Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập nông hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn

Một phần của tài liệu Sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 89)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập nông hộ huyện Văn Bàn

3.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập nông hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn

3.3.2.1. Nhóm giải pháp về phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề để tăng thu nhập về phi nông nghiệp

- Trên địa bàn huyện Văn Bàn, nhất là các xã dân tộc thiểu số, lĩnh vực công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn không nhiều. Trong khi đó, để nâng cao thu nhập cho người dân, quan trọng nhất phải chuyển đổi được cơ cấu kinh tế nhưng sản xuất nông nghiệp còn manh mún, việc tích tụ ruộng đất khó khăn, tâm lý của nhiều hộ nông dân không muốn cho doanh nghiệp thuê lại đất để sản xuất,...

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn theo hướng tập trung nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách xã; tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho nông dân, góp phần tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng NTM. Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với du lịch làng nghề nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt đối với làng nghề truyền thống để mở rộng thị trường và quảng bá sản phẩm. Ngay từ đầu năm 2017, UBND huyện Văn Bàn đã chủ động đẩy mạnh các chương trình đầu tư phát triển như: Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh và phát triển sản xuất; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế; rà soát, điều chỉnh lại hệ thống cụm, điểm công nghiệp và thương mại nông thôn,… Đồng thời tranh thủ tối đa các chương trình khuyến công, khuyến nông, hỗ trợ đào tạo huấn luyện, phát triển sản xuất cho lao động nông thôn và sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT,… Chú trọng tận dụng tối đa các thế mạnh của từng địa phương, quan tâm phát triển dịch vụ thương mại, thúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đẩy giao thương để tăng cường trao đổi hàng hóa, quảng bá tiềm năng để thu hút đầu tư.

- Hiện nay việc khôi phục và phát triển các làng nghề ở nông thôn huyện Văn Bàn được coi là giải phát tích cực để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh việc khôi phục các ngành nghề cũ thì việc nhân cấy ngành nghề mới cho người dân là điều cần thiết. Các cấp chính quyền cần phối hợp với các trung tâm dạy nghề để truyền dạy nghề cho người lao động, quan tâm hỗ trợ về vốn (tạo điều kiện cho người dân vayvốn phát triển ngành nghề) và kiến thức thông tin thị trường (đầu vào, đầu ra,… ).

- Phát triển mạnh thương mại dịch vụ: tận dụng nguồn lực tại chỗ, tiềm năng về vốn, lao động, vị trí địa lý để mở rộng và phát triển thương mại dịch vụ (buôn bán, cho thuê nhà,vui chơi giải trí,… ).

- Duy trì và phát triển các ngành nghề vốn có ở địa phương.

3.3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường tiếp cận vay vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế dân tộc thiểu số và hộ nghèo

- Hiện nay từ phía chính quyền địa phương huyện Văn Bàn đã và đang triển khai các chính sách về vốn cho người dân, thông qua các kênh vốn của ngân hàng chính sách xã hội, có sự tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội, từ ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Sự hỗ trợ này được cụ thể hóa thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo bằng cách cho người dân vay vốn vùng khó khăn vay vốn làm ăn ở mức lãi suất thấp, vốn hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo.

Điều này góp phần vào củng cố và hỗ trợ nguồn vốn tài chính cho người dân không đủ năng lực và điều kiện phát triển mô hình sinh kế bền vững. Tuy nhiên, cần cải thiện môi trường đầu tư vay vốn cho các nông hộ, nhất là hộ dân tộc thiểu số và hộ nghèo để nông hộ dân tộc thiểu số và hộ nghèo có thể tiếp cận và vay được vốn từ hệ thống vốn tín dụng chính thức qua các ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và PTNT hoặc các quỹ tín dụng ở nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thôn. Công việc này có liên quan đến chính sách, đến nhà quản lý là UBND huyện, tỉnh và ngân hàng thương mại.

- Mặt khác, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay đối với nhóm hộ giàu và khá được đánh giá là công việc vốn dĩ không hề đơn giản, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo lại càng khó khăn và phức tạp gấp bội lần. Trong bối cảnh khó khăn của công cuộc giảm nghèo cùng với tính chất rất phức tạp trong tín dụng nông thôn và vay vốn của hộ nghèo ở địa phương, tác giả nhấn mạnh rằng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các nhóm hộ, nhất là hộ nghèo từ ngân hàng Chính sách xã hội, cũng như các ngân hàng thương mại khác, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ nghèo.

3.3.2.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH- HĐH, tích tụ đất đai, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. Cùng với quá trình chuyển dịch tích tụ đất đai để phát triển kinh tế trang trại cần chú ý đến thu nhập của hộ nông thôn.

