hiện và ngày càng mở rộng. Các hoạt động như sử dụng thẻ, bảo hiểm… cũng đã dần được các khách hàng sử dụng tại VietinBank Thái Bình.

Hiện tại, ở mảng cho vay KHDN, Chi nhánh không thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp FDI.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng KHDN NVV tại Vietinbank – CN Thái Bình giai đoạn 2018-2020

Năm 2020, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng cả nước nói chung, Thái Bình nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Các TCTD trên địa bàn tập trung vốn cho vay các DN, cá nhân để duy trì, khôi phục SXKD, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, DN sử dụng nhiều lao động, các dự án SXKD hiệu quả, cho vay xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 như: Các TCTD rà soát làm việc với khách hàng nắm bắt tình hình SXKD, thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, cho vay bổ sung nguồn vốn; thiết lập đường dây nóng tại NHNN Chi nhánh tỉnh để tiếp nhận và xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất của DN, tổ chức và nhân dân;... để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.

* Tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2020 ước đạt 64.445 tỷ đồng, tăng 9% so 31/12/2019 (Toàn quốc tăng 9%; Nam Định 8,5%, Hải Dương 7,1%, Hà Nam 15,2%, Ninh Bình 10,2%, Hưng Yên 6,7%).

* Về cơ cấu dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn: Cho vay ngắn hạn chiếm 70%, cho vay trung, dài hạn chiếm 30%; cho vay bằng VND chiếm 91,5%, cho vay bằng ngoại tệ chiếm 8,5%; cho vay lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20%, lĩnh vực CN, XD chiếm 32%, lĩnh vực TM, DV chiếm 48% tổng dư nợ cho vay.

* Kết quả tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn:

- Đến hết tháng 9/2020, ngành Ngân hàng đã hỗ trợ hiệu quả khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cụ thể:

+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 413 khách hàng, dư nợ được cơ cấu 545 tỷ đồng.

+ Miễn, giảm lãi vay cho 1.748 KH gặp khó khăn, số tiền lãi hỗ trợ 392 triệu đồng.

+ Từ 23/01/2020 đến hết tháng 9/2020, cho vay mới 4.737 khách hàng, doanh số cho vay 16.181 tỷ đồng, giúp khách hàng kịp thời bổ sung nguồn vốn duy trì SXKD, lãi suất cho vay thấp hơn phổ biến từ 0,5-1,5% so với trước dịch.

+ Giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử khoảng 30% đối với tất cả các giao dịch thanh toán qua ngân hàng.

- Về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND: Đến cuối tháng 12/2020 dư nợ VND có mức lãi suất dưới 10% ước chiếm tỷ trọng 80%; dư nợ có mức lãi suất trên 10% chiếm tỷ trọng 20%.

Cụ thể đối với Khách hàng doanh nghiệp nhỏ vừa vừa tại Vietinbank CN Thái Bình:

* Dư nợ tín dụng đối với KHDNNVV:

Biểu đồ 2.3. Dư nợ tín dụng KHDN NVV

Đơn vị tính: Tỷ đồng/%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN năm 2018 - 2020)

3,419

3,796

4,071

3,842

4,055

4,016 46.60%

46.40%

0 46.70%

44.50%

46.90%

43.00%

43.50%

44.00%

44.50%

45.00%

45.50%

46.00%

46.50%

47.00%

47.50%

3,000 3,200 3,400 3,600 3,800 4,000 4,200

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ bình quân Dư nợ cuối kỳ

Tỷ trọng dư nợ cuối kỳ Tỷ trọng dư nợ bình quân

Có thể thấy, số lượng KHDN NVV vay vốn tại Vietinbank Thái Bình chỉ chiếm khoảng 2% trên tổng số lượng khách hàng của chi nhánh song giá trị dư nợ luôn đạt > 40% tổng giá trị dư nợ của toàn chi nhánh. Dư nợ cho vay đối tượng này tăng dần qua các năm

Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay bình quân KHDN NVV theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN năm 2018- 2020)

Dư nợ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của KHDNNVV chiếm tỷ trọng lớn với giá trị vào khoảng trên 60% tổng giá trị dư nợ của KHDNNVV, còn lại là dư nợ cho vay trung dài hạn để mua sắm tài sản cố định hoặc phục vụ các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng.

*Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNNVV:

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Ngắn hạn 2,287 2,349 2,547

Trung hạn 42 50 45

Dài hạn 1,090 1,397 1,479

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500

Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn

Biểu đồ 2.5. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN NVV

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN năm 2018-2020)

Dư nợ cuối kỳ giảm trong năm 2019 và bị giảm sâu vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến doanh nghiệp giảm quy mô hoạt động kinh doanh từ đó quy mô dư nợ của Ngân hàng bị giảm sút. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân cũng giảm theo xu hướng chung song không giảm mạnh như giá trị dư nợ cuối kỳ.

* Doanh số cho vay, doanh số thu nợ

Bảng 2.6. Doanh số cho vay, thu nợ trong năm 2018-2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh số cho vay 3.607 4.392 4.857

Doanh số thu nợ 2.156 4.179 4.846

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN năm 2018-2020)

Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, đồng nghĩa với việc quy mô tín dụng của Ngân hàng tăng. Có thể thấy được rằng tình hình hoạt động cho vay đối với phân khúc KHDN NVV là tốt hơn rất nhiều.

Cũng trong giai đoạn trên, doanh số thu nợ được đẩy mạnh, cho thấy công tác trong việc đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn, góp phần tái đầu tư tín dụng tốt, đem lại nhiều nguồn thu nhập hơn cho ngân hàng.

* Vòng quay vốn tín dụng

131%

106% 99%

143%

111%

107%

NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cuối kỳ Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân

Bảng 2.7. Vòng quay vốn tín dụng trong năm 2018-2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh số thu nợ 2.156 4.179 4.846

Dư nợ bình quân 3,419 3,796 4,071

Vòng quay vốn tín dụng

0.63 1.1 1.19

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN năm 2018-2020)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy vòng quay vốn tín dụng đối với phân khúc KHDN NVV tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2018 đạt 0.63 vòng, sang năm 2019 tăng lên mức 1.1 vòng, năm 2020 là 1.19 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn so với tốc độ tăng của dư nợ bình quân. Điều này bắt nguồn từ cơ cấu tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các trung dài hạn. Đồng thời cũng cho thấy khả năng thu hồi các món nợ tới hạn tốt hơn, tạo ra nguồn lợi nhuận cao hơn. Có thể thấy rằng việc đẩy mạnh vòng quay vốn tín dụng góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

* Nợ quá hạn đối với KHDNNVV:

Bảng 2.8. Cơ cấu nợ quá hạn KHDNNVV của Vietinbank Thái Bình Đơn vị tính: Tỷ đồng/%

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nhóm 1 3,824 99.52% 3,979 98.14% 3,901 97.13%

Nhóm 2 - - 46 1.13% - -

Nhóm 3 - - 29.6 0.73% 85.6 2.13%

Nhóm 4 - - - - -

Nhóm 5 18.6 0.48% - - 29.6 0.74%

TỔNG 3,842 100% 4,055 100% 4,016 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN năm 2018 - 2020)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ được tình hình nợ quá hạn tại

Vietibank CN Thái Bình trong 3 năm vừa qua. Năm 2018, nợ quá hạn ở mức 18.6 tỷ đồng, chiếm 0.48%. Tuy nhiên tỷ lệ này đã tăng cao vào năm 2019 và 2020 do hoạt động kinh doanh yếu kém, thêm vào đó dưới tác động của dịch bệnh khiến họat động kinh doanh gặp càng nhiều khó khăn hơn nữa.

