Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thu nhập của hộ nông dân huyện Văn Bàn
Trước hết trên phạm vi cả nước, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, việc sau 30 năm đổi mới, thu nhập vùng nông thôn vẫn chỉ bằng 55,8% thu nhập thành thị, vùng trung du – miền núi phía Bắc chỉ bằng 46,5% thu nhập thành thị và nếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
không có các giải pháp mới, đột phá thì phải mất 10-15 năm nữa thì thu nhập nông thôn mới bằng 2/3 thu nhập thành thị và đối với vùng Trung du-miền núi phía Bắc phải hàng chục năm nữa thì việc tìm con đường mới để nâng cao đáng kể năng suất, thu nhập cho sản xuất nông nghiệp là yếu tố quyết định, bởi tài nguyên lớn nhất của nông thôn miền núi là tài nguyên để phát triển nông nghiệp.
Thật ra, thu nhập của hộ gia đình nông thôn nước ta đã liên tục tăng từ năm 1999 đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018), nếu như năm 1999, thu nhập ở khu vực nông thôn cả nước mới chỉ đạt 225 ngàn đồng/người/tháng, còn ở vùng Trung du miền núi phía Bắc đạt thấp hơn (chỉ đạt bình quân 199 ngàn đồng/người/tháng); sau đó, thu nhập liên tục tăng, tương ứng năm 2002 là 275 ngàn và 237 ngàn, năm 2004 là 378 ngàn và 327 ngàn, năm 2006 là 506 ngàn và 422 ngàn, năm 2008 là 762 và 657 ngàn, năm 2010 là 1.070 ngàn và 905 ngàn, năm 2012 là 1.579 ngàn và 1.285 ngàn, năm 2014 là 2.038 ngàn và 1.613 ngàn và năm 2016 là 2.423 ngàn và 1.963 ngàn đồng/người/tháng. Tuy khu vực Trung du miền núi phía Bắc có thu nhập thấp hơn so với bình quân nông thôn cả nước, nhưng rõ ràng là có sự gia tăng, đặc biệt là sự bứt phá một cách nhanh chóng về thu nhập hộ gia đình nông thôn cả nước cũng như hộ gia đình nông thôn khu vực Trung du miền núi phía Bắc, nhất là trong vòng 6-7 năm gần đây, bắt đầu từ năm 2010 (Hình 3.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 3.1. Thu nhập (ngàn đồng/người/tháng) nông thôn cả nước và Trung du miền núi phía Bắc
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018): Nếu so sánh tổng thu nhập cũng như cấu trúc các khoản thu nhập của hộ gia đình tại tỉnh Lào Cai với vùng Trung du miền núi phía Bắc và khu vực nông thôn cả nước thì rõ ràng các trị số này ở tỉnh Lào Cai đều thấp hơn so với vùng Trung du miền núi phía Bắc cũng như thấp hơn so với bình quan chung khu vực nông thôn cả nước (Bảng 3.9).
Bảng 3.9. Nguồn thu nhập tỉnh Lào Cai, nông thôn cả nước và vùng Đơn vị tính: ngàn đồng/người/tháng
Năm Vùng/Địa phương Tổng số
Thu từ
tiền lương,
tiền công
Thu từ
nông, lâm, thủy sản
Thu từ
phi nông,
lâm, thủy sản
Các khoản
thu khác
2012
Nông thôn cả nước 1.579 607 503 294 175 Trung du miền núi
phía Bắc 1.258 536 406 197 119
Tỉnh Lào Cai 1.085 527 311 183 64
2014
Nông thôn cả nước 2.038 814 586 393 245 Trung du miền núi
phía Bắc 1.613 707 471 283 152
Tỉnh Lào Cai 1.468 644 411 345 68
2016
Nông thôn cả nước 2.423 999 656 495 273 Trung du miền núi
phía Bắc 1.963 883 535 355 190
Tỉnh Lào Cai 1.856 755 483 522 96
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018
Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018): Tổng thu nhập hộ gia đình toàn tỉnh Lào Cai năm 2012 mới chỉ đạt 1.085 ngàn đồng/người/tháng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thấp hơn 0,494 ngàn đồng/tháng so với bình quân khu vực nông thôn cả nước, và thấp hơn 0,173 ngàn đồng/tháng so với vùng Trung du miền núi phía Bắc (Bảng 3.9). Đến năm 2014, tổng thu nhập của hộ gia đình toàn tỉnh Lào Cai đạt 1.468 ngàn đồng/người/tháng, thấp hơn 0,145 ngàn đồng so với vùng Trung du miền núi phía Bắc, thấp hơn 0,57 ngàn đồng so với bình quân khu vực nông thôn cả nước (Bảng 3.4). Năm 2016, tổng thu nhập của hộ gia đình toàn tỉnh Lào Cai đạt đươc 1.856 ngàn đồng/người/tháng, thấp hơn 0,107 ngàn đồng so với bình quân vùng Trung du miền núi phía Bắc, và thấp hơn 0,567 ngàn đồng so với bình quân khu vực nông thôn cả nước (Bảng 3.9).