- Phát triển trang trại trồng trọt, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại chăn nuôi trâu bò, trang trại lợn, trang trại thủy sản, trang trại sản xuất rau sạch, các mô hình kinh tế trang trại Rừng-Vườn-Ao-Chuồng,…

- Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, diện tích cây màu, tăng diện tích sử dụng đất một cách hợp lý, tạo sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường. Phát triển sinh kế chăn nuôi một cách bền vững cũng rất cần chú trọng các khâu đầu vào cho sản xuất như:

giống, thức ăn và phòng trừ bệnh cho vật nuôi cũng như tiêu thụ vật nuôi. Đối với phát triển sinh kế chăn nuôi nên tập trung vào nhóm hộ khá, trung bình vì đòi hỏi đầu tư cho phát triển sản xuất chăn nuôi là tương đối lớn.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ vận động nông dân đầu tư thâm canh để hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ từ khâu giống đến khâu chăm sóc, bảo quản và chế biến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Hình thành và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của trang trại và hộ nông dân như tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm, phát triển mạng lưới trên địa bàn, áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản cho hộ nông dân.

3.3.2.4. Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu thúc đẩy sản xuất và phát triển nông thôn

- Tiếp tục triển khai các chương trình xây dựng cơ vật chất cho các vùng khó khăn theo các dự án của Chính phủ như: Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, vì vậy giải pháp ở đây là cần xây dựng được hệ thống đường giao thông thật tốt để rút ngắn được thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư về công nghệ chế biến để có những sản phẩm tốt tại địa phương, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng trong khu vực tái định cư đồng thời quan tâm đến cả những yếu tố như các tuyến đường giao thông dẫn đến khu vực tái định cư. Đây có thể là công việc mà Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong hệ thống cơ sở hạ tầng ở huyện Văn Bàn, cần trước hết đầu tư cho hệ thống điện, nhất là điện sản xuất đảm bảo ổn định đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm chuyển dịch từng bước ngành nghề trong nông thôn, phát huy lợi thế của các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp nông thôn. Đồng thời tiếp tục đầu tư về hệ thống thủy lợi để nhân dân có khả năng xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh, các cánh đồng trọng điểm, tạo ra các sản phẩm hàng nông sản, mang tính tập trung.

- Phải chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất xã hội cho người dân tại khu tái định cư: chợ, trường học với đủ các cấp học, các trung tâm sinh hoạt văn hoá tôn giáo, đường dây điện thoại,… để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sống ổn định tại đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Tích cực tuyên truyền, định hướng sử dụng nguồn vốn này cho các hộ ngay từ khi thực hiện thông báo chủ trương thu hồi đất đến khi quyết định thu hồi đất và chi tiền bồi thường cho người dân. Để các hộ thấy rõ bản chất của nguồn kinh phí này tập trung sử dụng nguồn tiền này vào sản xuất kinh doanh hoặc học nghề.

- Tích cực tuyên truyền người dân bằng nhiều hình thức để họ nhận thấy tác hại của những luồng văn hóa xấu du nhập, đồng thời các cấp chính quyền phải xử lí nghiêm những tệ nạn xã hội, không cho bùng phát và lan rộng.

3.3.2.5. Giải pháp về đào tạo nghề và đào tạo nhân lực, lao động, việc làm cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số

- Đầu tư vào con người để phát triển cộng đồng bền vững là một chiến lược lâu dài, cần phái có sự quan tâm nỗ lực của chính quyền, người dân và toàn xã hội, bởi người dân là chủ thể. Con người được sống và trưởng thành trong một môi trường giáo dục tốt sẽ trở thành con người phát triển theo chiều hướng tích cực, nguồn nhân lực của xã hội mới đáp ứng và từ đó thì khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế sẽ phù hợp với điều kiện tự nhiên, hội nhập và bề vững hơn.

- Cần tuyên truyền, giáo dục để người dân trong khu vực bị thu hồi đất chuẩn bịtâm lý và có kế hoạch thay đổi sinh kế khi bị thu hồi đất, tránh tình trạng có những hộ gia đình không giao đất làm chậm quá trình giải tỏa. Tuyên truyền, khuyến khích người dân nâng cao trình độ học vấn và trình độ dân trí, đầu tư cho lớp lao động kề cận, sử dụng tiền đền bù hợp lý.

- Qua nghiên cứu cho thấy tuổi của chủ hộ tương đối cao, trình độ của chủ hộ cũng như trình độ lao động mới chỉ mới mức trung bình, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định của hộ. Vì thế cần phải nâng cao trình độ của hộ nông dân bằng nhiều biện pháp.

- Hộ nông dân cần phải tự trau dồi thêm thông tin, kiến thức, tích cực chuyển đổi nghề nghiệp thông qua các tổ chức kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Chính quyền địa phương cần kết hợp với các trung tâm dạy nghề mở lớp hướng nghiệp dạy nghề cho lao động địa phương, chủ yếu đối tượng từ 18 đến 35 tuổi cung cấp lao động cho các KCN vừa mới xây dựng chuẩn bị hoàn thành các nghề chủ yếu như: may mặc, đồ mộc, sửa chữa cơ khí,.…

- Mời chuyên gia về địa phương để họ nói chuyện với nhân dân để họ hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức họ đối mặt sau khi bị thu hồi đất, đồng thời chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống mới. Phân tích để họ hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của tiền đền bù, tiền hỗ trợ học nghề, hậu quả của họ khi sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích, để họ có ý thức hơn trong việc lựa chọn sử dụng tiền đền bù phù hợp với điều kiện của mình.

