Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 59 - 62)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG

2.2. Các hoạt động quản lý

2.2.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích

Tuyên truyền, phố biến trong nhân dân pháp luật về Di sản văn hoá nói chung, di tích lịch sử văn hoá nói riêng là một công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý di tích. Thông quan việc tuyên truyền, phổ biến thì người dân mới năm vững được pháp luật, hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá, hiểu được các giá trị của di tích trong đời sống xã hội, để từ đó họ có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của di tích. Việc tuyên truyền pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá ở huyện Ninh Giang được thực hiện bằng nhiều hình thức:

Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nghiệm vụ cho đội ngũ làm công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá. Ông Nguyễn Thành Vạn - Trưởng phòng VH&TT huyện Ninh Giang cho biết:

“Hàng năm, phòng Văn hoá và Thông tin huyện đã phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh và chủ động tổ chức được 08 lớp tập huấn nhằm phổ biến Luật Di sản văn hoá năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá năm 2009, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Văn, Thể thao và Du lịch, các quyết định của UBND tỉnh về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, công tác trùng tu, tôn tạo di tích cho đội ngũ chuyên viên phòng VHTT, lãnh đạo UBND, công chức

Văn hoá các xã, thị trấn, thành viên các Ban quản lý di tích của các địa phương”. [Phụ lục 2, tr.115] .

Ông Bùi Trác Nghiên - Phó chủ tịch UBND xã - Trưởng ban quản lý di tích xã Hưng Long cho biết:

“Việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng này đã giúp cho đội ngũ làm công tác văn hoá, những người làm bảo tồn và phát huy giá trị di tích, những người trực tiếp trông coi, bảo vệ di tích hiểu rõ về Luật Di sản văn hoá, từ đó vận dụng, áp dụng vào quá trình quản lý di sản văn hoá nói chung, di tích lịch sử văn hoá nói riêng đạt hiệu quả cao hơn, hạn chế những vi phạm trong việc bảo tồn, trùng tu, bảo vệ di tích tại địa phương, nhận thức rõ ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH”. [Phụ lục 2, tr.115] . Ông Nguyễn Văn Nam - Chủ tịch UBND xã Kiến Quốc đề nghị:

“Việc tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý và công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích là rất cần thiết, đề nghị tỉnh và huyện thường xuyên tổ chức tập huấn cho các đối tượng là công chức văn hoá, thành viên Ban quản lý cấp xã nhằm trang bị kiến thức, chuyên môn, nghiệm vụ để công tác quản lý đạt hiệu quả cao” [Phụ lục 3] . Tuyên truyền trên hệ thống Đài Phát thanh của huyện, Đài truyền thanh cơ sở Luật Di sản văn hoá, các văn bản của Nhà nước và địa phương về bảo tồng, phát huy giá trị di sản văn hoá; xây dựng các chuyên mục về bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, viết các tin bài nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá. Ủy ban nhân dân huyện, UBND các xã, thị trấn đã kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn, phát huy những gí trị di sản văn hóa trên địa bàn.

Phòng Văn hoá và Thông tin huyện đã phối hợp với với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, VTV 1, VTC 14 làm các phóng sự về bảo tồn,

phát huy giá trị di sản của địa phương như xã Đồng Tâm, xã Kiến Quốc, xã Hưng Long, xã Hồng Phong; xã Vạn Phúc, xã Hồng Thái, thị trấn Ninh Giang phối hợp với VTV1 làm phóng sự về trờ chơi pháo đất và nghề lám bánh Gai, xã Tân Hương, xã An Đức đã phối hợp với Báo Hải Dương làm phóng sự về trò chơi pháo đất dân gian...

Tổ chức cho đoàn viên thanh niên, học sinh các trường học tổng dọn về sinh môi trường tại các di tích, trồng cay xanh trong dịp tết trồng cây, dịp đầu xuân. Các trường học tổ chức cho các em học sinh đi tham quan, tìm hiểu về các di tích tại địa phương nói riêng và các di tích trên địa bàn huyện như: đền thờ Anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ (xã Kiến Quốc), khu tượng đài Bác Hồ (xã Hiệp Lực), khu lưu niệm Bác Hồ (xã Hồng Thái), Miếu Tây (xã Hồng Phúc) nghệ thuật múa rối nước Hồng Phong, chùa Trông (xã Hưng Long)... Thầy giáo Nguyễn Văn Trường - Phó hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Khúc Thừa Dụ, huyện Ninh Giang cho biết:

“Việc tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế tại các di tích và giao cho học sinh các trường đảm nhận việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại các di tích là rất cần thiết. Qua các buổi học ngoại khoá như vậy, các em có cái nhìn khái quát hơn về những giá trị to lớn của di tích, từ đó tạo cho các em có ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích”.[Phụ lục 3]

Ban quản lý di tích đền thờ anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ đã phát hành một số xuất bản phẩm giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Khúc Thừa Dụ cũng như dòng họ Khúc, giới thiệu về đất và người Hồng Châu xưa, Ninh Giang ngày nay... viết tin bài quảng bá về giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên các trang thông tin điện tử của tỉnh và quốc gia. Ban quản lý di tích đền Tranh, đền Khúc Thừa Dụ, chùa Trông đã tham gia hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương nhằm quản bá rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước.

Tổ chức nói chuyện chuyên đề tại các di tích đền thờ Khúc Thừa Dụ, đền Tranh, Khu lưu niệm Bác Hồ tại xã Hồng Thái, tượng đài Bác Hồ xã Hiệp Lực... với các chủ đề như: di tích với phát triển knh tế xã hội, di tích lịch sử văn hoá trong đời sống nhân dân huyện Ninh Giang, làm thể nào để phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử văn hoá...; sinh hoạt tập thể, các chương trình văn nghệ có nội dụng liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá; mở nhiều cuộc vận động tuyên truyền sâu rộng, quán triệt pháp luật về bảo vệ di tích lịch sử văn hoá đến các tổ chức đoàn thể, đến các tầng lớp nhân dân.

Tuyên truyền thông qua hệ thống các panô áp phích, khẩu hiệu tường, tranh cổ động về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá trên đã có tác dụng cùng to lớn với các tầng lớp nhân dân. Ý thức của người dân trong việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá đã chuyển biến tốt, nhiều hộ gia đình đã không còn tự ý xâm lấn di tích, không dựng lều bạt vào di tích để bán hàng, không viết vẽ bậy lên di tích, không có những hoạt động làm mất mỹ quan của di tích. Việc giám sát cộng đồng trong công tác bảo vệ di tích được phát huy hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)