Kết quả điều tra cho thấy: thu nhập từ nông lâm nghiệp và thủy sản (gọi tắt là thu nhập nông nghiệp) của 88 hộ có thu nhập nông nghiệp ở 3 xã Làng Giàng, Nậm Xé và Tân Thượng của huyện Văn Bàn bình quân đạt 117,5 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn 1,8 triệu đồng/hộ/năm so với nhóm dân tộc Kinh. Trong đó, thu nhập nông nghiệp cao nhất là nhóm dân tộc Dao (132,8 triệu đồng/hộ/năm), tiếp đến là dân tộc Mông (128,6 triệu đồng/hộ/năm). Nhóm dân tộc Tày có thu nhập nông nghiệp chỉ đạt 79,2 triệu đồng/hộ/năm, thấp hơn 36,5 triệu đồng so với dân tộc Kinh (Bảng 3.10).
Bảng 3.10. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo dân tộc (đơn vị tính: triệu đồng/hộ/năm)
Dân tộc
Thu nhập nông nghiệp
Thu nhập
phi nông nghiệp Tổng thu nhập Giá trị
(+), (-) so với dân tộc
Kinh
Giá trị
(+), (-) so với dân tộc
Kinh
Giá trị
(+), (-) so với dân tộc Kinh
Dao 132,8 17,2 68,3 -123,6 139,8 -37,6
Tày 79,2 -36,5 124,4 -67,4 138,1 -39,3
Kinh 115,7 0,0 191,9 0,0 177,4 0,0
Mông 128,6 13,0 70,0 -121,9 133,6 -43,8
Mean 117,5 1,8 133,6 -58,2 146,0 -31,4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
n 88 21 90
SD 55,6 130,9 79,2
SE 5,9 28,6 8,4
CV% 46,9 98,0 54,3
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như đã mô tả ở bảng 3.8 trên đây của 21 hộ có thu nhập phi nông nghiệp bình quân đạt 133,6 triệu đồng/hộ/năm, thấp hơn 58,2 triệu đồng so với dân tộc Kinh. Điều đáng chu ý là thu nhập phi nông nghiệp của tất cả các nhóm dân tộc thiểu số đều thấp hơn so với dân tộc Kinh. Qua quan sát và tìm hiểu, tác giả nhận thấy, lý do là dân tộc Kinh có trình độ học vấn cao hơn, nhanh nhạy hơn, cần cù chịu khó và biết cách làm ăn hơn nên thu nhập phi nông nghiệp cao hơn. Thu nhập phi nông nghiệp thấp nhất là dân tộc Dao (chỉ đạt 68,3 triệu đồng/hộ/năm), thấp hơn 123,6 triệu đồng so với dân tộc Kinh; Tiếp đến là nhóm dân tộc Mông (70 triệu đồng/hộ/năm, thấp hơn 121,9 triệu đồng/hộ/năm so với dân tộc Kinh). Nhóm dân tộc Tày có thu nhập phi nông nghiệp đạt 124,4 triệu đồng/hộ/năm, thấp hơn 67,4 triệu đồng so với dân tộc Kinh (Bảng 3.10).