* Nợ xấu từ hoạt động cho vay KHDNNVV

Bảng 2.9. Nợ xấu đối với KHDNNVV của Vietinbank Thái Bình

Đơn vị tính: Tỷ đồng/%

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ tín dụng 8,242 8,734 8,735

+ Nợ xấu 51.8 70 180

+ Tỷ lệ nợ xấu 0.63% 0.80% 2.06%

Dư nợ tín dụng KHDN 5,053 5,454 5,549

+ Nợ xấu 18.6 19.6 115.2

+ Tỷ lệ nợ xấu so dư nợ KHDN 0.40% 0.36% 2.08%

+ Tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ 0.20% 0.22% 1.32%

Dư nợ tín dụng DNNVV 3,842 4,055 4,016

+ Nợ xấu DNNVV 18.6 19.6 115.2

+ Tỷ lệ nợ xấu so dư nợ DNNVV 0.48% 0.48% 2.87%

+ Tỷ lệ nợ xấu so dư nợ KHDN 0.37% 0.36% 2.08%

+ Tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ 0.23% 0.22% 1.32%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN năm 2018 - 2020)

Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Thái Bình trong giai đoạn 2018 -2020 thấp hơn so với ngưỡng cho phép của NHNN (dưới 3%), tuy nhiên so với mặt bằng chung trong hệ thống Vietinbank nói chung ở mức khá cao.

Giá trị nợ xấu KHDN của chi nhánh đều là các khoản nợ xấu của DNNVV, cho thấy sự rủi ro khi cho vay loại hình doanh nghiệp này. Dù giá trị nợ quá hạn của

KHDN có giá trị khá lớn song chi nhánh vẫn cố gắng hết sức làm việc với khách hàng để thu hồi nợ và giảm thiểu tối đa giá trị nợ xấu của chi nhánh.

* Trích lập nợ dự phòng rủi ro cho vay KHDN NVV:

Hoạt động cho vay có rủi ro đặc thù cao nên bắt buộc phải trích dự phòng. Việc trích lập dự phòng phản ánh như một khoản chi phí trong giai đoạn trích lập và sử dụng quỹ dự phòng này khi có biến cố không thu được các khoản tín dụng đã cấp.

Việc trích lập DPRR cho vay DNNVV tại Chi nhánh thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước về trích DPRR hàng năm.

Biểu đồ 2.6: Dự phòng rủi ro cho vay KHDN NVV tại Vietinbank CN Thái Bình

Giá trị trích lập dự phòng chung tăng qua các năm do giá trị nợ vay DNNVV liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2018 có phát sinh nợ quá hạn, tuy nhiên, những khoản nợ này đều được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản, nên giá trị trích lập dự phòng cụ thể =0.

*Mức độ tập trung tín dụng

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dự phòng chung 28.68 30.41 45.26

Dự phòng cụ thể 0 0.67 15.3

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Dự phòng chung Dự phòng cụ thể

Biểu đồ 2.7. Dư nợ cho vay bình quân theo lĩnh vực kinh doanh của KHDN NVV tại Vietinbank Thái Bình

Chi nhánh tập trung cho vay đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp sản xuất chiếm tỷ trọng từ 68%-70% tổng giá trị cho vay KHDNNVV của chi nhánh bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động và các khoản vay trung dài hạn phục vụ dự án. Các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ chủ yếu là bệnh viện thuộc phân khúc Khách hàng nhiều tiền mặt, vay trung dài hạn để xây dựng/mở rộng cơ sở vật chất, do đó khoản vay thường ít có biến động, chiếm tỷ trọng khoảng 10% dư nợ. Còn lại là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Chi nhánh cũng chủ động cho vay đa dạng ngành nghề, chủ động tiếp cận các dự án mới, các ngành nghề mới mà Vietinbank định hướng phát triển.

Hiện nay, bất động sản đã tăng trưởng rất nóng và cần được kiểm soát chặt chẽ với các địa bàn đang sốt đất, các dự án tiềm ẩn mức độ rủi ro cao. Trong nhiều năm trở lại đây, Vietinbank Thái Bình không phát sinh khách hàng vay với các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán, hay dự án BOT giao thông.

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Sản xuất 2358 2601 2812

Thương mại 820 811 859

Dịch vụ 241 384 400

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Sản xuất Thương mại Dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh thái bình (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)