Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Để đánh giá các biện pháp QLGDHN cho HS các trường THPT tỉnh Kiên Giang đã nêu trên có tính cấp thiết và tính khả thi ở mức độ nào, từ đó có thể điều chỉnh hoặc tìm ra các biện pháp khác phù hợp hơn và có tính thực tiễn thiết thực hơn.
3.3.2. Đối tượng tham gia khảo nghiệm
- Đối với Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang: 02 lãnh đạo phòng Giáo dục chuyên nghiệp-Đào tạo bồi dưỡng và 02 chuyên viên phòng Giáo dục Trung học.
- Đối với các trường THPT tỉnh Kiên Giang: 08 Hiệu trưởng , 08 Phó hiệu trưởng và 116 giáo viên
3.3.3. Qui trình khảo nghiệm
Trực tiếp phát phiếu xin ý kiến về các biện pháp QLGDHN học sinh THPT cho các đối tượng nêu trên.
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm a) Về tính cấp thiết
Qua khảo sát các biện pháp nêu ra đều được chuyên viên Sở GD – ĐT tỉnh Kiên Giang, cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT tỉnh Kiên Giang đánh giá tích cực, trong đó:
Thứ nhất là biện pháp “Xây dựng các loại hình kế hoạch quản lý giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT”, thứ hai là biện pháp “Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT”, thứ ba là biện pháp
“Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác GDHN”, thứ tư là biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên THPT” và biện pháp “Tăng cường trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng về GDHN”, thứ năm là biện pháp “Xây dựng việc kết hợp giữa các lực lượng tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp” và biện pháp “Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác GDHN”, cuối cùng là biện pháp “Kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động ngoại khóa về GDHN”.
Tất cả các biện pháp trên cho thấy tính cấp thiết đều được đánh giá với tỷ lệ trên 90%. Số liệu cụ thể xem bảng 3.1.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý GDHN cho học sinh các trường THPT tỉnh Kiên Giang.
TT Biện pháp
Tính cấp thiết Cấp thiết Ít
cấp thiết
Không cấp thiết
TS TL
% TS TL
% TS TL
%
1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT
72 97,30 02 2,70 00 0,00
2 Xây dựng đội ngũ làm công tác
GDHN 71 95,95 03 4,05 00 0,00
3
Xây dựng các loại hình kế hoạch quản lý giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT
73 98,65 01 1,35 00 0,00
4
Tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ GDHN cho giáo viên trong trường THPT
70 94,59 04 5,41 00 0,00
5
Xây dựng việc kết hợp giữa các lực lượng tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp
69 93,24 05 6,76 00 0,00
6 Kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động
ngoại khóa về giáo dục hướng nghiệp 68 91,89 06 8,11 00 0,00
7
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác giáo dục hướng nghiệp
69 93,24 05 6,76 00 0,00
8
Tăng cường trách nhiệm quản lý của lãnh đạo trường THPT về giáo dục hướng nghiệp
70 94,59 04 5,41 00 0,00
Chuyên đề thực tập cuối khóa
b)Về tính khả thi
Trong các biện pháp đã nêu thì đều được đánh giá cao, trong đó cao nhất là biện pháp “Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng GDHN trong trường THPT” và biện pháp “Xây dựng các loại hình kế hoạch QLGDHN trong trường THPT”. Tính khả thi các biện pháp đều được đánh giá với tỷ lệ trên 90%. Số liệu cụ thể xem bảng 3.2
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý GDHN cho học osinh các trường THPT tỉnh Kiên Giang.
TT Biện pháp
Tính khả thi Khả thi Ít
khả thi
Không khả thi
TS TL
% TS TL
% TS TL
% 1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
GDHN trong trường THPT 73 98,65 01 1,35 00 0,00 2 Xây dựng đội ngũ làm công tác
GDHN 72 97,30 02 2,70 00 0,00
3 Xây dựng các loại hình kế hoạch quản
lý GDHN trong trường THPT 73 98,65 01 1,35 00 0,00
4
Tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên trong trường THPT
71 95,95 03 4,05 00 0,00
5 Xây dựng việc kết hợp giữa các lực
lượng tham gia công tác GDHN 69 93,24 05 6,76 00 0,00 6 Kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động
ngoại khóa về giáo dục hướng nghiệp 68 91,89 06 8,11 00 0,00 7 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết
bị cho công tác giáo dục hướng nghiệp 69 93,24 05 6,76 00 0,00 8 Tăng cường trách nhiệm quản lý của
lãnh đạo trường THPT về GDHN 70 94,59 04 5,41 00 0,00
Chuyên đề thực tập cuối khóa
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để nâng cao chất lượng GDHN trong các trường THPT tỉnh Kiên Giang, thì cần phải triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý. Các biện pháp quản lý nàyu dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn ở các trường THPT với những nguyên tắc xác định đảm bảo tính khoa học và tính khả thi. Qua đó chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý GDHN để nâng cao chất lượng GDHN cho HS các trường THPT tỉnh Kiên Giang. Các biện pháp này bao gồm:
1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT.
2. Xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp.
3. Tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang.
4. Xây dựng việc kết hợp giữa các lực lượng tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp.
5. Lập kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục hướng nghiệp.
6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bi cho công tác giáo dục hướng nghiệp.
Qua khảo nghiệm đã nêu trên thì các biện pháp đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi. Như vậy, các trường THPT tỉnh Kiên Giang có thể vận dụng các biện pháp này để quản lý GDHN ở trường mình tốt hơn trong việc quản lý hoạt động GDHN. Bên cạnh đó, chúng tôi đã làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và trường THPT Nguyễn Thần Hiến, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang về các biện pháp QLGDHN nêu trên và được Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường trong năm 2015-2016.
Chuyên đề thực tập cuối khóa