CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển và công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tại sở giao dịch ngân hàng tmcp hằng hải 44 nguyễn du (Trang 31 - 37)

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP HẰNG HẢI 44 NGUYỄN

III. CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN

Phần lớn lượng vốn cho vay của Sở giao dịch là để thực hiện các dự án đầu

SV: Phạm Thị Hiền 28

Chuyên đề thực tập cuối khóa

tư (khoảng 70%). Mặt khác các dự án đầu tư lại rất dễ gặp phải những rủi ro. Chính vì vậy, để đảm bảo khả năng trả nợ của dự án, Sở đặc biệt quan tâm đến công tác đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án vay vốn

1. Các loại rủi ro, phương pháp khắc phục

Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện pháp này có thể do Chủ đầu tư phải thực hiện - đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của Chủ đầu tư; hoặc do Ngân hàng phối hợp với Chủ đầu tư cùng thực hiện - đối với những vấn đề mà Ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu, can thiệp. Tuỳ theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà Cán bộ quản lý rủi ro cần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó chi nhánh có thể xem xét khả năng tham gia cho vay để đầu tư dự án. Sau đây là một số biện pháp đươc áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho từng loại rủi ro tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Hằng Hải

2. Đối với rủi ro về cơ chế chính sách:

Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án.

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và qui định hiện hành có liên quan tới dự án.

- Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng qui định về vấn đề này (bất khả kháng do Chính phủ, ...).

- Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án.

- Hỗ trợ/bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

- ...

Chuyên đề thực tập cuối khóa

3. Rủi ro xây dựng, hoàn tất:

Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện.

Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:

- Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm.

Việc lựa chọn này càng chặt chẽ, minh bạch, và khách quan sẽ góp phần giảm thiểu những rủi ro loại này.

- Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình.

- Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng.

- Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán.

- Qui định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng.

- Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên.

4. Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán:

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận.

- Dự kiến Cung - Cầu thận trọng (không nên có những dự báo quá lạc quan).

- Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu).

- Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất...

- Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính (nếu có).

- Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có).

SV: Phạm Thị Hiền 30

Chuyên đề thực tập cuối khóa

- Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra.

- Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh (nếu có).

5. Rủi ro về cung cấp:

Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ.

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Trong quá trình xem xét dự án, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rophải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án.

- Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư.

- Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.

- Những hợp đồng/thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng.

- Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín.

6. Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì:

Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu.

Loại rủi ro này, Chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau:

- Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.

- Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm.

- Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng.

- Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh.

Chuyên đề thực tập cuối khóa

- Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

7. Rủi ro về môi trường và xã hội:

Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh.

Loại rủi ro này, Chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau:

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

- Nên có sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án.

- Tuân thủ các qui định về môi trường.

8. Rủi ro kinh tế vĩ mô:

Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất, v.v ...

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản.

- Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm.

- Bảo vệ trong các hợp đồng (ví dụ: chỉ số hoá, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng).

- Đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu được).

9. Rủi ro tỷ giá:

Sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra sẽ gây ra những rủi ro về tỷ giá cho dự án. Đối với các nước đang phát triển, đồng nội tệ ít có khả năng chuyển đổi trên thị trường thế giới, do đó các giao dịch thương mại quốc tế (mua sắm thiết bị, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào,…) hầu như được thực hiện thông qua các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, hoặc sử dụng đồng tiền của bên bán làm đồng tiền thanh toán. Như vậy, nếu không thực hiện các biện pháp bảo hiểm tỷ giá, sẽ có nguy cơ rủi ro về tỷ giá trong quá trình thực hiện dự án. Để hạn chế

SV: Phạm Thị Hiền 32

Chuyên đề thực tập cuối khóa

những rủi ro này cần thực hiện biện pháp bảo hiểm như: mua ngoại tệ kỳ hạn, hoặc sử dụng các công cụ phái sinh cần thiết khác

10. Các loại rủi ro khác

Có thể xảy ra đối với dự án và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu.

Như vậy, những yếu tố không chắc chắn, yếu tố rủi ro cần được nhận định, phân tích và định hướng ngay từ các nội dung phân tích dự án, định lượng để trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nội dung đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đặc biệt là kết quả phân tích/khảo sát độ nhạy với các yếu tố được đánh giá là không chắc chắn/ rủi ro sẽ là cơ sở để cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro đưa ra hình thức/biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như các điều kiện tín dụng khác trong trường hợp chấp thuận tham gia tài trợ vốn cho dự án

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển và công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tại sở giao dịch ngân hàng tmcp hằng hải 44 nguyễn du (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)