Giải pháp tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở miền trung và đề xuất nhân rộng (Trang 349 - 358)

Chương 7. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở MIỀN TRUNG

7.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

7.2.9. Giải pháp tổ chức thực hiện

Giải pháp tổ chức nhân rộng mô hình thích ứng với BĐKH được mô tả trong hình 7.3 và 7.4 dưới đây cho thấy, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch, xây dựng và ban hành các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình. Đồng thời cộng đồng (người sử dụng) được đáp ứng dựa vào nhu cầu của họ khi thực hiện các chính sách, giải pháp đó.

319 Từ

định hướng chỉ đạo

Đến

cộng đồng làm chủ

Cộng đồng là người tiếp nhận Đáp ứng dựa vào nhu cầu Hình 7.3. Quá trình thực hiện các chính sách và giải pháp

Do vậy, để nhân rộng mô hình thích ứng với BĐKH ở các tỉnh, thành của miền Trung cần thực hiện các giải pháp:

- Tập trung vào người nghèo

Do người nghèo ít được tiếp cận với thông tin về thích ứng với BĐKH và thường có trình độ học vấn thấp, nên cần phải từng bước hướng dẫn họ thực hiện các chính sách, giải pháp. Ngoài ra, cần đảm bảo cho người nghèo các chế độ ưu tiên khi thực thi các chính sách và giải pháp đó.

- Áp dụng phương pháp cùng tham gia

Kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy, hoạt động thích ứng với BĐKH các mô hình đạt hiệu quả cao nhất khi áp dụng phương pháp cùng tham gia. Do vậy trọng tâm sẽ là thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ và sự hợp tác, đối thoại cởi mở giữa các chủ mô hình và các cơ quan, ban ngành chức năng. Đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để giúp người sử dụng đưa ra quyết định của chính họ.

- Lồng ghép các nội dung và hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông

Phương pháp lồng ghép được sử dụng để tạo điều kiện cho cộng đồng người dân có thể cùng một lúc tiếp cận được với nhiều loại thông tin về các chính sách, giải pháp thích ứng với BĐKH mà họ cần, trên cơ sở đó đưa ra quyết định của mình. Việc

Cộng đồng thực hiện Nhà nước thẩm định và ban hành

Cộng đồng được hướng dẫn thực hiện giải pháp Tổng hợp nhu cầu từ cộng đồng

Thông tin từ các giải pháp cho cộng đồng Mục tiêu

chiến lược

Lập kế hoạch hành động

Nhà nước định hướng và lựa chọn

Nhà nước xây dựng và ban hành

Cộng đồng tiếp nhận

320

thực hiện các chính sách, giải pháp thích ứng với BĐKH cho các mô hình phải được tiến hành ở tất cả các cấp, đặc biệt chú trọng tập trung vào cấp xã và thôn bản.

- Xem xét sự khác biệt

Những đặc thù về phong tục - tập quán, truyền thống, dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí và các vùng sinh thái đặc thù cần phải được xem xét khi lập kế hoạch và thực thi các chính sách, giải pháp thích ứng với BĐKH.

- Chú trọng đến vấn đề giới

Điều này có nghĩa là cần phải xem xét vai trò và trách nhiệm của cả phụ nữ và nam giới về tiếp nhận các chính sách, giải pháp, đảm bảo quyền bình đẳng của cả phụ nữ và nam giới trong việc tham gia thực thi các chính sách, giải pháp đó.

- Phối hợp nhiều ngành vào phương án thực hiện các giải pháp

Sẽ có nhiều cơ quan, ban ngành tham gia vào việc thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH. Do đó cần đảm bảo việc phối hợp chặt chẽ để các ngành có thể lồng ghép các hoạt động của mình và tuân thủ các chính sách, giải pháp nhằm cung cấp cho người dân những thông tin chính xác và nhất quán.

- Nâng cao năng lực trong lập kế hoạch và quản lý việc thực hiện các giải pháp Việc lập kế hoạch và thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH theo cách tiếp cận dựa vào cộng đồng thì yêu cầu cần thiết là phải định hướng và đào tạo không chỉ cho những người đang công tác trong lĩnh vực thích ứng với BĐKH, mà còn cho cả các bên tham gia khác. Với mục đích đảm bảo chất lượng và hiệu quả bền vững của các chính sách, giải pháp việc cần thiết đầu tiên là có một đội ngũ cán bộ có kỹ năng và trình độ từ cấp trung ương đến cấp tỉnh để tổ chức triển khai theo phương pháp cùng tham gia.

