2.3. Phỏng vấn điều tra khả năng thích ứng của doanh nghiệp logistics với cách mạng công nghệ
2.3.3. Định hướng của các doanh nghiệp Logistic về việc áp dụng Công nghê 4.0 vào quy trình hoạt động. 52
53
Khi được đề cập về vấn đề: “Doanh nghiệp anh chị đã áp dụng công nghệ 4.0 vào quy trình hoạt động như thế nào? Và có định hướng gì trong việc sử dụng Công nghê số trong tương lai?”
Các doanh nghiệp được phỏng vấn nhìn chung đều khẳng định rằng “Phần mềm”
là “phần cứng”của Doanh nghiệp. Cách mạng Công nghệ 4.0 cũng đồng nghĩa là chuyển đổi Công Nghệ một cách mạnh mẽ hơn, đột phá hơn, khác biệt để đem lại hiệu quả và hiệu suất trong hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động của mình thì chi phí bỏ ra là rất lớn. Tuy nhiên, Công nghệ là không thể thiếu với doanh nghiệp, cuộc cách mạng 4.0 là tất yếu thì Logistisc 4.0 cũng là tất yếu.
Các doanh nghiệp được phỏng vấn với đầy đủ quy mô là: nhỏ, vừa và lớn để đảm bảo đầy đủ tính đại diện và đưa ra được kết luận có tính tổng quát và xác thực. Các doanh nghiêp cũng đã áp dụng những công nghệ hiện đại vào các hoạt động của mình đó là:
- Quản lý vận tải như hệ thống định vị GPS để cung cấp định tuyến cho người quản lý xa cũng như cung cấp cập nhật thông tin lô hàng cho khách hàng; Tạo các Sàn giao dịch vận tải giúp kết nối xe tải với người gửi hàng, kết nối những xe tải nhàn rỗi (Cung) và chủ hàng có hàng cần gửi (Cầu), giúp tận dụng nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí; Hệ thống định tuyến với phần mềm lập kế hoạch cho đường xe chạy, theo dõi số lượng hàng trên xe…
- Quản lý kho hàng, hệ thống tự động hóa đã được thiết lập ở nhiều kho hàng, bãi tự động hóa quy trình công việc bằng hệ thống quản lý kho (WMS). Hệ thống phần mềm này đã chứng tỏ giúp cho hoạt động của kho hàng hiệu quả hơn rất nhiều.
Nổi bật, đó là tạo các kênh tiếp cận thông tin dịch vụ đến gần hơn với mọi khách hàng. Chẳng hạn như: website, fanpage, twitter, các web vệ tinh… với các tính năng ưu việt dễ dàng sử dụng bằng smartphone, để từ đó tạo tính thuận tiện kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thêm nữa là tạo hệ thống câu hỏi lấy ý kiến khách hàng bằng ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống này rất quen thuộc với các doanh nghiệp logistics. Tạo các nhóm group hỗ trợ về kiến thức xuất nhập khẩu, Logistics trên mạng
54
xã hội do chính các doanh nghiệp Logistics làm Admin, những nhóm này tạo ra các cơ hội tiếp cận khách hàng cũng như cơ hội kinh doanh mới.
Áp dụng Công nghê thông tin,đặc biệt là sử dụng Dữ liệu lớn và AI để phân tích dữ liệu và phối hợp nguồn nhân lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh là giải pháp tối ưu. Lấy công nghệ làm yếu tố cốt lõi cho sự phát triển, cho nền tảng của một dịch vụ logistics hiện đại, tham gia vào hệ thống chuỗi cung ứng quốc tế, phát triển mạnh mẽ để trở thành một nhà cung cấp 4PLs có thương hiệu, có uy tín, kết nối với khách hàng, đảm bảo các giá trị cốt lõi, vươn tới tầm nhìn và các chiến lược mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Các doanh nghiệp đã chia sẻ rằng phần mềm là công cụ phải liên tục cải tiến. Tuy nhiên để cải tiến,thay đổi các công nghệ hiện đại thì còn phải phụ thuộc vào năng lực và nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhấn mạnh: “ Trước tiên cần thay đổi tư duy sáng tạo của lãnh đạo, khả năng thay đổi, thích ứng của nhân công thì thực sự mới có thể áp dụng công nghệ số một cách phù hợp và có ý nghĩa” . Hầu hết các doanh nghiệp đều sẵn sàng thay đổi để thích ứng với Cách mạng công nghệ 4.0 trong khả năng của mình. Các doanh nghiệp luôn cố gắng từng ngày, từng giờ để mình không bị
“lạc hậu” và trì trệ, để bị bỏ lại phía sau các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Qua cuộc phỏng vấn với các doanh nghiệp, có thể thấy rằng: Trong tương lai,cuộc chạy đua công nghệ là điều doanh nghiệp nào cũng có thể nhìn ra,và cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho doanh nghiệp mình những nền tảng cơ bản, nền móng nhất để dễ dàng cải tiến và theo kịp xu thế của thời đại công nghệ, nếu bị bỏ lại phía sau thì doanh nghiệp sẽ dần tự đào thải chính mình. Đối với các doanh nghiệp Logistics Việt Nam thì công nghệ số không còn xa lạ và mới mẻ, nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế trong việc áp dụng và thích ứng với công nghệ. Như đã trích dẫn ở trên, tỷ lệ ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong ngành logistics đã gia tăng đáng kể từ 15-20%
lên 40-50% và đây là một dấu hiệu tốt. Trong tương lai, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam sẽ cố gắng để có những bước đi mới,cải tiến hơn và đột phá hơn để trở thành doanh nghiệp Logistics 4.0 hay Smart Logistics.
55