Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang
Trong nhiều nguyên nhân như khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại yếu kém trong công tác GDHN các trường THPT tỉnh Kiên Giang, có thể thấy rõ nhất là nguyên nhân của việc QLGDHN các trường THPT tỉnh Kiên Giang có nhiều bất cập.
2.4.1. Đội ngũ giáo viên phụ trách giáo dục hướng nghiệp
Ngành GD-ĐT tỉnh Kiên Giang đang từng bước phát triển một cách bền vững, nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn như: cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên,… Do đó, đội ngũ giáo viên làm công tác GDHN hoàn toàn không có, mà chủ yếu công tác này giao cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, bí thư chi đoàn, văn phòng hoặc ban giám hiệu đảm nhiệm. Tuy nhiên, do kiêm nhiệm nên đội ngũ này không có kiến thức chuyên sâu về GDHN, không được qua đào tạo cũng như bồi dưỡng về công tác GDHN cho nên khi làm công tác GDHN chỉ mang tính kinh nghiệm, hình thức và thủ tục cho nên không có hiệu quả là điều tất yếu.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
2.4.2. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp
Để thấy được thực trạng này, chúng tôi đã khảo sát điều tra 24 cán bộ quản lý và 116 giáo viên. Kết quả khảo sát thu được như sau (bảng 2.5 và 2.6)
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về GDHN và QLGDHN.
TT Mức độ quan tâm Tổng số Tỷ lệ (%)
1 Rất quan trọng 49 35.00
2 Quan trọng 69 49.29
3 Ít quan trọng 22 15.71
4 Không quan trọng 00 00,00
5 Không có ý kiến 00 00,00
Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL và GV về GDHN và QLGDHN.
TT Nhận thức Tổng số Tỷ lệ (%)
1 Nhận thức đầy đủ 14 10.00
2 Nhận thức ở mức độ vừa phải 44 31.43
3 Nhận thức không đầy đủ 76 54.29
4 Không quan tâm 06 04.29
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5 và bảng 2.6 nêu trên cho thấy rằng đội ngủ cán bộ, giáo viên các trường THPT tỉnh Kiên Giang có nhận thức chưa đầy đủ về công tác giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp cho HS. Nhưng thực tế cho thấy, quản lý giáo dục hướng nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng chọn nghề phù hợp cho HS. Với nhận thức cán bộ, giáo viên các trường THPT tỉnh Kiên Giang về giáo dục hướng nghiệp và quản lý Giáo dục hướng nghiệp, qua số liệu trên thì chắc chắn HS sẽ bị lệch hướng trong chọn nghề sau khi tốt nghiệp là điều không tránh khỏi và do đó sẽ dẫn đến việc làm lãng phí tiền của cũng như thời gian để đào tạo lại vì việc chọn nghề của HS sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nguồn nhân lực cho sự chuyển KT-XH của địa phương và cả nước.
2.4.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Tất cả các trường THPT tỉnh Kiên Giang hầu như không có điều kiện đầu tư xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị dành riêng cho GDHN, mà chủ yếu là tận dụng CSVC và thiết bị của môn học khác phục vụ cho hoạt động GDHN. Ngoài ra, hầu như trường nào cũng thiếu thốn về tài liệu GDHN hoặc tài liệu lạc hậu và tài liệu không kịp cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế. Chính vì lý do đó, hầu như tất cả các trường THPT tỉnh Kiên Giang hiện nay gặp rất nhiều khó khăn cũng như nhiều hạn chế trong công tác GDHN. (xem bảng 2.7)
Bảng 2.7. Kết quả nhận định của cán bộ, giáo viên (gồm 24 cán bộ quản lý và 116 giáo viên) về phương tiện, trang thiết bị và tài liệu phục vụ cho công tác GDHN trong các trường THPT tỉnh Kiên Giang.
TT Ý kiến Tổng số Tỷ lệ (%)
1 Rất phù hợp 00 00,00
2 Phù hợp 00 00,00
3 Tương đối phù hợp 32 22.86
4 Không phù hợp 72 51.43
5 Không có ý kiến 36 25.71
Qua bảng số liệu trên nhận thấy rằng số CBQL và giáo viên cho rằng phương tiện, trang thiết bị và tài liệu GDHN “không phù hợp” gấp 2 lần số cho rằng “tương đối phù hợp”, còn nhận định “rất phù hợp” và “phù hợp” của phương tiện, trang thiết bị và tài liệu GDHN thì không có ý kiến nào cả.
Điều này cho thấy rằng phương tiện, trang thiết bị và tài liệu GDHN ở các trường THPT trong tỉnh hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của HS.
