Để nghiên cứu, học tập các mô hình thích ứng với BĐKH cũng như kinh nghiệm nghiên cứu về BĐKH, đề tài đã có chuyến học tập tại Nhật Bản từ ngày 12/7 đến ngày 20/7/2014.
Các địa điểm nghiên cứu, học tập:
- Khoa môi trường và Khoa học Sự sống, Đại học Okayama, Nhật Bản.
-Viện Nghiên cứu khoa học môi trường và Sức khỏe cộng đồng, tỉnh Okayama.
- Hồ nước ngọt Kojima của tỉnh Okayama; đập thủy lợi tỉnh Okayama.
Các nội dung nghiên cứu, học tập tại Nhật Bản:
- Tham gia Hội thảo:
Đề tài đã tham gia hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và các nghiên cứu với Đại học Okayama, Nhật Bản. Tham dự hội thảo là các nhà khoa học, nhà quản lý có nhiều thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học về môi trường, BĐKH đến từ trường Đại học Okayama, Viện Khoa học Môi trường - Nông nghiệp quốc gia Nhật Bản.
Về phía Việt Nam, thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài, các tác giả đã trình bày 4 bài báo cáo chuyên đề, là những kết quả thực hiện đề tài với các nội dung như sau:
7
1) Giới thiệu chung về đề tài “Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở miền Trung và đề xuất nhân rộng”.
2) Tóm tắt các tri thức bản địa về ứng phó với BĐKH ở các cộng đồng miền Trung.
3) Phân vùng lãnh thổ nhằm phục vụ cho việc phát triển các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH ở các tỉnh miền Trung.
4) Các kết quả nghiên cứu về BĐKH ở vùng Bắc Trung Bộ.
Về phía Nhật Bản, các nhà khoa học và quản lý đến từ trường Đại học Okayama và Viện Khoa học Môi trường - Nông nghiệp quốc gia Nhật Bản đã có những chia sẻ trong lĩnh vực thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH, quản lý môi trường.
Thành phần tham dự hội thảo về phía Nhật Bản gồm:
- GS.TS. Akhiro Nagai, trưởng khoa Công nghệ và Khoa học Môi trường, trường Đại học Okayama.
- TS. Yasuhito Shirato, trưởng nhóm dự án về giảm nhẹ hiện tượng Nóng lên toàn cầu, Viện Khoa học Môi trường-Nông nghiệp quốc gia Nhật Bản.
- GS. TS. Takeshi Fujiwara, trường Đại học Okayama.
- GS. TS. Kenji Okubo, trường Đại học Okayama.
- PGS.TS. Morihiro Maeda, trường Đại học Okayama.
- PGS.TS. Yasushi Mori, trường Đại học Okayama.
- GS.TS. Hidetaka Chikamori, trường Đại học Okayama.
Cùng các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành môi trường của trường Đại học Okayama, Nhật Bản.
Các nhà khoa học và quản lý Nhật Bản đã có những báo cáo chia sẻ như sau:
1) Thích ứng và giảm thiểu BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp ở Nhật Bản.
2) Quản lý bền vững chất thải vì nền cacbon thấp, trường hợp nghiên cứu điển hình ở Iskandar, Malaysia.
3) Giải pháp với BĐKH.
4) Giới thiệu các công trình nghiên cứu của Phòng thí nghiệm quản lý môi trường đất.
5) Hướng tới thích ứng với việc gia tăng nguy cơ lũ lụt do BĐKH.
Tại hội thảo, các nhà khoa học hai bên đã trao đổi, chia sẻ và thảo luận về cách thức thích ứng với BĐKH giữa hai quốc gia Việt - Nhật và giữa hai địa phương, các tỉnh/thành Việt Nam với tỉnh Okayama, Nhật Bản. Ban Chủ nhiệm đề tài đã có cơ hội được lắng nghe các ý kiến chia sẻ, các công trình nghiên cứu về thích ứng và giảm
8
nhẹ BĐKH của Nhật Bản. Trong đó, có công trình nghiên cứu về giảm phát thải khí nhà kính, quản lý chất thải nhằm xây dựng một xã hội với nền các bon thấp nhằm giảm nhẹ BĐKH hoặc mối liên hệ giữa BĐKH với sự thay đổi dòng oxy mà đoàn công tác chưa có nhiều cơ hội để nghiên cứu và tìm hiểu. Đây là thông tin rất bổ ích cho đoàn công tác trong quá trình nghiên cứu về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH ở Việt Nam.
- Tham quan và làm việc với Viện Nghiên cứu khoa học môi trường và Sức khỏe cộng đồng, tỉnh Okayama
Ban Chủ nhiệm đề tài đã đến tham quan các phòng thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại, được giới thiệu các thành quả của các đề tài nghiên cứu, các dự án về xử lý môi trường, quản lý rủi ro thiên tai và BĐKH. Các thành viên của đề tài đã có cơ hội tiếp cận với các vấn đề nghiên cứu thực tiễn trong lĩnh vực quản lý môi trường, rủi ro thiên tai và BĐKH ở một đất nước có nền công nghiệp phát triển với các trang thiết bị về xử lý môi trường và các sự cố thiên tai hiện đại và đồng bộ.
- Tham quan và làm việc với Ban điều hành hồ nước ngọt Kojima của tỉnh Okayama; đập thủy lợi tỉnh Okayama
Hồ nước ngọt Kojima với diện tích lưu vực 548 km2 là một công trình được tỉnh Okayama xây dựng nhằm tích nước phục vụ cho nông nghiệp với tổng dân số sinh sống trong lưu vực là 600.000 người. Có ba dòng chính đổ vào hồ Kojima, đó là dòng sông Sasagase, Kurashiki và Kamogawa. Nước từ các kênh thoát nước được kiểm soát và xả thải bằng các hệ thống bơm bằng máy. Tỉnh Okayama đã giúp nền nông nghiệp phát triển ổn định, đảm bảo nguồn nước tưới thông qua kiểm soát chất lượng, lưu lượng nước đầu vào và lưu lượng nước bơm vào cho các khu vực nông nghiệp xung quanh Kojima. Đây là một bài học hay cho các nhà quản lý nông nghiệp và môi trường Việt Nam trong việc quản lý môi trường, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.
Ngoài ra, đoàn công tác của đề tài đã tham quan đập thủy lợi tỉnh Okayama do cộng đồng người dân cùng góp sức xây dựng và quản lý. Công trình này vừa có tác dụng ngăn lũ cho vùng hạ du, phát điện, vừa đảm bảo nguồn nước nông nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng thượng nguồn. Đặc biệt, cộng đồng người dân ở đây đã quản lý và vận hành rất tốt đập thủy lợi này, nên các nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học gần như được bảo tồn nguyên vẹn.
Chuyến đi nghiên cứu, học tập tại Nhật Bản đã mang lại nhiều ý nghĩa cho Ban Chủ nhiệm đề tài trong cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, trong quản lý và triển khai đề tài, trong việc xây dựng các mô hình thích ứng với BĐKH, và học tập được những tri thức mới, kinh nghiệm mới trong ứng phó với BĐKH của Nhật Bản.