Do đó, tổng thu nhập (hay còn gọi thu nhập hỗn hợp) của 90 hộ điều tra đạt bình quân 146 triệu đồng/hộ/năm, thấp hơn 31,4 triệu đồng so với dân tộc Kinh. Nhìn chung, tổng thu nhập bình quân của các nhóm dân tộc thiểu số biến động từ 133,6 đến 139,8 triệu đồng/hộ/năm, và đều thấp hơn so với dân tộc Kinh từ 37,6 đến 43,8 triệu đồng/hộ/năm (Bảng 3.10).
Bảng 3.11. Tổng thu nhập phân theo nhân khẩu và lao động
Dân tộc
Thu nhập (triệu đồng/
khẩu/năm)
Thu nhập (triệu đồng/
khẩu/tháng)
Thu nhập (triệu đồng/
lao động/năm)
Thu nhập (triệu đồng/
lao động/tháng) Giá
trị
(+), (-) so với dân tộc
Kinh
Giá trị
(+), (-) so với dân tộc
Kinh
Giá trị
(+), (-) so với dân tộc
Kinh
Giá trị
(+), (-) so với dân tộc
Kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dao 28,1 -13,9 2,3 -1,2 45,5 -25,5 3,8 -2,1 Tày 31,2 -10,8 2,6 -0,9 57,0 -13,9 4,8 -1,2
Kinh 42,0 0,0 3,5 0,0 71,0 0,0 5,9 0,0
Mông 26,0 -16,0 2,2 -1,3 44,5 -26,4 3,7 -2,2 Mean 30,9 -11,2 2,6 -0,9 51,9 -19,0 4,3 -1,6
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Nếu phân theo nhân khẩu, thì nhìn chung các dân tộc thiểu số có tổng thu nhập biến động từ 26 đến 31,2 triệu đồng/khẩu/năm, đều thấp hơn từ 10,8 đến 16 triệu đồng/hộ/năm so với dân tộc Kinh. Tính theo tháng, mỗi khẩu có thu nhập bình quân 2,6 triệu đồng, thấp hơn 0,9 triệu đồng so với dân tộc Kinh.
Trong đó nhóm dân tộc Dao và Mông có thu nhập thấp nhất, chỉ đạt 2,2-2,3 triệu đồng/khẩu/tháng, thấp hơn từ 1,2-1,3 triệu đồng/khẩu/tháng so với dân tộc Kinh (Bảng 3.11).
Nếu tính theo lao động thì cũng tương tự như tính theo nhân khẩu, nhìn chung các dân tộc thiểu số đều có tổng thu nhập biến động từ 44,5 đến 57,0 triệu đồng/lao động/năm, tức là đều thấp hơn từ 13,9 đến 26,4 triệu đồng/lao động/năm so với dân tộc Kinh. Tính theo tháng, mỗi lao động có tổng thu nhập bình quân đạt 4,3 triệu đồng, thấp hơn 1,6 triệu đồng/lao động/tháng so với dân tộc Kinh. Trong đó dân tộc Mông và Dao có tổng thu nhập bình quân lao động thấp nhất (Bảng 3.11).
Bảng 3.12. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo kinh tế hộ (đơn vị tính: triệu đồng/hộ/năm) Phân loại kinh
tế hộ
Thu nhập nông nghiệp
Thu nhập phi
nông nghiệp Tổng thu nhập
Giàu 82,5 346,3 387,5
Khá 143,5 92,6 195,3
Trung bình 117,2 41,7 121,2
Cận nghèo 116,9 0,0 116,9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nghèo 90,8 0,0 89,2
Mean 117,5 133,6 146,0
n 88 21 90
SD 55,6 130,9 79,2
SE 5,9 28,6 8,4
CV% 46,9 98,0 54,3
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Nếu tính theo phân loại kinh tế hộ, nhóm hộ khá có thu nhập nông nghiệp đạt cao nhất với giá trị là 143,5 triệu đồng/hộ/năm, trong khi đó nhóm hộ giàu có thu nhập nông nghiệp chỉ đạt khiêm tốn là 82,5 triệu đồng, cao hơn 8,3 triệu đồng so với nhóm hộ nghèo (Bảng 3.12).
