Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 26 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

1.3.1. Đánh giá các kết quả nghiên cứu đã đạt được

Đấu tranh phòng, chống các tội phạm về môi trường là một trong những nội dung quan trọng của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, đây là vấn đề phức tạp và thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này đã đặt ra nhiều vướng mắc đòi hỏi khoa học Luật hình sự và Tội phạm học phải làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó, thu hút được sự quan tâm của đông đảo giới khoa học pháp lý, vì thếtác giả được tiếp xúc với rất nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều về nội

dung này, nhưng tựu chung có thể khái quát những kết quả mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển một số vấn đề về lý luận, thực tiễn và giải pháp như sau:

* Về tình hình tội phạm môi trường ở Việt Nam

- Một số kết quả nghiên cứu của các công trình đã chỉ ra được đặc điểm của các tội phạm về môi trường, một số đặc điểm về nhân thân của các đối tượng phạm tội môi trường. Đây là những nội dung quan trọng, có ý nghĩa để tác giả có thể kế thừa và phát triển khi nghiên cứu về thông số cơ cấu của THTP về môi trường ở Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của một số công trình đã làm rõ tình hình một số tội trong nhóm các tội phạm về môi trường như: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang giã quý hiếm, tội hủy hoại rừng… Các nghiên cứu này đã đưa ra những số liệu về số vụ, số người phạm từng tội trong nhóm các tội phạm về môi trường, từ đó đánh giá mức độ, cơ cấu, tính chất của mỗi loại tội phạm này.

- Một số nghiên cứu cũng đề cập đến tình hình tội phạm về môi trường nói chung, trong đó chủ yếu tập trung phân tích diễn biến của loại tội phạm này qua một khoảng thời gian nhất định, từ đó khẳng định các tội phạm về môi trường có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, các công trình cũng có sự so sánh giữa nhóm tội phạm về môi trường với các tội phạm nói chung và khẳng định nhóm các tội phạm về môi trường chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu các tội phạm nói chung.

- Một số nghiên cứu đã làm rõ được thực trạng đấu tranh phòng, chống các tội phạm về môi trường của lực lượng cảnh sát môi trường, trong đó chủ yếu tập trung đánh giá những kết quả và những điểm hạn chế, thiếu sót của lực lượng cảnh sát môi trường trong công tác phòng, chống loại tội phạm này.

- Kết quả nghiên cứu của một số công trình đề cập đến lịch sử lập pháp hình sự của các tội phạm về môi trường ở Việt Nam, chỉ rõ tình hình chính trị, kinh tế, xã hội mang tính đặc trưng của từng giai đoạn lịch sử có ảnh hưởng

trực tiếp đến tình hình tội phạm về môi trường trong mỗi thời kỳ đó. Trên cơ sở đó, lý giải một cách thấu đáo diễn biến của các tội phạm về môi trường trong khoảng một thời gian nhất định ở Việt Nam.

Như vậy, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm môi trường song chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt dưới góc độ tội phạm học. Mặc dù các số liệu về số vụ, số người phạm tội được sử dụng để đánh giá về thực trạng các tội phạm về môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên hầu hết các công trình mới làm rõ được thông số về mức độ, diễn biến của THTP này và cũng chỉ trong khoảng một thời gian nhất định. Thực tế này đặt cho tác giả khi lựa chọn các tội phạm về môi trường phải làm rõ toàn diện các thông số của THTP về môi trường, tức là không chỉ nghiên cứu về mức độ, diễn biến mà cả cơ cấu, tính chất của các tội phạm về môi trường nữa. Bên cạnh đó, thông số về tội phạm ẩn đối với các tội phạm về môi trường là vấn đề hoàn toàn mới mà cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đề cập đến. Do vậy, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan, toàn diện về THTP ẩn đối với các tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay.