- Triển khai thực hiện cho các vùng sinh thái khác nhau

Mỗi vùng sinh thái khác nhau đều có những đặc thù của nó về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - văn hoá - xã hội, phong tục tập quán... Do vậy, cần phải có các phương án triển khai phù hợp khi thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH đối với từng vùng.

- Tổ chức truyền thông đại chúng và chiến dịch quốc gia

Bộ TNMT phối hợp với Bộ NN&PTNT, các ban ngành, đoàn thể quần chúng phát động các chiến dịch quốc gia về nhân rộng các mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH. Các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, hệ thống truyền thanh được chú trọng sử dụng tại cấp quốc gia, còn cấp cơ sở nên tập trung vào các hoạt động tạo sự đối thoại trực tiếp với cộng đồng như họp thôn/xóm, trao đổi chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia v.v.... Mỗi chiến dịch nên tập trung vào một chính sách, giải pháp cụ thể. Đồng thời báo chí đóng một vai trò quan trọng trong

321

việc truyền bá thông tin, phản ánh kịp thời những biến chuyển trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cũng như cổ vũ các mô hình tiên tiến.

Hình 7.4. Các bước thực hiện những giải pháp nhân rộng mô hình - Phổ biến các mô hình tốt và điển hình tiên tiến

Thông tin về các mô hình tốt, điển hình tiên tiến trong việc áp dụng các chính sách, giải pháp thích ứng với BĐKH cần được thu thập, ghi thành tư liệu. Kết quả cũng như bài học rút ra từ các mô hình này sẽ được phổ biến rộng rãi cho các địa

 Truyền thông trực tiếp.

 Mô hình hóa.

 Đánh giá hiệu quả KT-XH-MT.

Xác định nhu cầu

Chuẩn bị

Thực thi

Giám sát và đánh giá

 Tạo sự ủng hộ của các cơ quan, ban ngành chức năng.

Thông tin về các giải pháp nhân rộng để người sử dụng hiểu và lựa chọn.

 Khuyến khích và duy trì các nhu cầu.

 Xác định yêu cầu, nhu cầu, ưu tiên người sử dụng, cơ quan quản lý, các ban ngành chức năng.

 Thiết lập mối quan hệ giữa người sử dụng với cơ quan, ban ngành chức năng.

Áp dụng các giải pháp vào thực tiễn.

 Hoàn thiện các mô hình với các giải pháp thích ứng BĐKH.

 Kiểm nghiệm kết quả và tính khả thi của các giải pháp.

 Đánh giá tính phù hợp của các giải pháp nhân rộng mô hình thích ứng BĐKH.

 Đánh giá nhu cầu có sự tham gia của các bên liên quan.

 Tập huấn – Trao đổi.

 Truyền thông đại chúng.

Phân tích tính khoa học - thực tiễn và tính pháp lý của các giải pháp.

Chuẩn bị tài liệu.

 Tổ chức đánh giá liên ngành.

 Lấy ý kiến cộng đồng.

Các giai đoạn Mục tiêu Phương pháp

322

phương khác thông qua các kênh truyền thông khác nhau. Việc thu thập và đánh giá các mô hình này cần sự hợp tác chặt chẽ của các ngành chuyên môn để đảm bảo sự thích hợp và tính chính xác. Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các chuyến tham quan thực tế, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong nước cũng như với quốc tế.

- Tăng cường công tác giám sát - đánh giá

Hệ thống giám sát và báo cáo thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH từ cơ sở đến trung ương cần được lồng ghép vào hệ thống giám sát chung của cả quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Để có thể thu thập được các thông tin đáng tin cậy và có giá trị, các cán bộ của cơ quan chức năng ở các cấp sẽ được tập huấn để chịu trách nhiệm về quá trình này, trong đó chú trọng đến phương pháp cùng tham gia. Kết quả giám sát đánh giá sẽ được chia sẻ, phổ biến rộng rãi và áp dụng để điều chỉnh kế hoạch và phương pháp tiếp cận nhằm tăng hiệu quả việc thực hiện các chính sách, giải pháp.

- Hỗ trợ về tài chính, khoa học - công nghệ để nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH

+ Đề nghị các cơ quan, ban ngành chức năng các cấp dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng để nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH.