2.4.4. Kế hoạch hóa trong quản lý giáo dục hướng nghiệp
Khi khảo sát điều tra thông qua 24 cán bộ quản lý và 116 giáo viên các trường THPT tỉnh Kiên Giang thì hầu như các trường ít quan tâm đến việc lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp và điều đó cho thấy qua số liệu là chỉ có 47 cán bộ
Chuyên đề thực tập cuối khóa
quản lý và giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho cả năm học, chiếm tỉ lệ 33,57%, còn lại chỉ tập chung vào các đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng (có 104 cán bộ quản lý và giáo viên lựa chọn, chiếm tỷ lệ 74,29%). Các loại hình khác cho giáo dục hướng nghiệp như: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp và một số kế hoạch khác nhằm tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp hầu như không được các trường quan tâm cũng như xây dựng. (xem bảng 2.8)
Bảng 2.8. Kết quả số liệu thống kê các trường THPT tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch GDHN cho HS THPT.
TT Loại kế hoạch
Có Không
Tổng số
TL (%)
Tổng số
TL (%)
1 Cho từng năm 00 00,00 140 100,0
2 Cho từng học kỳ 00 00,00 140 100,0
3 Cho cả năm học 47 33,57 93 66,43
4 Cho các đợt tuyển sinh ĐH, CĐ 104 74,29 36 25,71
5 Kế hoạch khác 00 00,00 140 100,0
Trong quản lý, việc lập kế hoạch ngắn hạn trung hạn và dài hạn để căn cứ vào đó hoạt động là rất cần thiết và rất quan trọng. Không riêng gì việc lập kế hoạch cho giáo dục hướng nghiệp, nếu trong quản lý mà không thực hiện tốt việc lập kế hoạch và cụ thể hóa thành chương trình hành động thì trong quá trình thực hiện sẽ lúng túng và gặp rất nhiều khó khan như: cách làm sẽ không đi đúng hướng vì phải mày mò làm và điều này không tránh khỏi việc vừa làm vừa khắc phục nên gặp sự cố thì rất khó khắc phục, dễ dẫn đến thất bại.
2.4.5. Tổ chức triển khai thực hiện giáo dục hướng nghiệp
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Qua khảo sát điều tra 24 cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Kiên Giang về đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp cho HS, kết quả nhận được như sau:
- Chuyên trách về công tác GDHN: không có cán bộ, giáo viên chuyên trách, chiếm tỷ lệ 0,0%.
- Kiêm nhiệm về công tác GDHN: có 24 câu trả lời là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm, chiếm tỷ lệ 100,0%.
Chính vì các trường không có đội ngũ chuyên trách làm công tác giáo dục hướng nghiệp như đã nêu trên cho nên việc triển khai kế hoạch giáo dục hướng nghiệp của các trường THPT tỉnh Kiên Giang không được kịp thời và chủ yếu bằng các văn bản chỉ đạo. Cụ thể, qua khảo sát điều tra các cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Kiên Giang, kết quả trả lời như sau:
* Kế hoạch GDHN cho HS được triển khai: (khảo sát 24 cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Kiên Giang)
- Kịp thời đầy đủ chính xác đúng đối tượng: có 4 câu trả lời, chiếm tỷ lệ 16,67%.
- Không kịp thời: có 20 câu trả lời, chiếm tỷ lệ 83,33%.
* kế hoạch GDHN cho HS được triển khai với hình thức: (khảo sát 24 cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Kiên Giang)
- Bằng văn bản: có 12 câu trả lời chiếm tỷ lệ 50,00%
- Tập trung HS nghe phổ biến: có 8 câu trả lời, chiếm tỷ lệ 33,33%
- Kết hợp cả 2 hình thức trên: có 4 câu trả lời, chiếm tỷ lệ 16,67%
Lực lượng làm công tác Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường của các trường THPT tỉnh Kiên Giang chủ yếu là CBQL kiêm nhiệm Giáo dục hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, cán bộ phụ trách hành chính và lực lượng cán bộ công đoàn, còn các lưc lượng khác như giáo viên bộ môn, các lực lượng khác ngoài nhà trường làm công tác tư vấn nghề nghiệp hầu như không có tham gia Giáo dục hướng nghiệp cho HS. ( xem bảng 2.9 được khảo sát từ 24 cán bộ quản lý và 116 giáo viên các trường THPT tỉnh Kiên Giang)
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 2.9 Thống kê tỷ lệ các trường THPT tỉnh Kiên Giang bố trí lực lượng tham gia GDHN cho HS.