- Chỉ ra các nghành nghề có triển vọng ở địa phương để hộ có điều kiện lựa chọn, đồng thời giúp họ giải quyết những vướng mắc, băn khoăn.

- Tăng cường khuyến nông, tham quan mô hình kinh tế giỏi như: mô hình chăn nuôi, mô hình trồng rau sạch.

- Đối với các doanh nghiệp, chủ đầu tư các KCN khi tiếp nhận các dự án đầu tư. UBND huyện, xã yêu cầu các công ty phải cam kết đào tạo, sử dụng lao động địa phương vào làm tại các công ty, ưu tiên các con em những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, ưu tiên những dự án sử dụng nhiều lao động địa phương quy định cụ thể thời gian sử dụng lao động làm việc ở doanh nghiệp, tránh tình trạng chỉ là hình thức một thời gian sau sa thải. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, mở các lớp dạy nghề cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại doanh nghiệp.

Trên thực tế, số lượng lao động nông thôn tại các xã trên địa bàn huyện Văn Bàn chưa qua đào tạo nghề còn cao. Các ngành nghề của địa phương chưa thực sự phát triển, sản xuất còn mang tính tự phát là chính, chưa được quy hoạch đồng bộ. Vì vậy, muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn thì công tác đào tạo nghề là vô cùng quan trọng. Công tác đào tạo nghề cần phải xem xét đến nhu cầu xã hội, đặc biệt là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

khâu tiêu thụ sản phẩm. Đào tạo nghề giúp người lao động có thể nâng cao được kiến thức và kỹ năng nghề, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, đóng góp tích cực cho công tác giảm nghèo bền vững, qua đó nâng cao và góp phần phát triển kinh tế.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với với quy hoạch xây dựng NTM, các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung theo Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu của thị trường lao động.

- Khuyến khích người lao động tham gia các lớp đào tạo nghề, đặc biệt là các lớp đào tạo ngắn hạn tại địa phương để tăng khả năng tìm kiếm việc làm.

- Các cơ sở đào tạo có thể liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài xã để thực hiện đào tạo theo hợp đồng với những ngành nghề mà doanh nghiệp cần, sau khi đào tạo sẽ giải quyết việc làm cho lao động tại doanh nghiệp đó.

- Mở rộng về quy mô cũng như chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề.

- Bên cạnh việc đào tạo mới cần có kế hoạch đào tạo lại đối với những lao động đã có nghề nhằm nâng cao trình độ cũng như đáp ứng nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.

3.3.2.6. Nhóm giải pháp về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (viết tắt là chương trình OCOP) được hiểu là mỗi một địa phương tùy theo điều kiện cụ thể về tiềm năng, lợi thế, lựa chọn những sản phẩm độc đáo, mang những nét đặc trưng để phát triển thành thương hiệu. Ðây được xem là giải pháp nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Khái niệm OCOP được hiểu là một xã, hoặc nhiều xã, liên xã sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm. Khuyến khích thực hiện OCOP ngay cả ở khu vực đô thị (phường, thị trấn). Sản phẩm ở đây bao gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ. Nguyên tắc cơ bản của OCOP là sản phẩm OCOP hướng tới tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gồm: (1) Hành động địa phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hướng đến toàn cầu, (2) Tự lực, tự tin và sáng tạo, và (3) Đào tạo nguồn nhân lực. Đối tượng OCOP là kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể làm nòng cốt. Hệ thống sản xuất là các hợp tác xã gồm (liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác), các doanh nghiệp, các hộ gia đình có đăng ký kinh doanh.

Triển khai thực hiện tốt chương trình OCOP là một hướng đi tất yếu nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế để góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân nông thôn, góp phần thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Huyện Văn Bàn xác định để thực hiện thành công OCOP cần phải nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế hiện có; hình thành các HTX/DN vừa và nhỏ; nâng cấp hoàn thiện cơ sở sản xuất (nhà xưởng, thiết bị, đào tạo nghề,...) đáp ứng các tiêu chuẩn nhà sản xuất theo quy định. Kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng.

Mỗi địa phương, mỗi xã trên địa bàn huyện Văn Bàn, nhất là các xã dân tộc thiểu số khi triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phải chú trọng đến việc rà soát, phát huy lợi thế về sản xuất để phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản góp phần tạo ra các giá trị gia tăng sản phẩm OCOP.

Để làm được việc đó, UBND huyện Văn Bàn cần kiêm tra,rà soát các văn bản chính sách hiện hành thuộc các lĩnh vực: Nông – lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, xúc tiến thương mại để áp dụng vào Chương trình OCOP, trên cơ sở đó tích hợp và điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách; đồng thời nghiên cứu ban hành một số chính sách mới để hỗ trợ thực hiện chương trình OCOP; tập trung hỗ trợ xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã, đăng ký thương hiệu,...

Nghiên cứu sử dụng phần mềm quản lý Chương trình OCOP gắn với quản lý sản phẩm trên Hệ thống tem điện tử thông minh đảm bảo công tác truy xuất nguồn

Một phần của tài liệu Sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)