Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang
2.2.1. Chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp
Bộ GD – ĐT đã ban hành quy định chương trình, nội dung GDHN trong nhà trường THPT đối với khối lớp 10 có 9 chủ đề với 3 tiết/tháng; lớp 11 và 12 có 8 chủ đề với 3 tiết/ tháng và ở 2 lớp này còn một chủ đề để tham quan vào tháng 4-5 với thời gian 6 tiết. Tuy nhiên, các trường THPT tỉnh Kiên Giang đã không chủ động thực hiện đúng chương trình đã ban hành. Cụ thể như sau:
- Hàng tháng đại đa số các trường THPT không thực hiện đúng số tiết theo quy định.
- Qua khảo sát 116 giáo viên các trường THPT tỉnh Kiên Giang, thì các trường chủ yếu tổ chức vài hoạt động GDHN cho HS như sau:
+ Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước có 40 câu trả lời, chiếm tỷ lệ 34,48%;
+ Thông tin về triển vọng của một số nghề có 37 câu trả lời, chiếm tỷ lệ 31,90 %;
+ Thông tin về một số trường đại học, cao đẳng có 116 câu trả lời, chiếm tỷ lệ 100%;
+ Các thông tin khác nhau như: Thông tin về ngành nghề địa phương;
thông tin về ngành nghề trong xã hội; thông tin về thị trường lao động; thông tin về yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương; ý nghĩa của việc chọn nghề; những kiến thức cần thiết về các nghề chủ yếu và những kiến thức cần thiết về các yêu cầu của nghề đối với người lao động hầu như không được các trường quan tâm đúng mức và nếu có quan tâm thì chiếm tỷ lệ không đáng kể so với các hoạt động nêu trên.
Với cách thực hiện nội dung sơ lược nêu trên thì một điều chắc chắn rằng là HS không thể có đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng và nhận thức để đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương và của cả nước. Trong khi đó, GDHN còn rất nhiều nội dung quan trọng khác trong chương trình chưa được nhà trường tở chức thực hiện.
2.2.2. Phương pháp giáo dục hướng nghiệp
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Khi hướng nghiệp cho HS, tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chủ yếu sử dung phương pháp thuyết trình là chính, mà ít sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp khác nhau trong GDHN cho HS.
Chính vì điều đó, làm hạn chế tinh thần say mê và tự học tập của HS kể cả hai trường THPT có nhiều thành tích của Kiên Giang như: trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt và trường THPT Nguyễn Trung Trực. Hai trường này dù đạt được rất nhiều tiêu chí theo yêu cầu trong việc giảng dạy và đạt những thành tích cao trong giáo dục như đạt tỷ lệ tốt nghiệp đứng đầu của tỉnh, tỷ lệ HS đỗ vào các trường đại học cao đẳng rất cao, nhưng trong GDHN vẫn chưa áp dụng phương pháp nêu tình huống cũng như cho HS tranh luận, thảo luận để HS tìm cách giải quyết, mà chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình là chính. Thật vậy, qua khảo sát điều tra 24 cán bộ quản lý và 116 giáo viên các trường THPT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang về việc sử dụng các phương pháp trong GDHN cho HS chúng tôi có được các số liệu.
T
T Phương pháp
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa sử dụng
TS TL
(%) TS TL
(%) TS TL
(%)
1 Thuyết trình 102 72.86 38 27.14 00 0.00
2 Nêu yêu cầu để HS thực hiện 11 7.86 46 32.86 83 59.29
3 Cho HS tranh luận, thảo luận 11 7.86 62 44.29 67 47.86
4 Tạo tình huồng để HS giải quyết 11 7.86 58 41.43 71 50.71
5 Phát huy vai trò tự quản của tập
thể HS 24 17.14 48 34.29 68 48.57
6 Nêu gương những người thành
đạt 19 13.57 71 50.71 50 35.71
7 Nhắc nhở, động viên HS 68 48.57 30 21.43 42 30.00
8 phát động thi đua học tập tốt, lao
động tốt 80 57.14 35 25.00 25 17.86
9 Khen thưởng 0 0.00 10 7.14 130 92.86
10 Phê phán hành vi coi thường
công tác GDHN 9 6.43 12 8.57 119 85.00
11 Kỷ luật 0 0.00 52 37.14 88 62.86
Bảng 2.1. Kết quả điều tra 24 cán bộ quản lý và 116 giáo viên về việc sử dụng các phương pháp trong GDHN cho HS tại các trường THPT tỉnh Kiên Giang.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Qua bảng số liệu ở trên nhận thấy rằng:
- Phương pháp thuyết trình làm hạn chế tính sáng tạo chủ động của cả người dạy lẫn người học, nhưng hầu như các trường đã và đang áp dụng thường xuyên vì có đến 102 ý kiến, chiếm tỷ lệ 72,86%.
- Các phương pháp khác rất ít hoặc không sử dụng thường xuyên.
2.2.3. Hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp
Như đã nêu trên chương trình GDHN không được các trường thực hiện nghiêm túc và nội dung GDHN các trường còn quá sơ sài cho nên kéo theo hình thức tổ chức GDHN cho HS sẽ đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn HS (xem bảng 2.2)
Bảng 2.2. Kết quả điều tra số lượng HS tham gia các hoạt động GDHN tại các trường THPT tỉnh Kiên Giang (điều tra 400 HS THPT).
TT Hoạt động Tổng
số
Tỷ lệ (%) 1 Dự các buổi tư vấn, hướng dẫn chọn nghề do cán bộ trong
trường thực hiện 320 80.00
2 Hướng dẫn làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN 400 100.0 3 Được cán bộ hướng nghiệp ngoài trường tư vấn chọn nghề
tại trường 218 54.50
4
Được nghe cán bộ hướng nghiệp ngoài trường trình bày phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và sự chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương và của tỉnh nhà
000 00.00
5 Học nghề phổ thông 400 100.0
6 Tham quan trường đại học, cao đẳng, dạy nghề 164 41.00 7 Tham quan một số cơ sở sản xuất kinh doanh 000 00.00 8 Tham gia các buổi lao động tại trường và ở địa phương 321 80.25 9 Giao lưu với các điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi 000 00.00 Qua khảo sát điều tra 400 HS các trường THPT với số liệu ở bảng 2.2 ở trên ta thấy: Nhà trường chủ yếu tập trung vào việc dạy nghề phổ thông cho HS với mục đích là cộng them điểm vào điểm thi tốt nghiệp cốt sao trường đạt tỷ lệ cao trong kỳ thi tốt nghiệp (400 HS, chiếm tỷ lệ 100%). Bên cạnh đó, nhà trường
Chuyên đề thực tập cuối khóa
chỉ tập trung vào việc hướng dẫn HS làm hồ sơ dự thi vào ĐH, CĐ và chủ yếu hướng các em làm hồ sơ dự thi vào ĐH, CĐ (400 HS, chiếm tỷ lệ 100%), còn các hoạt động khác nhà trường không quan tâm lắm. Điều này có thể nói hoạt động GDHN của các trường THPT chưa được quan tâm đúng mức kể cả giáo viên và ban giám hiệu nhà trường và chính vì thế mà hoạt động GDHN chưa thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy để HS định hướng nghề nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp. Do đó, HS trong việc định hướng nghề nghiệp phải tự mình tìm hiểu, tự tìm hướng đi cho mình cho nên có không ít trường hợp HS bị lệch hướng trong việc chọn nghề nghiệp sau khi ra trường.