TT Lực lượng Tổng số Tỷ lệ (%)
1 Giáo viên chủ nhiệm 62 44.29
2 Giáo viên bộ môn 09 06.43
3 Cán bộ quản lý GDHN 26 18.57
4 Cán bộ đoàn TNCS HCM 24 17.14
5 Cán bộ công đoàn 08 05.71
6 Cán bộ phụ trách hành chính 11 07.86
7 Lực lượng khác 00 00,00
Để thấy rõ hơn việc bố trí các lực lượng khác tham gia GDHN cho HS, chúng tôi khảo sát điều tra 24 CBQL và 116 giáo viên về vấn đề này và kết quả nhân được “lực lượng tham gia GDHN cho HS” chủ yếu là cán bộ tư vấn của các trường đại học, cao đẳng đến trường để làm công tác tuyển sinh trong mùa tuyển sinh cao đẳng đại học hàng năm. Công tác này chỉ tập trung vào việc giới thiệu cũng như giải đáp, hướng dẫn làm hồ sơ dự thi về những ngành mà trường mình tuyển sinh trong năm học tới. những dịp này có trường tiếp nhiều trường đại học cao đẳng đến tư vấn và mỗi trường đều cố gắng đưa ra các ngành trường mình tuyển sinh mà ít quan tâm tới các ngành đó có đáp ứng nhu cầu của địa phương cũng như của cả nước hay không. Mặt khác, các nhà tư vấn này cũng không quan tâm đến năng lực học tập của HS có phù hợp với ngành nghề hay không. Chính những yếu tố đó đã làm cho HS ít nhiều phân vân trong lựa chọn ngành nghề vì thấy trường nào cũng đưa ra ngành nghề nghe rất hấp dẫn và từ đó HS chỉ lựa chọn những ngành nghề mang tính cảm tính nên dẫn đến chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân và nhu cầu XH là điều tất yếu. (xem bảng 2.10)
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 2.10. Thống kê số liệu các lưc lượng bên ngoài tham gia GDHN cho HS các trường THPT tỉnh Kiên Giang.
TT Lực lượng Tổng số Tỷ lệ (%)
1 Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở địa phương 00 00,00
2 Các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp 00 00,00
3 Tư vấn của các trường Đại học 140 100,0
4 Tư vấn của các trường Cao đẳng 94 67.14
5 Tư vấn của các trường TCCN 46 32.86
6 Tư vấn của các trường Nghề 01 00.71
7 Lực lượng khác 00 00,00
Đối với việc thực hiện phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài trong công tác GDHN cho HS, chúng tôi khảo sát 24 cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Kiên Giang và nhận được: 100% ý kiến cho rằng không có quy chế phối hợp với các lực lượng bên ngoài trong công tác GDHN cho HS.
Tóm lại, việc tổ chức triển khai thực hiện GDHN ở các trường THPT tỉnh Kiên Giang tựu trung là tồn tại những yếu kém sau:
- Không có biên chế hoặc phân công cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm về công tác GDHN cho HS.
- Chưa có quy chế cũng như kế hoạch phối hợp với các lưc lượng bên ngoài làm công tác GDHN cho HS mà chủ yếu giao cho môt bộ phận trong nhà trường đảm nhiệm thực hiện một vài hoạt động mang tính hình thức về GDHN cho HS.
- Chỉ tập trung vào việc tư vấn tuyển sinh đại học, cao đẳng mà ít quan tâm đến việc học nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH của địa phương.
- Ít quan tâm đến những ngành nghề mà XH nói chung và của địa phương đang cần.
- Chưa phối hợp được với các cơ sở sản xuất kinh doanh của địa phương trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Lực lượng tham gia GDHN cho HS không đảm bảo thành phần cũng như số lượng và chất lượng.
2.4.6. Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp
Việc nhận thức của cán bộ giáo viên chưa đúng về tầm quan trọng của QLGDHN, kế hoạch hóa trong QLGDHN còn nhiều bất cập và việc tổ chức triển khai thực hiện GDHN cho HS trong các trường THPT tỉnh Kiên Giang còn nhiều yếu kém cho nên công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác GDHN cho HS các trường THPT sẽ tồn tại nhiều bất cập và yếu kém là điều không tránh khỏi.
* Chỉ đạo các con đường HN
Hiện nay, các trường THPT tỉnh Kiên Giang chỉ tập trung vào việc giảng dạy các môn văn hóa nhằm để nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ HS đậu vào các trường đại học, cao đẳng cho nên hầu như các trường ít quan tâm đến công tác GDHN và chính vì thế mà các trường không thực hiện một cách đồng bộ các con đường GDHN cho HS, mà chủ yếu các trường chỉ tập trung vào các hoạt động dễ dàng nhận thấy như sau:
- Phân công cán bộ, giáo viên còn thiếu giờ giảng dạy một số tiết GDHN cốt sao để cán bộ, giáo viên đó đủ số tiết quy định mà không quan tâm đến chất lượng GDHN cho HS qua các tiết học đó. Nếu cán bộ giáo viên đủ số tiết theo quy định thì công việc này còn do ban giám hiệu nhà trường phụ trách giảng dạy hoặc giao cho giáo viên bộ môn kỹ thuật phụ trách giảng dạy.