+ Vận động và tranh thủ sự tài trợ song phương và đa phương của các cá nhân và các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính phủ.

+ Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và đầu tư vốn như liên doanh, liên kết, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, góp quỹ bảo hiểm, các quỹ đầu tư...

+ Tiếp tục thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

+ Cùng với các chính sách huy động cộng đồng người dân đầu tư nhân rộng mô hình, Nhà nước tăng vốn ngân sách đầu tư phát triển các mô hình thích ứng với BĐKH.

+ Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ TNMT và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển các mô hình thích ứng với BĐKH với các điều kiện và lãi suất ưu đãi.

- Phối hợp tổ chức thực hiện

Bộ TNMT sẽ là cơ quan đầu mối trong việc thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH, chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo hướng dẫn các phương án thực hiện. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các bộ ngành như Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, các đoàn thể quần chúng. Các hoạt động này, từ trung ương đến địa phương phải được kết hợp chặt chẽ trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Trách nhiệm từng cơ quan, ban ngành như sau:

323

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan đầu mối chủ trì việc lập kế hoạch cho quá trình thực hiện các chính sách và giải pháp nhân rộng các mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH, đồng thời cùng với các bộ ngành khác giám sát đánh giá hiệu quả của các chính sách, giải pháp đó.

+ Bộ NN&PTNT: Tham gia hỗ trợ việc triển khai và thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH. Khuyến khích và hướng dẫn thực hiện tốt các chính sách, giải pháp đã được đề xuất.

+ Bộ Tài chính: Căn cứ vào kế hoạch tổng thể của việc thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH để cân đối, điều phối và phân bổ các nguồn vốn cần thiết, kể cả các nguồn tài trợ nước ngoài, đảm bảo cho việc thực hiện thích ứng BĐKH và phát triển bền vững.

+ Các cơ quan thông tin đại chúng: Giữ vai trò rất quan trọng trong việc đưa thông tin về các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH đến với cộng đồng người dân. Đồng thời phản ánh kịp thời những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện. Thúc đẩy mối quan tâm, ủng hộ và hưởng ứng của toàn xã hội đối với lĩnh vực thích ứng với BĐKH.

+ Các Câu lạc bộ mô hình thích ứng BĐKH: Đóng vai trò chủ chốt trong việc tiến hành các hoạt động nâng cao năng lực trong việc áp dụng các chính sách, giải pháp nhân rộng cho các chủ mô hình, giúp thành lập nhóm thực thi các chính sách, giải pháp đó.

+ Nhóm điều hành cấp Trung ương: bao gồm các chuyên gia về các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH của các bộ, ngành liên quan có mục tiêu và kế hoạch công tác rõ ràng. Những nhiệm vụ chính của nhóm là:

• Tổng hợp kế hoạch hàng năm về chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH và theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, giải pháp đó.

• Xây dựng kế hoạch tập huấn và chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng hướng dẫn thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH cho cán bộ của các cơ quan, ban ngành chức năng cấp trung ương và tỉnh.

• Thực hiện thí điểm các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH tại một số địa phương điển hình.

• Tổng hợp nhu cầu và hỗ trợ việc thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH.

• Giúp Bộ TNMT hoạch định chiến lược truyền thông và tổ chức các chiến dịch cấp quốc gia.

+ Nhóm điều hành cấp tỉnh: bao gồm các chuyên viên về các giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH của các Sở, ngành liên quan. Xây dựng các đơn

324

vị chuyên trách về chính sách, giải pháp của các tỉnh và đơn vị này đóng vai trò như bộ phận hỗ trợ của nhóm công tác tỉnh. Nhiệm vụ của nhóm là:

• Tham gia quản lý các giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH trong tỉnh.

• Hỗ trợ kỹ thuật và kỹ năng hướng dẫn thực hiện cho nhóm cán bộ chuyên trách về các giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH cấp huyện.

• Hỗ trợ cho công tác tập huấn cho cán bộ chuyên trách về các giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH huyện và xã.

• Tổ chức thực hiện các giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH trong tỉnh.

• Phối hợp, lồng ghép các hoạt động liên ngành về các giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH.

+ Nhóm điều hành cấp huyện: bao gồm các chuyên viên về các giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH của đơn vị liên quan, với chức năng:

• Tổng hợp và theo dõi tình hình thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH tuyến xã, tổng hợp báo cáo gửi huyện và tỉnh.

