Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 76 - 79)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG

2.2. Các hoạt động quản lý

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Hoạt động quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của Di tích lịch sử văn hoá của huyện Ninh Giang từ năm 2001 đến nay đã đạt được những ưu điểm cơ bản:

- Công tác quản lý di tích trên địa bàn huyện Ninh Giang đã được các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo theo các văn bản của Trung ương và địa phương, để bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, nhằm phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

- Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân được nâng lên đối với sự nghiệp bảo vệ Di sản văn hoá nói chung và Di tích lịch sử văn hoá nói riêng.

- Phòng Văn hoá và Thông tin huyện đã xây dựng quy chế làm việc;

sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi để phù hợp với đặc điểm tình hình mới của Phòng VHTT, trình UBND huyện ra quyết định phê duyệt. Tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ cụ thể cho lãnh đạo và chuyên viên, trong đó công tác bảo tồn, bảo tàng, quản lý di Di sản văn hoá nói chung (di tích lịch sử văn hoá nói riêng) có 01 cán bộ phụ trách.

- Phòng Văn hoá và Thông tin huyện thường xuyên kiểm tra, theo dõi, tham mưu các văn bản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá, các hoạt động quản lý đã chỉ đạo kịp thời, chất lượng và hiệu quả. Đóng góp kịp thời những ý kiến chính xác trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích. Xác lập các biểu thống kê thông tin dữ liệu các di tích trên địa bàn; biểu thống kê các lễ hội gắn với di tích trên địa bàn; biểu thống kê nguồn kinh phí cho tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn... Đây có thể coi là ưu điểm nổi bật nhất trong quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện từ sau năm 2001 đến nay.

- Đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tuyên truyền Luật Di sản văn hoá, các văn bản của Trung ương và địa phương về lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hoá cho đội ngũ là lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, công chức Văn hoá, thành viên các Ban quản lý di tích, những người trông coi di tích, trưởng thôn, khu phố, trưởng ban công tác mặt trận của các thôn, khu phố thuộc 28 xã, thị trấn trong huyện. Điều đó mang lại những kết quả tích cực như: giảm bớt các vi phạm nguyên tắc tu bổ di tích và nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý di tích, lễ hội; phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nhân dân, tăng cường tình đoàn kết thống nhất trong cộng đồng dân cư trong hoạt động quản lý và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá.

- Hàng năm, đều tổ chức các đợt kiểm tra, phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm di tích, các dự án tu bổ, tôn tạo di tích thực hiện chưa đúng, có những sai lệnh cần khắc phục và điều chỉnh ngay. Giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề nghị của các cá nhân và tổ chức liên quan đến di tích, đến hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích.

Từ đó, các di tích lịch sử văn hóa được khoanh vùng bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Một số di tích đang xuống cấp đã được chính quyền và nhân dân tiến hành trùng tu, tôn tạo theo đúng quy định của Nhà nước. Có 112 di tích

lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo; có 52 di tích lịch sử văn hóa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [32]. Từ đó không còn tình trạng lấn chiến đất của di tích, không xâm hại di tích, không còn mất cắp cổ vật tại các di tích. Các lễ hội như lễ hội được tổ chức đúng theo quy định của Nhà nước, không có hiện tượng mê tín di đoan, ko có tệ nạn xã hội lợi dụng lễ hội để hoạt động, tình trạng ăn xin, ăn mày tại các lễ hội đã giảm. Công tác tổ chức lễ hội khoa học, phần lễ trang trọng đúng nghi lễ, phần hội phong phú các trò chơi dân gian được khơi dậy, hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống như hát chèo, hát văn, trống hội chất lượng cao...Một số lễ hội truyền thống được duy trì và phục dựng như lễ hội đền Tranh, xã Đồng Tâm; lễ hội chùa Trông, xã Hưng Long; lễ hội đình Cả, xã Tân Hương; lễ hội chùa Sùng Ân, xã Đông Xuyên; đình Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An; lễ hội đình Bồ Dương, xã Hồng Phong; lễ hội đình Ứng Mộ, xã An Đức; lễ hội đình Đỗ Xá, xã Ứng Hòe... Ban quản lý các di tích được thành lập, có quy chế hoạt động rõ nét; các di tích luôn có người trông coi và vệ sinh môi trường...

Huyện Ninh Giang đạt được những kết quả đó cũng là nhờ:

Tình hình an ninh chính trị của đất nước và địa phương ổn định, dân chủ ngày càng được mở rộng trong đời sống xã hội đã tác động tốt đến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Huyện được các cấp, các ngành từ Trung ương, Tỉnh quan tâm định hướng phát triển, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa.

Chính quyền hai cấp huyện đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các văn bản từ Trung ương đến địa phương trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, trong đó có di tích lịch sử văn hoá.

Nhân dân trong huyện luôn đoàn kết, luôn ủng hộ và hướng về cái đúng, cái tốt, cái đẹp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)