2.4.1. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế để đáp ứng được các yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0
Theo thống kê,hiện nay ở nước ta có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, với quy mô về vốn trong khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Trừ các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, phần lớn các doanh nghiệp Logistics có quy mô vừa và nhỏ, vốn điều lệ bình quân hiện nay (đầu tháng 5 năm 2019) trong khoảng 4-6 tỷ đồng và nguồn nhân lực đào tạo bài bản chuyên ngành logistics còn rất thấp chỉ khoảng từ (5-7%). Tuy nhiên để tiếp cận công nghệ số thì cần chi phí rất lớn, điều này là một trong những thách thức lớn cản trở các doanh nghiệp Logistis Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Các Doanh nghiệp logistics ở Việt Nam mới chỉ cung cấp một số dịch vụ như:
dịch vụ kho bãi, vận tải, giao nhận hàng hóa, bốc xếp, dịch vụ phân loại, đóng gói, lưu kho,… Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ và thiếu tính kết nối, nguồn nhân lực không được đào tạo một cách bài bản và chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ, thiếu chuyên nghiệp, tư duy quản trị vẫn còn yếu... Điều này cũng sẽ là cản trở rất lớn khi tiếp cận Công nghệ số, bởi một điều hiển nhiên là muốn đáp ứng được các yêu cầu của cuộc cách mạng thì phải nâng cao được tư duy của Lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ của lao động trong doanh nghiệp. Thêm vào đó chi phí logistics còn rất cao chiếm tỉ lệ 20-25% so với GDP của Việt Nam (trong khi của Trung Quốc chỉ khoảng 17,8% và Singapore là 9% tính đến năm 2011), cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn tồn tại nhiều thiếu sót và yếu kém… Sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ, đồng bộ và tin tưởng lẫn nhau. Đây cũng là một trong những lý do làm cho dịch vụ logistics của chúng ta kém phát triển so với yêu cầu và khó khăn trong việc tiếp cận được các công nghệ hiện tại và tận dụng chúng một cách hiệu quả vào hoạt động của doanh nghiệp.
56
2.4.2. Logistics Việt Nam đang trên đà phát triển và dần hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của cuộc Cách mạng 4.0
Trên thực tế tại Việt Nam đã có một số cái tên đã bắt đầu tham giao vào lĩnh vực logistics áp dụng nền tảng công nghệ 4.0. Thông qua cuộc thi gọi vốn nổi tiếng Shark Tank Việt Nam đã nối tiếp góp phần vào sự phát triển logistics nước nhà. Với số vốn gọi được qua các cuộc thi chính là nền tảng tốt để giải quyết vấn đề chi phí giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với Công nghệ số, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.
Có thể kể đến một trong những ví dụ điển hình như:
Abivin: Cái tên phải kể đến trong lĩnh vực logistics gọi vốn thành công đó là Abivin. Xuất hiện trong Shark Tank Việt Nam mùa 2 và gọi được 200.000 USD từ Shark Dzung Nguyễn, startup Abivin đã thuyết phục các Shark với thuật toán giải bài toán định tuyến logistics "trên thế giới ít công ty giải được". Qua đó đã cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục có những cách thức để giải quyết được bài toán về vốn đầu tư.
Điều đáng nói là thời gian qua, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải.. hoạt động giao nhận vận tải, logistics của nước ta đã có những bước phát triển cả về chất và lượng, bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ, được Ngân hàng thế giới –World Bank đánh giá đứng thứ 53 trong tổng số 155 nước nghiên cứu và đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN (năm 2012) qua chỉ số hoạt động (LPI). Tốc độ phát triển của dịch vụ logistics đạt từ 16- 20%/năm.Tất cả sự cải thiện cả về chất và lượng trên của các doanh nghiệp Logistics là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ các doanh nghiệp đang dần hoàn thiện mình để ngày càng lớn mạnh, đó là điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đáp ứng được các yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Theo một khảo sát trong “nội bộ hội viên” mới đây (năm 2012) của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam cho thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp hội viên hiện nay đã có vốn điều lệ bình quân cao hơn từ 5 đến 6 lần so với các thời kỳ trước đó, số nhân viên bình quân cũng có sự tăng lên. Cũng theo khảo sát này, tỉ lệ
57
nhân viên qua đào tạo lên đến con số 72% và khi các trang thiết bị, phương tiện vận tải, kho bãi chỉ ở mức 30-40% thì các doanh nghiệp đã thuê ngoài để phục vụ khách hàng tốt hơn. Về đầu tư công nghệ thông tin thì hầu hết đã sử dụng máy tính, e-mail, fax và có trang web riêng; một số doanh nghiệp (chiếm 72%) có sử dụng phần mềm chuyên dụng trong quản lý và một số ít (9%) đã sử dụng trao đổi dữ liệu EDI- Electronic data interchange (cách thức trao đổi dữ liệu điện tử), sử dụng công nghệ mã vạch và RFID-Radio Frequency Identification - Nhận dang qua tần số vô tuyến. Qua khảo sát trên có thể thấy rằng, năng lực và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, một số doanh nghiệp trong nước đã tiến hành đầu tư chiều sâu, tiến hành các dịch vụ logistics trọn gói 3PL (integrated logistics), tham gia hầu hết các công đọan logistics trong chuỗi cung ứng, từ đó thiết lập được uy tín với các đối tác, khách hàng cả trong và ngoài nước. Đây là tiền đề và nền tảng để các doanh nghiệp Logistics Việt Nam thuận tiện trong việc tiến gần hơn với Công nghệ số và dễ dàng hơn trong việc đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
58