Ngược lại, thu nhập phi nông nghiệp của nhóm hộ giàu đạt cao nhất với giá trị thu nhập phi nông nghiệp là 346,3 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn gấp gần 4 lần so với nhóm hộ khá, gấp gần 9 lần so với nhóm hộ trung bình. Đặc biệt, nhóm hộ cận nghèo và nghèo không có nguồn thu nhập về phi nông nghiệp (Bảng 3.12). Điều này cho thấy để giảm nghèo cần phát triển các hoạt động phi nông nghiệp cho nhóm hộ cận nghèo và nghèo để họ thoát nghèo.
Bảng 3.13. Tổng thu nhập phân theo kinh tế hộ
Phân loại kinh tế hộ
Thu nhập (triệu đồng/khẩu/
năm)
Thu nhập (triệu đồng/khẩu/
tháng)
Thu nhập (triệu đồng/lao động/năm)
Thu nhập (triệu đồng/lao
động/
tháng)
Giàu 91,2 7,6 119,2 9,9
Khá 40,4 3,4 61,8 5,2
Trung bình 25,2 2,1 43,2 3,6
Cận nghèo 24,4 2,0 45,0 3,7
Nghèo 19,6 1,6 37,1 3,1
Mean 30,9 2,6 51,9 4,3
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tính theo nhân khẩu và lao động, tổng thu nhập của các nhóm hộ khác nhau cũng có sự biến động khác nhau. Nhóm hộ giàu có tổng thu nhập bình quân nhân khẩu một năm đạt cao nhất (91,2 triệu đồng), tiếp đến là nhóm hộ khá (40,4 triệu đồng/khẩu/năm), nhóm hộ trung bình có tổng thu nhập 25,2 triệu đồng/khẩu/năm, nhóm hộ cận nghèo và nghèo có tổng thu nhập từ 19,6 đến 24,4 triệu đồng/khẩu/năm (Bảng 3.13).
Nếu so sánh với Bộ tiêu chí nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 thì tiêu chí kinh tế hộ như hiện nay ở vùng nông thôn miền núi huyện Văn Bàn xem ra có vẻ không có vấn đề gì nếu về tính bình quân chung của hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu phân theo từng nhóm hộ, nhất là nhóm hộ nghèo và dân tộc thiểu số thì thu nhập hiện nay còn thấp hơn rất nhiều so với mức thu nhập ghi trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, do đó rất cần những can thiệp kịp thời để góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho nhóm dân tộc thiểu số và hộ nghèo này đang ngày càng bị bị tụt hậu, bị bỏ rơi lại phía sau. Đây cũng là một thách thức rất lớn để có thể đạt được mục tiêu này.
Tóm lại: Hiện nay đang có sự chênh lệch rất lớn về thu nhập giữa các nhóm hộ khác nhau về dân tộc cũng như về kinh tế trên địa bàn nông thôn miền núi huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Trong đó, có một nhóm dân tộc thiểu số như Mông, Dao và nhóm hộ nghèo và cận nghèo đang dần trở nên ngày một nghèo hơn, dần đang tạo ra khoảng cách chênh lệch thu nhập ngày một gia tăng hơn so với nhóm dân tộc Kinh, nhóm hộ giàu và khá ở khu vực. Chênh lệch về thu nhập và sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở huyện Văn Bàn đều được bắt nguồn từ các nhân tố mang tính đặc trưng của nhóm hộ; sự khác biệt về xã hội học; sự khác biệt về các động lực tăng trưởng nông nghiệp và phi nông nghiệp giữa các cộng đồng cư dân; những thay đổi trong mô hình sản xuất, từ mô hình nông nghiệp đến mô hình phi nông nghiệp, và từ công việc tay nghề thấp đến công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
việc có kỹ năng cao; sự dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các cơ hội làm công ăn lương và kinh doanh phi nông nghiệp, tăng nguồn lợi thu được từ đầu tư cho giáo dục, khác biệt về trình độ học vấn giữa các hộ,.... Trên thực tế, nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số: Mông, Dao và nhóm hộ nghèo và cận nghèo trong nghiên cứu này có điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội yếu kém, ít có cơ hội phát triển, khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội thấp,...
Đồng thời, các cơ hội và việc làm phi nông nghiệp của nhóm cộng đồng này cũng kém hơn. Tất cả những nhược điểm trên dây dẫn đến thực trạng thu nhập rất thấp của nhóm hộ này.