Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến các doanh nghiệp logistics

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp logistics trước cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 34 - 37)

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động của doanh nghiệp logistics trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0

1.3. Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến các doanh nghiệp logistics

1.3.1. Tác động tích cực của cuộc cách mạng 4.0 đến các doanh nghiệp logistics:

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với lan tỏa nhanh trên toàn cầu, các quốc gia phát triển hiện nay đã và đang áp dụng công nghệ 4.0 vào quá trình sản xuất và kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp logistics, công nghệ 4.0, đặc biệt là IoT sẽ giải quyết được nhiều bài toán ứng dụng trong các khâu thuộc quy trình logistics.

IoT (vạn vật kết nối) kết hợp với Big Data và Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo nên một chuỗi hệ thống xử lý thông minh.

IoT là hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ điện toán chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp. Hệ thống IoT cho phép vật được cảm nhận hoặc điều khiển từ xa thông qua hạ tầng mạng hiện hữu. Nhờ những công nghệ kể trên các thực thể thông minh ra đời, đó có thể là ngôi nhà thông minh, nhà máy thông minh… nhà kho thông minh.

Nhà kho thông minh phải là nhà kho với trang thiết bị IoT. Trong đó có các kệ xếp hàng IoT, hệ thống kiểm tra và giám sát IoT bao gồm các thiết bị thông gió, làm mát (lạnh)… đảm bảo yêu cầu bảo quản hàng hóa, giám sát an ninh, phòng chống cháy nổ,…Các máy móc thiết bị làm hàng cũng được tự động hóa và gắn kết với mạng.

IoT cũng mang lại giải pháp tốt hơn trong việc quản lý đội xe giao hàng bằng cách tối ưu hóa thời gian trống của xe hoặc đưa ra các dự báo bảo trì xe tự

35

động dựa trên các cập nhật từ cảm biến gắn trên xe. IoT đem tới một giải pháp giao hàng toàn diện cho người tiêu dùng thông qua năng lực giao hàng thông minh, ví dụ như trường hợp giao hàng tới tận cốp xe của khách hàng thông qua mã code mã hóa hoặc khóa thông minh của Amazon.

Amazon đã cài đặt thêm cảm biến và thiết bị dọc suốt trên hệ thống băng chuyền để các cảm biến tự động quét mã vạch của các kiện hàng, cho phép Amazon theo dõi vị trí của từng kiện hàng. Khi nhân viên của Amazon xếp các kiện hàng này lên các xe tải giao hàng, các máy quét trên khoang cửa sẽ cảnh báo nhân viên trong trường hợp kiện hàng bị xếp lên nhầm xe…

Song hành cùng IoT, những công nghệ ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới logistics còn bao gồm Big Data và AI bởi lượng dữ liệu khổng lồ phát sinh trong chuỗi cung ứng.

Big Data giúp tối ưu năng lực, nâng cao trải nghiệm người dùng, giảm thiểu rủi ro và tạo ra mô hình kinh doanh mới. Thêm nữa, dữ liệu lớn giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, chất lượng quá trình, hiệu suất để tăng tốc độ và minh bạch trong việc ra quyết định, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, mối tương quan giữa các luồng dữ liệu như thông tin giao hàng, thời tiết, giao thông có thể được tận dụng cho việc lên kế hoạch theo thời gian thực, tối ưu hóa các trình tự tải và dự đoán thời gian xe đến theo thời gian thực.

Bên cạnh đó công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp phát triển năng lực tự học, phục vụ việc phân tích và đưa ra những dự đoán trong ngành.

Rõ ràng là các IoT đóng vai trò then chốt trong các cơ sở thông minh này. Với các IoT này chúng ta sẽ xây dựng đươc một hệ thống logistics ảo trên mạng và qua đó có thể điều khiển, hay để tự hoạt động qua sự giám sát của con người.

1.3.2. Tác động tiêu cực của cách mạng công nghệ 4.0 đến các doanh nghiệp logistics

36

CMCN 4.0 tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ, lượng dữ liệu này sẽ là tài nguyên vô giá nếu khai thác tốt nó, ngược lại sẽ bị rối loạn hệ thống thông tin và không điều hành hiệu quả được hệ thống. Chính điều này sẽ biến IoT vừa là chìa khóa nhưng cũng chính là thách thức cần phải vượt qua của ngành logistics.

Một số doanh nghiệp logistics đang gặp một số vấn đề trong quá trình áp dụng công nghệ 4.0 vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Điển hình ở các nước đang phát triển và kém phát triển, công nghệ 4.0 đòi hỏi mức chi phí đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin lớn nên các doanh nghiệp ở các nước này chưa thể đầu tư đồng bộ, mà chỉ mới thay đổi một vài hệ thống nhỏ lẻ như hệ thống quản lý kho hàng (WMS), quản lý vận tải (TMS),… Trong khi, hệ thống hóa tự động cho kho hàng, trung tâm phân phối vẫn duy trì hệ thống cũ.

Ngoài ra, CMCN 4.0 cũng làm giảm cơ hội việc làm cho người lao động, hầu hết tất cả các khâu trong quy trình logistics đều dùng đến máy móc công nghệ, thay thế hoàn toàn cho con người, điều này làm tỉ lệ thất nghiệp trong các nước tăng cao nếu người lao động không có trình độ nghiệp vụ, kiến thức để điều khiển và sử dụng máy móc công nghệ hiện đại trong quá trình làm việc.

Điều này đồng nghĩa rằng CMCN 4.0 đòi hòi nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ cao. Ở các nước đang phát triển và kém phát triển, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, một phần do trong hệ thống nhà trường nhất là trường đào tạo về kỹ thuật còn áp dụng những công nghệ cũ kĩ trong công tác giảng dạy. Khi cuộc CMCN 4.0 ra đời thì các doanh nghiệp sẽ đòi hỏi người lao động cũng phải có một trình độ nhất định.

Như vậy, để áp dụng máy móc – kĩ thuật công nghệ cao vào quy trình hoạt động kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần có một mức chi phí đầu tư cao, một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao trong khi đó là vấn đề cấp bách hiện nay trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực trẻ khi các trường đào tạo đang thiếu thốn hệ thống máy móc hiện đại trong quá trình đào tạo.

37

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp logistics trước cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)