Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.3. Thu nhập của hộ gia đình
1.1.3.1. Vai trò của thu nhập trong hộ gia đình
Chúng ta đều biết: Mức sống dân cư cao hay thấp, sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch giữa hộ giàu và hộ nghèo,... phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mức thu nhập của từng hộ gia đình. Vì vậy, thu nhập của gia đình sẽ quyết định quy mô và cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình.
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam đã sử dụng chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp để đánh giá thu nhập của hộ gia đình. Theo đó, thu nhập hỗn hợp của nông hộ là phần thu được sau khi lấy tổng thu trừ đi chi phí vật chất, trừ đi tiền công thuê ngoài và trừ chi phí khác (bao gồm thuế, khấu hao tài sản cố định,...).
Vận dụng các quan điểm này, thu nhập của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu được xác định là phần thu còn lại của tổng thu sau khi trừ đi chi phí vật chất và dịch vụ, khấu hao và thuế để có được khoản thu đó. Nguồn thu của hộ gia đình bao gồm các khoản thu từ (1) Tiền lương, tiền công; (2) Hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi); (3) Các hoạt động thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng); (4) Các hoạt động lâm nghiệp; (5) Hoạt động thương mại, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn (viết tắt là ngành nghề) và (6) Các khoản thu khác (trợ cấp, cho, biếu, tặng,...).
1.1.3.2. Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình
Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
năm), bao gồm: (1) Thu từ tiền công, tiền lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được).
Thu nhập của hộ = Tổng thu của hộ - Tổng chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.
Thu nhập bình quân một nhân khẩu được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ.
Thu nhập là giá trị thu được (quy ra thóc hoặc tiền) sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, tức là chi phí vật chất và khấu hao tài sản cố định.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được do người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất trên quy mô diện tích. Thu nhập hỗn hợp gồm cả thu nhập về nông nghiệp, thu nhập về phi nông nghiệp và các khoản thu khác của hộ gia đình. Trong đề tài này, thu nhập hỗn hợp được hiểu là tổng thu nhập, bao gồm cả thu nhập về nông lâm nghiệp thủy sản (gọi tắt là thu nhập nông nghiệp), các khoản thu từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp và các khoản thu khác.
MI = GO – IC – TSX – C1 MI: Thu nhập hỗn hợp
GO: Giá trị sản xuất (của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định của hộ, thường là 1 năm).
IC: Chi phí trung gian TSX: Thuế sản xuất
C1: Khấu hao tài sản cố định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Thu nhập ổn định: Là khả năng tạo thu nhập một cách ổn định, lâu dài qua các năm, đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ.
- Phân loại thu nhập: Theo mức độ, thì thu nhập bao gồm: Thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.
+ Thu nhập thường xuyên: Là các khoản thu nhập có tính chất lặp đi lặp lại và ổn định như: Tiền lương, tiền trợ cấp, các khoản thu nhập do các tổ chức cá nhân chi trả,…
+ Thu nhập không thường xuyên: Là các khoản thu nhập không ổn định, đột xuất như: Quà biếu tặng, thu nhập từ các hoạt động khoa học,…
Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể. Như vậy có thể hiểu cơ cấu thu nhập trên bình diện theo các loại tổ chức thành phần. Tuy nhiên ở đây xét chủ thể của thu nhập là các hộ gia đình, các nhóm xã hội tạo nên thu nhập. Vậy cơ cấu của nhóm xã hội đó là các yếu tố xã hội như nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, học vấn.
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Thu nhập bình quân đầu người/năm là tổng các nguồn thu nhập của hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia đình. Thu nhập của hộ nông dân bao gồm toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong thời gian một năm, bao gồm các khoản thu sau đây:
- Thu từ tiền công, tiền lương, tiền phụ cấp, tiền làm thuê,…
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất vật chất và thuế sản xuất);
- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (không tính tiền rút tiết kiệm, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được).
1.1.3.3. Tiêu chí thu nhập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Văn bản quản lý Nhà nước có liên quan đến thu nhập của người dân đang được áp dụng hiện nay được thể hiện quan hai Chương trình Mục tiêu quốc gia là Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Sau đây, chúng ta lần lượt đi tìm hiểu những nội dung liên quan đến thu nhập được thể hiện ở cả hai Chương trình Mục tiêu quốc gia này:
a) Đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, thì các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm các tiêu chí về thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, cụ thể như sau:
Các tiêu chí về thu nhập gồm:
- Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
- Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm:
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): Y tế; Giáo dục; Nhà ở; Nước sạch và vệ sinh; Thông tin.
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020 ở nước ta như sau:
* Đối với hộ nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
* Đối với hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
* Đối với hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
- Khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
Cần lưu ý rằng: Rất có thể không có xã, xóm vùng ngoại thị của huyện Văn Bàn thuộc diện điều chỉnh của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhưng các tiêu chí và chuẩn nghèo trên đây cần được sử dụng như một thước đo để đối chiếu so sánh khi khảo sát thu nhập của hộ gia đình trong nghiên cứu này.
b) Đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg quy định Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Trong đó, tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020, chỉ tiêu chung là từ 45 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 36 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng là từ 50 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 41 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 59 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long là từ 50 triệu đồng/người trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, chỉ tiêu chung là từ 6% trở xuống. Chỉ tiêu theo vùng đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc là từ 12% trở xuống; vùng Đồng bằng sông Hồng từ 2% trở xuống;
vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ từ 5% trở xuống; Tây Nguyên từ 7% trở xuống; vùng Đông Nam Bộ từ 1% trở xuống và Đồng bằng sông Cửu Long từ 4% trở xuống.
Cũng nằm trong Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, tại Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020 có quy định rõ Tiêu chí Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo như sau:
- Tổ chức sản xuất: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu; có ít nhất 02 hợp tác xã kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả;
- Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới;
- Không có hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Như vậy, cả ba văn bản quản lý nhà nước quy định trên đây có liên quan đến thu nhập cũng sẽ được đề cập trong đề tài luận văn này và sẽ được sử dụng như một thang chuẩn để đối chiếu so sánh với thu nhập thực tế của người dân tại địa phương khi khảo sát.