* Về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam

- Kết quả nghiên cứu của một số công trình đã bước đầu chỉ ra được một số nguyên nhân của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam hoặc nguyên nhân của một tội trong nhóm các tội phạm về môi trường. Các công trình nghiên cứu đã lựa chọn những cách tiếp cận nguyên nhân và điều kiện của THTP khác nhau nên chưa có sự thống nhất nhưng cũng đã tập trung làm rõ được một phần của nguyên nhân, đánh giá trên một số lĩnh vực nhất định của tình hình tội phạm về môi trường. Đây là những nội dung tác giả sẽ kế thừa trong luận án. Tuy nhiên, do lý luận về nguyên nhân và điều kiện của THTP chưa có sự thống nhất nên tác giả sẽ đưa ra định hướng về việc tiếp cận lý luận về nguyên nhân và điều kiện của THTP nói chung, dựa vào đó sẽ xác

định chính xác, thấu đáo các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay.

* Về giải pháp phòng ngừa các tội phạm về môi trường ở Việt Nam Nhiều công trình, bài viết khoa học đã đề cập đến những giải pháp phòng ngừa các tội phạm về môi trường ở Việt Nam hoặc trên địa bàn một tỉnh, một khu vực cụ thể. Bên cạnh đó, cũng có công trình đưa ra những giải pháp phòng ngừa một loại tội cụ thể trong nhóm các tội phạm về môi trường. Các giải pháp phòng ngừa tập trung vào một số hướng như: Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là hệ thống pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường; tiếp tục đổi mới và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cá nhân, tổ chức về bảo vệ môi trường; tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật nhất là lực lượng Cảnh sát môi trường trong phát hiện, xử lý các tội phạm về môi trường… Đây là những giải pháp phòng ngừa mang tính định hướng, chưa đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên, đó cũng là nguồn kế thừa lớn để tác giả đưa ra các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam một cách sát thực, khả thi và hiệu quả.

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Từ việc khảo cứu, đánh giá các kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tình hình, nguyên nhân, điều kiện, giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường là cơ sở khoa học rất quan trọng cho tác giả kế thừa có chọn lọc và hoàn thiện các nội dung của luận án. Trên cơ sở đó, tác giả xác định những nội dung chính mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện như sau:

- Phân tích cơ sở lý luận các quy định của pháp luật về tội phạm môi trường, để từ đó nhận diện và phân biệt tội phạm môi trường với hành vi vi phạm hành chính và các loại tội phạm khác. Đặc biệt, đối với pháp luật hiện hành, tác giả sẽ phân tích những hạn chế, vướng mắc khi áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với các tội phạm về môi trường.

- Nghiên cứu làm rõ đặc điểm tình hình tội phạm về môi trường thông qua việc phân tích đầy đủ các thông số như mức độ và diễn biến; cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm về môi trường; hậu quả của tình hình tội phạm về môi trường và phần ẩn của các tội phạm về môi trường trong giai đoạn 2008 - 2018.

- Ứng dụng các lý luận của tội phạm học để phân tích làm rõ những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường với tính cách là một nhóm tội phạm.

- Dự báo tình hình tội phạm về môi trường ở nước ta trong những năm tới và đề xuất hệ thống giải pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm về môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường ở nước ta trong thời gian tới.

Kết luận Chương 1

Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm học. Trong đó có cả công trình nghiên cứu về lý luận đến nghiên cứu thực tiễn về tình hình tội phạm, có cả các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm học, đồng thời cũng có một số công trình nghiên cứu về tội phạm môi trường dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên có thể khẳng định, cho đến nay chưa có một công trìnhnào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện vềtội phạm môi trường trên phạm vi cả nước dưới góc độ tội phạm học. Trên cơ sở phân tích những vấn đề mà các công trình trước đây chưa nghiên cứu, làm rõ, Luận án đã chỉ rõ những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như nghiên cứu làm rõ tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay theo lý luận tội phạm học, phân tích một cách toàn diện các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường với tích cách là một nhóm tội phạm, đồng thờidự báo tình hình tội phạm về môi trường ở nước ta trong những năm tới và đề xuất hệ thống các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm trong thời gian tới.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)