• Tư vấn cho cộng đồng/hộ gia đình/những người thực hiện nhân rộng mô hình về các chính sách phát triển mô hình, các giải pháp thích ứng với BĐKH, nhằm giúp họ thực hiện đúng các chính sách và lựa chọn giải pháp thích hợp để nhân rộng mô hình.

• Hỗ trợ công tác tập huấn về hướng dẫn thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH ở xã và thôn.

+ Nhóm điều hành cấp xã: gồm đại diện các ban, ngành, đoàn thể liên quan, để:

• Xây dựng kế hoạch và thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH, đồng thời vận động cộng đồng tại xã, lồng ghép với các chương trình phát triển mô hình thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường hiện hành.

• Lựa chọn các cán bộ xã, thôn, bản có nhiệm vụ hỗ trợ, tập huấn và giám sát tình hình thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH tại cấp thôn, bản.

+ Cộng tác viên cơ sở: với nòng cốt là trưởng thôn/ấp, cán bộ phụ nữ và các đoàn thể khác.

• Hướng dẫn và thúc đẩy thực hiện các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKHở cấp thôn, bản.

• Tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin về các chính sách, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH thông qua họp nhóm, họp cộng đồng.

325

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực hiện đề tài: “Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung và đề xuất nhân rộng”, mã số BĐKH-18, có thể rút ra các kết luận và kiến nghị sau đây:

Kết luận:

1. Đề tài đã xây dựng và áp dụng các cách tiếp cận phù hợp, đồng sử dụng những phương pháp nghiên cứu từ truyền thống đến hiện đại nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung của đề tài, từ đó đã tạo ra được những kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao.

2. Miền Trung là địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, thường xuyên chịu tác động của các loại hình thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,… Biểu hiện rõ nét của BĐKH ở địa bàn nghiên cứu là sự gia tăng tần suất, cường độ và tính bất thường của các loại thiên tai nói trên.

3. Trên cơ sở bộ phiếu điều tra với 3.815 phiếu, đề tài đã tổng hợp được 40 mô hình có khả năng thích ứng với BĐKH tại 14 tỉnh, thành ở miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận). Đồng thời, cũng đã đúc kết được những kinh nghiệm, tri thức bản địa của cộng đồng dân cư ở địa bàn nghiên cứu trong việc phòng tránh các loại hình thiên tai và thích ứng với BĐKH.

4. Đề tài đã xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí gồm 14 chỉ tiêu để đánh giá mức độ thích ứng với BĐKH của 40 mô hình thuộc các tỉnh, thành ở miền Trung.

5. Trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ thích ứng với BĐKH của các mô hình, đề tài đã phân hạng 40 mô hình theo 5 mức: Cao, Khá cao, Trung bình, Thấp và Rất thấp. Kết quả phân hạng cho thấy có: 08 mô hình thích ứng với BĐKH ở mức Cao;

13 mô hình ở mức Khá cao; 11 mô hình ở mức Trung bình; 3 mô hình ở mức Thấp và 5 mô hình ở mức Rất thấp.

6. Nhằm tăng cường hơn nữa khả năng thích ứng với BĐKH cho các mô hình, đề tài đã tiến hành lựa chọn và hoàn thiện 12 mô hình ở miền Trung. Đây là những mô hình có điểm đánh giá và xếp thứ hạng từ Khá cao trở lên, đồng thời cũng đảm bảo các yều cầu: i) Mô hình có đầy đủ cơ sở khoa học, có tính mới và sáng tạo; ii) Mô hình có cơ sở thực tiễn, có tính linh hoạt, phù hợp với bối cảnh của từng tiểu vùng; iii) Mô hình dựa vào cộng đồng và có chi phí đầu tư ban đầu không lớn.

7. Từ kết quả lựa chọn và hoàn thiện, đề tài đã triển khai xây dựng thử nghiệm thành công và chuyển giao kết quả cho địa phương đối với 4 mô hình, gồm: i) Mô hình nhà chòi thích ứng với lũ lụt tại xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh; ii) Mô hình nuôi cá lồng thích ứng với bão, lũ lụt và nước biển dâng ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khu vực xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa

Một phần của tài liệu Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở miền trung và đề xuất nhân rộng (Trang 349 - 358)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(366 trang)