- Tổ chức các buổi lao động tại trường và tại địa phương mang tính phong trào là chính.
- Tổ chức dạy nghề phổ thông chủ yếu là dạy nghề tin học, điện dân dụng, nấu ăn…cho HS. Mục đích chính của dạy nghề phổ thông này của các trường là giúp cho HS được cộng thêm điểm trong kỳ thi tốt nghiệp, chứ không quan tâm nghề phổ thông đó có giúp ích gì cho HS không.
- Tập trung HS trong những đợt chuẩn bị làm hồ sơ dự thi đại học, cao đẳng để tư vấn hướng dẫn chọn ngành nghề, khối thi, trường thi. Công tác này
Chuyên đề thực tập cuối khóa
chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm với cán bộ tư vấn của các trường cao đẳng, đại học thực hiện. Việc làm này ít quan tâm đến nhu cầu ngành nghề mà xã hội cũng như địa phương rất cần, mà chủ yếu là hướng dẫn HS làm đúng hồ sơ tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và kéo theo hiện tượng là trường nào tư vấn khéo và tốt thì HS đăng ký vào trường đó nhiều, chứ HS ít quan tâm đến năng lực bản thân và nhu cầu XH đối với ngành nghề đó.
- Phân công giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn HS làm hồ sơ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Với những hoạt động trên đây thì chắc chắn công tác GDHN cho HS không thể đảm bảo được yêu cầu, mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho HS trong trường THPT chứ nói gì đáp ứng được nhu cầu hướng nghiệp cho HS trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Để thấy những vấn đề trên, chúng tôi khảo sát 24 cán bộ quản lý và 116 giáo viên, kết quả nhận được như sau: (xem bảng 2.11)
Bảng 2.11. Thống kê kết quả điều tra CBQL, giáo viên trong việc tổ chức hoạt động GDHN cho HS tại các trường THPT tỉnh Kiên Giang.
TT Lực lượng Tổng
số
Tỷ lệ (%) 1 Hướng dẫn làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ 140 100,0 2 Tư vấn, hướng dẫn chọn nghề trong những dịp chuẩn
bị cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 140 100,0
3 Tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh 000 00,00 4 Tham quan các trường dạy nghề, Trung cấp, CĐ, ĐH 022 15.71 5 Tổ chức các buổi lao động tại trường và tại địa phương 140 100,0 6 Giao lưu với các điển hình về sản xuất kinh doanh 000 00,00
7 Dạy nghề phổ thông 140 100,0
8 Mời cán bộ hướng nghiệp về tư vấn hướng nghiệp 000 00,00 9 Mời cán bộ hướng nghiệp về trình bày phương hướng
phát triển KT-XH và sự chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương và của tỉnh
000 00,00
Chuyên đề thực tập cuối khóa
* Chỉ đạo đổi mới phương pháp GDHN
Vì cán bộ, giáo viên các trường THPT tỉnh Kiên Giang nhận thức chưa đầy đủ về giáo dục hướng nghiệp và QLGDHN cũng như chưa quan tâm đến việc kế hoạch hóa trong QLGDHN và còn nhiều bất cập, yếu kém trong việc tổ chức triển khai thực hiện GDHN nên không quan tâm đến việc đổi mới phương pháp GDHN. Có chăng là chỉ đề cập đến một cách qua loa, còn lại các trường chỉ tập trung đổi mới phương pháp các môn học khác, nhất là các môn học phục vụ cho thi tốt nghiệp là chính. Việc làm này có nhiều lý do, trong đó lý do chủ yếu là cán bộ giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp và lý do không kém phần quan trọng của công tác GDHN là hầu hết các trường không có đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên trách có chuyên môn về GDHN.
* Chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác GDHN
Khi được hỏi hàng năm nhà trường có cử cán bộ giáo viên tham dự các lớp tập huấn về GDHN cho HS, thì qua 116 phiếu khảo sát cán bộ, giáo viên, chúng tôi nhận được kết quả như sau:
- Không có cử cán bộ giáo viên tham gia các lớp tập huấn về GDHN cho HS.
- Chủ yếu hiệu phó chuyên môn và một cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh tham gia tập huấn do sở GD-ĐT tổ chức trong dịp hè. Tuy nhiên, do chưa quan tâm đúng mức và không đúng chuyên môn nên khi về trường hầu như không báo cáo lại cho cán bộ, giáo viên trong trường nắm tinh thần của đợt tập huấn.
Tóm lại, Tất cả các trường THPT tỉnh Kiên Giang đều không bồi dưỡng kiến thức chuyên môn đội ngũ cán bộ, giáo viên (kiêm nhiệm) về công tác GDHN, mà chủ yếu cho họ tự nghiên cứu văn bản, tài liệu là chính. Nhưng vì là
Chuyên đề thực tập cuối khóa